Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2019

Đại tá nhà thơ Lê Hoài Nguyên, sống tử tế yêu thương con người và thơ rất hiện đại

Xuân Đài
Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Tôi đang ngồi chơi với Phùng Quán ở ngôi nhà sàn của vợ chồng anh, bỗng một người trung niên bước vào. Phùng Quán giới thiệu đây là Thái Kế Toại công tác bên A25 B ộ Công an, viết văn và làm thơ với bút danh Lê Hoài Nguyên.

Gặp lần đầu nên tôi và anh công an chỉ hỏi thăm xã giao với nhau. Trò chuyện một lúc, tôi lên nhà để Phùng Quán và anh công an làm việc trong ngành bảo vệ an ninh tư tưởng trò chuyện với nhau.
Thái Kế Toại ra về, Phùng Quán mới cho tôi biết, Toại nó đến đây là để trao đổi với mình về việc lo lương hưu trí và nhà ở cho Nguyễn Hữu Đang. Toại đã về Thái Bình nơi anh Đang cư ngụ sau mười lăm năm tù với “tội” làm gián điệp và chống đối chế độ.
Sau khi nghiên cứu biết rằng anh Đang là một người yêu nước đã tham gia công tác cách mạng trước năm 1945 và những bài viết anh trước đó và trên báo nhân văn đều thẳng thắn, xây dựng chế độ, không như tòa án đã kết tội anh. Nhờ nghiên cứu kỹ càng, Toại đã báo cáo lên cấp trên, anh Đang đã được cấp nhà và hưởng lương hưu chuyên viên bốn là xấp xỉ lương thứ trưởng. Anh Nguyễn Hữu Đang rất phấn khởi là nhờ Thái Kế Toại đã nhìn đúng về con người anh… Gần đây Thái Kế Toại đã sưu tầm những bài viết của anh Nguyễn Hữu Đang và đã đã in ra trình bạn đọc (đây là tập sách đầu tiên của anh Nguyễn Hữu Đang). Thái Kế Toại cũng đã đề xuất tăng lương hưu cho Phùng Quán và Phùng Cung, một người dính án oan qua những sáng tác văn học, chủ yếu là cái chuyện ngắn “Con ngựa già của chúa Trịnh” đăng trên báo Nhân văn số 5.
Toại là sĩ quan cấp tá ngành công an, không giống một số người trong nghề, cậu ấy đánh giá Nhân văn Giai phẩm là một phong trào đòi tự do sáng tác chứ không chống đối ai cả. Nhờ vậy mà anh em bọn chúng tớ được trả lại danh dự. -Quán nói. Tôi bảo, Phùng Quán nói với Thái Kế Toại can thiệp vụ Tuân Nguyễn để cậu ấy không bị thiệt thòi. Bây giờ ở Sài Gòn Tuân Nguyễn đi dạy học lương rất thấp, cậu ấy muốn trở về làm biên tập viên ở đài Tiếng nói Việt Namđể được hưởng lương xứng đáng (trước khi bị bắt Tuân Nguyễn đã hưởng lương phóng viên bậc 5). Quán bảo để mình thử đặt vấn đề xem sao.
Tôi hỏi Quán: Nghe nói Toại làm rất nhiều thơ, cậu thấy thơ của Toại thế nào? Quán bảo làm thơ Toại ký bút danh Lê Hoài Nguyên, là thứ thơ hiện đại đăng trên nhiều báo kể cả báo văn nghệ, cậu chưa đọc bao giờ à? Chắc có đọc nhưng không nhớ, Quán có bài nào của Toại thì cho mình đọc. Phùng Quán chỉ vào đống báo chất ở góc nhà bảo: Cậu lục trong đó mà đọc! Tôi lắc đầu ngao ngán nhìn đống báo cao quá đầu người của Quán.
Tình cờ tôi được đọc thơ của Lê Hoài Nguyên ở nhà anh Hoàng Cầm. Hôm đó tôi ngứa mồm hỏi anh Cầm: Anh thấy thơ hiện đại của các bạn trẻ bây giờ thế nào? Anh Hoàng Cầm bảo, thơ hiện đại là thứ thơ văn xuôi, không vần không điệu, họ chỉ muốn thông điệp một ý tưởng gì đó, có khi thông điệp cũng không rõ ràng, câu cú lủng củng! Đột nhiên anh Hoàng Cầm lấy từ giá sách một xấp thơ cắt từ các báo ra bảo tôi đây là thơ của Lê Hoài Nguyên, một sĩ quan công an công tác bên A25, do một anh công an bạn thằng Phi con mình đưa cho mình đọc và cho nhận xét. Mình đọc thấy thơ cậu này được lắm dù không có vần nhưng có nhạc điệu và có tấm lòng, thông điệp rất rõ ràng. Hoàng Cầm chỉ vào bài thơ “Người khóc rùa ở hồ Hoàn Kiếm”, viết tặng Nguyễn Dậu. Nguyễn Dậu là bạn tôi, tôi rành về anh: sau khi in tập tiểu thuyết viết về vùng mỏ, anh bị các báo “đánh” cho liểng xiểng, bị bất khỏi nhà xuất bản phổ thông, lang thang kiếm sống, cuối cùng về cắt tóc trước đền Bà Kiệu đối diện với cầu Thê Húc. Tôi thấy bài thơ của Lê Hoài Nguyên hay vì chan chứa tình người.
NGƯỜI KHÓC RÙA Ở HỒ HOÀN KIẾM
Viết tặng anh Nguyễn Dậu
Vắt cuộc đời nhàu nát của anh
Từng giọt nước mắt
Những giọt nước mắt hiếm hoi trong cõi đời
