Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2019

Bốn kỳ giải Văn Việt

Giải Văn Việt lần thứ Tư (2018)

Bộ môn Văn:

- Giải chính thức: Những ghi chép tầng 14, truyện của tác giả Thận Nhiên (ở Hoa Kỳ): được 5/5 phiếu bầu của các thành viên Ban Xét Giải: nhà văn Đặng Văn Sinh, nhà văn Mai Sơn, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Trang Châu (ở Canada).

- Giải của Chủ tịch Hội đồng: Hãy ngồi xuống đây, tản văn của cố tác giả Hạ Đình Nguyên (được 3/5 phiếu bầu của Ban Xét Giải Văn).

Bộ môn Thơ: Chùm thơ của tác giả Vũ Lập Nhật: được 5/5 phiếu bầu của các thành viên Ban Xét Giải: nhà thơ Bùi Chát, nhà thơ Nguyễn Hàn Chung (ở Hoa Kỳ), nhà thơ Trần Hoàng Phố, nhà thơ Vũ Thành Sơn, nhà thơ Ý Nhi.

Bộ môn Nghiên cứu Phê bình: Phê bình ký hiệu học của tác giả Lã Nguyên: được 5/5 phiếu bầu của các thành viên Ban Xét Giải: nhà nghiên cứu văn học Đỗ Ngọc Thống, nhà nghiên cứu ngữ học Hoàng Dũng, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà nghiên cứu văn học Trần Đình Sử.

Bộ môn Văn học Dịch: Giải của Chủ tịch Hội đồng Giải: Thế giới mới tươi đẹp của dịch giả Hiếu Tân (nguyên tác tiếng Anh Brave New World của Aldous Huxley). (Được 3/5 phiếu bầu của Ban Xét Giải Văn học Dịch gồm: các dịch giả Đặng Văn Sinh, Hoàng Hưng, Nguyễn Nguyệt Cầm – ở Hoa Kỳ, Phạm Anh Tuấn, Phạm Nguyên Trường).

Giải Văn Việt lần thứ Ba (2017)

1. Giải Đặc biệt: Tác giả Khuất Đẩu. Tác phẩm: Tiểu thuyết Những tháng năm cuồng nộ và chùm truyện ngắn đăng trên Văn Việt năm 2017.

Tiểu thuyết Những tháng năm cuồng nộ đã được 5/5 phiếu bầu của Ban Xét Giải Văn, gồm các nhà văn Đặng Văn Sinh, Lê Thị Minh Hà, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyên Ngọc, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên.

Giải Đặc biệt cho tác giả Khuất Đẩu được ba đề cử của thành viên Ban Xét giải và đề xuất của Thường trực Hội đồng Giải, và do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

2. Giải Chính thức:

– Thơ: Chùm thơ Phapxa Chan đăng trên Văn Việt năm 2017, được 5/5 phiếu bầu của Ban Xét Giải Thơ, gồm các nhà thơ Bùi Chát, Chân Phương, Giáng Vân, Lê Hoài Nguyên (thay thế nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo bị bệnh vào những ngày cuối của quy trình xét giải), Ý Nhi.

Tác giả trẻ Phapxa Chan là phát hiện của Văn Việt năm 2017 với những chùm thơ đầu tay của tác giả được công bố.

–  Nghiên cứu phê bình: Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu của Hoàng Tuấn Công, được 4/5 phiếu của Ban Xét Giải Nghiên cứu Phê bình, gồm nhà nghiên cứu Hoàng Dũng, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà nghiên cứu Thuỵ Khuê, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử, nhà nghiên cứu Văn Giá.

– Dịch thuật: 1984 (G. Orwell) Phạm Nguyên Trường dịch, được 4/5 phiếu của Ban Xét Giải Dịch thuật, gồm các dịch giả Đặng Văn Sinh, Hoàng Hưng, Lê Quang, Trịnh Y Thư, Vũ Thế Khôi.

3. Giải của Chủ tịch Hội đồng: Chùm truyện ngắn của Mai Sơn, được đề cử của hai thành viên Ban Xét Giải Văn và đề xuất của Thường trực Hội đồng Giải.

Gỉai Văn Việt lần thứ Hai (2016)

Giải Đặc biệt cho tác giả Ngô Thế Vinh với hai tác phẩm Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóngMekong dòng sông nghẽn mạch.

