Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2019

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 53): Thế Minh: Thần Kinh Thương Nhớ

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2019)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Thần Kinh Thương Nhớ – Sáng tác: Thế Minh

Trình bày: Thanh Tuyền (Pre 75)

Đọc thêm:

Ghi chú (của T.Vấn & Bạn Hữu)

Về tác giả bản Thần Kinh Thương Nhớ, trên tờ nhạc ghi là Thế Minh. Chúng tôi không tìm thấy bất cứ thông tin nào về nhạc sĩ Thế Minh dù đã nhiều lần tìm tòi bằng những phương cách khác nhau. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây nói về Ca sĩ Chế Linh (ông cũng có nghệ danh sáng tác là Tú Nhi) trên trang nhacxua.vn, chúng tôi thấy tên bài nhạc Thần Kinh Thương Nhớ và cạnh đó, tên Tú Nhi trong ngoặc đơn. Chúng tôi hiểu ý người viết cho Tú Nhi là tác giả bài Thần Kinh Thương Nhớ. Sự khả tín của thông tin này chúng tôi không thể kiểm chứng, chỉ biết rằng trong nội dung bài viết, có tên nhạc phẩm Chuyện Mưa Mây, ghi tác giả là Tú Nhi và Anh Việt Thanh 1970 chắc chắn không chính xác. Tác giả Chuyện Mưa Mây phải là Phạm Chinh Đông (một người bạn thân của chúng tôi hơn 40 năm nay) và Anh Việt Thanh. Mặt khác, xem kỹ tờ bìa sau của bản nhạc Thần Kinh Thương Nhớ, chúng ta thấy có nội dung quảng cáo cho “Nhạc Tuyển Tình Ca’ do Chế Linh và một số nhạc sĩ trẻ tuyển chọn. Vậy hẳn phải có một mối quan hệ giữa Chế Linh và Thế Minh?

Do vậy, chúng tôi cho bài viết dưới đây vào phần đọc thêm trong entry Thần Kinh Thương Nhớ với tất cả sự dè dặt và cẩn trọng thường lệ.

T.Vấn & Bạn Hữu

Chế Linh – Tú Nhi

(Nguồn: https://nhacxua.vn/che-linh-tu-nhi/)

Chế Linh là một người Việt gốc Chăm (tên thật Chà Len (Jamlen), tên Việt là Lưu Văn Liên), sinh năm 1942 tại Paley Hamu Tanran, gần Phan Rang (nay thuộc Làng Hữu Đức, xã Phước Hữu (Ninh Phước – Ninh Thuận). Chế Linh vừa là một ca sĩ (Chế Linh) và vừa là một nhạc sĩ với nghệ danh Tú Nhi, có một giọng hát đặc biệt và có rất nhiều bài hát nổi tiếng. Chế Linh có thiên hướng hát về nhạc chiến tranh của những người lính. Những bài hát nổi tiếng nhất: Đêm nguyện cầu, Thành phố buồn, Thói đời, Thương hận, Trong tầm mắt đời, Đêm buồn tỉnh lẻ, Áo em chưa mặc một lần…

Năm 16 tuổi, anh vào Sài Gòn sinh sống và hoạt động âm nhạc từ năm 1960. Trong khoảng thời gian 1964-1965, anh thâu rất nhiều dĩa hát. Năm 1980, anh vượt biên thành công sang Mã Lai, sau đó định cư tại Toronto, Canada.

Ngoài việc là một trong những giọng ca nam hát nhạc vàng được yêu thích nhất, Chế Linh còn nổi tiếng là người có nhiều vợ con, tính cho đến tháng 1 năm 2007, anh đã có 4 vợ và 14 đứa con (sau khi ly dị anh mới lấy vợ khác).
Năm 2007, anh có theo một đoàn văn hóa của UNESCO về thăm lại và biểu diễn tại Việt Nam.

Tác phẩm sáng tác

Đêm buồn tỉnh lẻ (1962 – đồng sáng tác với Bằng Giang)
Bài ca kỷ niệm (1962 – đồng sáng tác với Bằng Giang)
Đếm bước cô đơn (1963 – đồng sáng tác với Bằng Giang)
Thương hận (1966 – đồng sáng tác với Hồ Đình Phương)
Lời thương chưa ngỏ (1966)
Ngày đó xa rồi (1967)
Xin làm người xa lạ (1967)
Nỗi buồn sa mạc (1968 – đồng sáng tác với Tuấn Lê)
Lời kẻ đăng trình (1968)
Trong tầm mắt đời (1968)
Đoạn cuối tình yêu (1968)
Đoạn khúc đoạn trường (1969)
Mai lỡ mình xa nhau (1969)
Khu phố ngày xưa (1969)
Nụ cười chua cay (1970 – đồng sáng tác với Song An)
Mưa bên song cửa (1972)
Mưa buồn tỉnh lẻ (1972 – đồng sáng tác với Bằng Giang)
Người về trong chiêm bao (1973)
Xin yêu tôi bằng tình người (1974)
Tâm sự người thương binh
Nếu chúng mình cách trở
Mùa xuân trông thư em
Khung trời kỷ niệm (lời: Hoàng Thanh Việt)
Tình khúc đoạn trường 2 (1976)
Tâm tư kẻ tù (1976)
Lời lữ khách (1980)
Sao đổi ngôi (1976)
Xuân quê hương xuân lạc xứ (1980)
Như giọt sương mai (1980)
Ngày đó quê hương tôi (1980)
Tôi đã hát, sẽ hát, ta phải hát (1980)
Vùng trời đó tôi thương (1980)
Đêm trên đường phố lạ (1984)
Em trên đời ngẩn ngơ (1995)
Hết rồi (1996 – đồng sáng tác với Anh Hoàng)
Mù (1997 Tú Nhi)
Cứ tưởng còn trong tay (1998)
Một trời thương nhớ (2000)
Một góc phố buồn (2002)
Thành phố buồn 2 (2002)
Nỗi buồn của tôi (2002)
Bài ca không tựa (2002)
Thị trấn về đêm
Đoạn tái bút
Xin vẫy tay chào (1974)
Lời ca từ lòng đất (Tú Nhi & Đan Hùng) 1970
Bọn mình 5 đứa (Tú Nhi)
Sầu thương chưa dứt (Tú Nhi & Bằng Giang)
Chuyện mưa mây (Tú Nhi & Anh Việt Thanh) 1970
Một lần hiện diện (Tú Nhi & Song An) 1971
Thần kinh thương nhớ (Tú Nhi)
Lệ tình (Tú Nhi)

Giải thưởng

1972: Đoạt giải Kim Khánh – Huy chương vàng đệ nhất hạng nam ca, do nhật báo Trắng Đen tổ chức.