Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2019

Bọn ngăn chặn buổi gặp mặt thân hữu Văn Việt ở Sài Gòn chính là bọn “cẩu lư hương”?

Hoàng Hưng

Theo đề nghị của một số bạn, tôi xin kể những chuyện có thật mà tôi là người biết đích xác, liên quan buổi gặp mặt mừng xuân của thân hữu Văn Việt ngày 4/3/2019 vừa qua.

Ngày 1/3, tôi nhận được điện thoại của sĩ quan an ninh văn hoá Bộ Công an hỏi thăm: Chú mới về Sài Gòn? Năm nay mình trao giải Văn Việt lúc nào ạ? Và dặn dò: Các chú đừng làm to tát, vì mình là tổ chức chưa được Nhà nước chính thức cho phép hoạt động. Cháu muốn đến dự có được không ạ? Đáp: Hoan nghênh! Năm nào chúng tôi chẳng mời, các anh không đến đấy chứ.

Sáng 2/3, hai sĩ quan đến thăm nhà thơ Ý Nhi, cũng trao đổi tương tự.

Trưa 2/3, lại điện thoại của viên sĩ quan nọ: – Cháu xin thông báo cuộc họp vừa xong của các cấp lãnh đạo: Các bác đừng tổ chức kỷ niệm Năm năm và trao Giải. Họp mặt vui vẻ thì OK. Không banderole, không diễn văn. Đáp: – Đợi bác Nguyên Ngọc vào sẽ quyết định. – Bác cố thuyết phục bác Nguyên Ngọc nhé. – Yên tâm. – Cứ như thế thì sẽ không có chuyện như năm trước đâu ạ.

Năm trước, tháng 3/2018, cuộc họp mặt bị cản phá cực kỳ thô bạo, mặc dù cũng đã có cuộc trao đổi với các sĩ quan Bộ Công an y như vừa rồi. Nhiều người bị chặn không đi được, đặc biệt vợ chồng nhà văn Khuất Đẩu ra ga Nha Trang bị chặn, thu Chứng minh nhân dân, bắt viết cam kết không vào Sài Gòn nhận Giải. Nhà thơ Ý Nhi, nhà thơ Nguyễn Duy, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc lần đầu được bổ sung vào danh sách chặn. Nguyễn Duy vào bệnh viện thăm con dâu đẻ, được mấy nhân viên an ninh đi theo từng bước. Nơi họp mặt dự kiến đã bị khủng bố phải huỷ đặt cọc vì “sửa điện”. Chuyển sang nơi dự phòng, đang họp mặt thì bị cắt điện cắt nước cho chúng mày đói! Nhà thơ Hoàng Hưng bị đâm nát ruột xe honda.

Sau vụ này, sĩ quan Bộ Công an cho biết đã “phê bình thành phố HCM làm không đúng”, hihi…

Vậy là sáng 3/3/2019, cuộc Kỷ niêm 5 năm và Trao giải đã diễn ra trên mạng, với thông cáo “huỷ bỏ buổi kỷ niệm dự định đúng ngày 3/3 VÌ LÝ DO AN NINH”, chỉ gặp mặt mừng xuân vào sáng 4/3.

Sáng 4/3, phòng đặt trước cho cuộc gặp Văn Việt tại nơi “truyền thống” Café Sỏi Đá 6B Ngô Thời Nhiệm quận 3 đã có một bàn của “khách quen hằng ngày của quán” tức mấy an ninh, có vị mặt mày khá… hiền từ, hihi, ngồi đợi.

Mọi người lục tục đến. điện thoại từ sĩ quan Bộ: “Các bác đến chưa? Vui không ạ?” – Vui. Đã có mấy “đồng chí” an ninh ngồi đây rồi. Tiếng cười trong điện thoại: “Bác thông cảm, công việc mà”. – Không sao, quen rồi mà!

Điện thoại từ một số thân hữu: Ý Nhi, Đỗ Trung Quân, Hoàng Dũng, Kim Cúc, Nguyễn Viện, Phan Đắc Lữ, Lê Phú Khải, Sương Quỳnh… cho biết đã bị chặn. Trong khi các thân hữu từ Hà Nội, Huế, Hội An, Vũng Tàu đều tề tựu đầy đủ. Có trời hiểu!

Có không ít bạn phán đoán: Đó là việc thực hiện “giải ngân” của một bộ phận “cơ quan chức năng”, đã lỡ “nhận ngân sách” rồi, chẳng lẽ lại thôi?