Cho một loài rùa.
Cũng như cho những sinh linh khốn nạn
Những ma cô, gái đĩ, gã buôn mật rắn giả…
Chỉ mong sao họ giữ lại chút người.
Anh đã hứng bao mũi tên mũi dao
Của lũ quan chúc thù vặt, vụ lợi, kiếm ăn cả gốc cây, bia đá, hoa văn miểu cổ, ván lát cầu Kiều.
Cứ như bàn tay nào bóp tim tôi
Nó giãy giụa đau đớn như con Nhắng chết vì bầy ăn trộm.
Cả anh, cả tôi, cả những sinh linh khốn nạn
Cả lũ ma cô, quan chức thù vặt vụ lợi
Không còn tồn tại
Nếu như một ngày
Loài tảo xanh ngắt kia chết đi
Những con rùa của tổ tiên để lại chết đi
Hồ Gươm chết
Trước sự thờ ơ…
1989
Nhiều bài thơ của Lê Hoài Nguyên chan chứa tình người, tôi đọc và xúc động nhưng hôm nay tôi không có ý định giới thiệu thơ anh một thứ thơ hiện đại nên tôi xin dừng lại và nói sang chuyện khác.
Cháu Phan Thúy Hà tác giả tập sách “Đừng kể tên tôi” là người cùng quê với tôi, cháu cho biết chú Thái Kế Toại học cùng trường tổng hợp với bố cháu. Năm 70 thế kỉ trước chú và bố cháu gác bút nghiên ra trận. Chú và bố cháu cùng đơn vị pháo binh, ngày hòa bình lập lại chú trở về trường đại học, học tiếp, còn bố cháu tiếp tục đời lính cho đến năm 1990. Ngày cháu đậu vào khoa văn trường tổng hợp, bố cháu đưa đến nhà chú Toại chơi. Từ đó cháu qua lại nhà chú như con cháu trong gia đình. Chú hỏi thăm chuyện ăn, ở, học hành của cháu. Nghe tin quê cháu bị lụt chú sốt sắng gọi hỏi tình hình. Cháu nói nhà cháu trên dốc cao, cả Việt Nam lụt nhà cháu cũng không sao, chú lại hỏi thế những nhà thấp quanh đó thế nào, có thiệt hại nặng không, cháu nói có nhà bị trôi hết lợn, chú bảo, thôi người không sao là mừng.
Cháu tốt nghiệp, chú Toại giới thiệu cháu về NXB Phụ Nữ. Cháu viết xong quyển sách đầu tay, cứ hồi hộp. Cháu đưa bản thảo cho chú Toại, đọc xong chú viết ngay cho lời giới thiệu với dòng đề (một cách cố ý) đại tá Thái Kế Toại. Sách chưa ra chú hồi hộp cùng với cháu. Sách ra rồi chú mừng như là chính cuốn sách của chú. Chú gửi sách của cháu cho nhiều bạn bè đọc, cảm nhận. Chú liên lạc, kết nối cháu với những người bạn cùng đơn vị cũ của bố. Sau khi bố mất mỗi lần được trò chuyện với chú cháu như thấy mình vẫn còn bố, cảm nhận được linh hồn bố đâu đây. Cháu chia sẻ với chú những bức xúc hiện tại, chú kể cháu nghe những câu chuyện nhân tình thế thái với thái độ bình thản, khoan dung.
Chú Toại không chỉ giúp cháu mà còn giúp nhiều người là thế hệ con cháu của đồng đội chú. Giúp đỡ ai đó là việc làm không đơn giản, rất mất thời gian và nhiều phiền toái. Con biết ông giúp đỡ nhiều người thì quá rành việc này.
Anh bạn văn đến nhà chơi, tôi đưa anh đọc bài viết về Thái Kế Toại. Anh gật đầu tỏ ra thích thú, bảo tôi: ông gửi cho tờ văn nghệ công an. Tôi cười, họ không đăng đâu vì Thái Kế Toại là thành viên trong văn đoàn độc lập của Nguyên Ngọc, văn đoàn này nhà nước không ưa, tẩy chay và hội nhà văn của Hữu Thỉnh phê phán và ngoảnh mặt đi, đại hội nhà văn Việt Nam, Hữu Thỉnh không mời họ dù họ là hội viên của Thỉnh. Họ liền đề nghị Hữu Thỉnh gạch tên họ ra khỏi hội chứ họ tiếc gì cái hội quốc doanh này, sống bằng tiền thuế của dân.
Thái Kế Toại, nhà thơ Lê Hoài Nguyên là một tấm lòng yêu con người, vì con người, nhất là những con người bất hạnh.
P/S: Trên truyền hình trung ương có mục người đương thời, họ gặp gỡ những người họ yêu mến. trên facebook tôi mở mục “Người cùng thời”. Đây là bài đầu tiên tôi viết về một anh công an tận tình với công việc, yêu quý nhân dân mình. Tôi rất muốn viết về các bạn trẻ như: Trần Bang, Phạm Đoan Trang, Võ Hồng Ly, Thúy Hạnh… những người dấn thân vì độc lập của đất nước, tự do của nhân dân, họ đã xuống đường biểu tình chống bọn bành trướng Bắc Kinh, và chống các luật đặc khu và an ninh mạng… Các bạn này đã bị đánh đập đổ máu, què chân, nhốt trong đồn công an nhiều ngày.
Tôi muốn viết về họ, các bạn trẻ nhưng không có đầy đủ tư liệu, mong các bạn FB tiếp sức để mục “Người cùng thời” không bị gián đoạn quá lâu.
Nguồn: FB Xuân Đài