Nhà thơ trẻ Vũ Lập Nhật trước nay chỉ trao đổi qua email (Ban Giáo khảo chưa hề biết tác giả, thậm chí còn tưởng là con trai, thấy thơ hay là trao giải thôi!), mấy hôm trước còn hào hứng gửi diễn từ + ảnh và hứa hẹn đến nhận Giải, hôm 2/3 đã nhắn “Xin lỗi Văn Việt, bận đột xuất không đến được”. (Mới nhất, nhà văn Nguyễn Viện cho biết: mình phải gỡ bài viết về Vũ Lập Nhật trên FB, và Vũ Lập Nhật bị an ninh đến nhà “làm việc”, bắt hứa hẹn không quan hệ với Văn Việt nữa). Chẳng khác gì Nguyễn Hoàng Anh Thư, cô giáo dạy Văn ở Huế, sau khi nhận Giải Văn Việt lần thứ Nhất thì liên tục bị khủng bố bằng các buổi “làm việc” của an ninh và cấp trên, Phapxa Chan đang tu ở chùa Hải Dương, sau khi nhận Giải đã bị an ninh săn lùng, phải bỏ chùa đi lang thang, ngủ ở các quán cà phê 24/7…

Buổi họp mặt diễn ra vui vẻ, khá đông các nhân vật tên tuổi (TS Nguyễn Quang A nguyên Chủ tịch Hội Tin học, PGS Đỗ Ngọc Thống đương kim chủ biên chương trình Sách Giáo khoa Ngữ văn mới, PGS Văn học Bửu Nam, PGS Văn học La Khắc Hoà, PGS Vũ Trọng Khải nguyên Hiệu trưởng trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp, TS Nguyễn Thị Hậu đương kim Phó Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử, PGS Kinh tế Mai Oanh, Kha Lương Ngãi nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng của Thành uỷ TPHCM, Võ Văn Thôn nguyên Giám đốc Sở Tư pháp), các nhà tài trợ Nguyễn Quang A, Đinh Quang Hùng, Nguyễn Chí Cư… Năm nay vui nhất là có sự tham dự của André Menras Hồ Cương Quyết từ Pháp, tác giả bộ phim “Hoàng Sa – nỗi đau mất mát” (ông là một trong ba cựu tù cách mạng có mặt ở đây), nhà văn Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng nguyên cố vấn kinh tế của chính phủ Phạm Văn Đồng từ Canada, hai ái nữ xinh đẹp của cố tác giả Hạ Đình Nguyên thay mặt bố đến nhận Giải của Chủ tịch Hội đồng Giải Nguyên Ngọc. Gia đình cố tác giả, với nhà nghiên cứu Lã Nguyên (La Khắc Hoà), nhà thơ Vũ Lập Nhật đều tặng lại tiền giải, tổng cộng 2500 USD cho Văn Việt làm việc có ích (Văn Việt đã quyết định dùng số tiền này để mở chương trình “Sách Nói – đọc các tác phẩm được Giải trên youtube). Nhà thơ - hoạ sĩ Đỗ Trung Quân không đến được, đã gửi đến hai bức tranh tặng nhà nghiên cứu Lã Nguyên và gia đình cố tác giả Hạ Đình Nguyên.

Mọi người đọc thơ, tâm tình… Đến lúc tuyên bố giải tán để mọi người đi ăn trưa thì bỗng… tại bàn an ninh xảy ra vụ cãi cọ, đánh nhau, đập phá ầm ĩ. Mọi người ngạc nhiên. Nhưng về sau TS Nguyễn Quang A cười bảo: “Vở diễn quen thuộc, tôi đã chứng kiến nhiều. Muốn lấy cớ để giải tán những cuộc họp mặt không được ưa thích”. Nhưng lần này… hơi thừa, dị hợm, nhỉ!

Tại sao “họ” phải diễn đi diễn lại những chiêu trò đã vi phạm pháp luật trắng trợn lại còn vớ vẩn, trẻ con, kém văn hoá như thế đối với bộ phận văn nghệ sĩ trí thức phần nào có thể coi là tiêu biểu của văn hoá dân tộc?

Chẳng phải “họ” chính là bọn CẨU LƯ HƯƠNG ĐỨC THÁNH TRẦN hôm 17/2 sao?

Đúng rồi! Chỉ có thể là BỌN CẨU LƯ HƯƠNG!

6/4/2019

Ảnh:

IMG_6833 (1)

Dịch giả Hiếu Tân và nhà văn Nguyên Ngọc (Chủ tịch Hội đồng Giải Văn Việt)

IMG_6834

Dịch giả Hiếu Tân, TS Nguyễn Thị Hậu, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, nhà thơ Hoàng Hưng (thường trực Hội đồng Giải Văn Việt)

IMG_6838

TS Nguyễn Quang A, hai ái nữ của cố tác giả Hạ Đình Nguyên

IMG_6856

Nhà nghiên cứu Lã Nguyên nhận tranh của hoạ sĩ Đỗ Trung Quân

IMG_3016.1

Nhà thơ Trần Hoàng Phố (Bửu Nam), PGS Đỗ Ngọc Thống… nhà văn Ngô Thị Kim Cúc (Hội đồng Giải, bộ môn Văn)

IMG_6847

Bánh sinh nhật của một bạn đọc tặng Văn Việt