Giải Chính thức Nghiên cứu Phê bình cho tổng thể luận văn và các bài giới thiệu tác giả thuộc chuyên đề 40 năm Thơ Việt Hải ngoại của tác giả Nguyễn Đức Tùng. Công trình này được 5/5 phiếu của Ban Xét Giải.

Giải Chính thức về Thơ cho chùm thơ của tác giả Ngu Yên và chùm thơ của tác giả Vũ Thành Sơn. Hai tác giả đều được 4/5 phiếu của Ban Xét Giải.

Giải của Chủ tịch Hội đồng cho tiểu thuyết Hỗn độn của cố nhà văn Nguyễn Khắc Phục và tiểu thuyết Nhảy múa để chết của nhà văn Nguyễn Viện.

Danh sách Hội đồng Giải Văn Việt lần thứ hai

Chủ tịch Hội đồng: Nhà văn Nguyên Ngọc

Ban Xét Giải Văn: nhà văn Đặng Văn Sinh, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Nguyễn Quang Thân, nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc.

Ban Xét Giải Thơ: nhà thơ Bùi Chát, nhà thơ Hoàng Vũ Thuật, nhà nghiên cứu phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà thơ Thường Quán, nhà thơ Ý Nhi.

Ban Xét Giải Nghiên cứu Phê bình: nhà nghiên cứu phê bình Bùi Vĩnh Phúc, nhà nghiên cứu phê bình Chu Văn Sơn, nhà nghiên cứu Hoàng Dũng, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà nghiên cứu phê bình Inrasara.

Thường trực Hội đồng: nhà thơ Hoàng Hưng.

Giải Văn Việt lần thứ Nhất (2015)

A. Giải Đặc biệt:

- Văn xuôi: Tác giả đã quá cố Bùi Ngọc Tấn đoạt giải với sự nhất trí 5/5 phiếu cho hai tác phẩm Chuyện kể năm 2000 (tiểu thuyết) và Hậu chuyện kể năm 2000 (hồi ức).

Ban Giám khảo gồm: nhà văn Nam Dao (Canada), nhà văn Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà nghiên cứu-giảng dạy Nguyễn Thị Bình, nhà nghiên cứu phê bình Thụy Khuê (Pháp).

Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Nguyên Ngọc đã phê chuẩn quyết định của Ban Giám khảo.

- Nghiên cứu phê bình: Tác giả Thụy Khuê đoạt giải với sự nhất trí 5/5 phiếu cho loạt bài nghiên cứu về Văn học miền Nam 1954-1975 và công trình biên khảo Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp Vua Gia Long.

Ban Giám khảo gồm: nhà nghiên cứu Hoàng Dũng, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà nghiên cứu phê bình Phạm Xuân Nguyên.

Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Nguyên Ngọc đã phê chuẩn quyết định của Ban Giám khảo.

Mỗi Giải Đặc biệt có giấy Chứng nhận kèm theo số tiền Việt tượng trưng trị giá 2000 USD.

B. Giải Chính thức:

- Văn xuôi: Tác giả Di – Hạnh Nguyên với loạt truyện ngắn Lúc nửa đêm, Cô gái ngồi bên của sổ, Giới hạn của khí trời, Người lạ, Wind shadow đoạt giải với 4/5 phiếu.

Ban Giám khảo gồm: nhà văn Nam Dao, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà nghiên cứu – giảng dạy Nguyễn Thị Bình, nhà nghiên cứu phê bình Thụy Khuê.

- Thơ: tác giả Nguyễn Hoàng Anh Thư đoạt giải với 4/5 phiếu cho những tác phẩm Những mảnh rời (chùm thơ), Thiêu hủy bài thơ, Huế mùa khói sương, Có những điều giả định, 12 bài thơ (chùm thơ)

Ban Giám khảo gồm; nhà thơ Bùi Chát, nhà thơ Nguyễn Đức Tùng (Canada), nhà thơ Thanh Thảo, nhà thơ Thi Hoàng, nhà thơ Ý Nhi.

- Nghiên cứu phê bình: Tác giả Inrasara đoạt giải với sự nhất trí 5/5 phiếu cho loạt bài Hồ sơ biên bản so sánh.

Ban Giám khảo gồm: nhà nghiên cứu Hoàng Dũng, nhà thơ Hoàng Hưng, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, nhà văn Nguyên Ngọc, nhà nghiên cứu phê bình Phạm Xuân Nguyên.

Mỗi Giải chính thức từng thể loại có giấy Chứng nhận kèm theo số tiền Việt tượng trưng trị giá 1000 USD.

C. Giải của Chủ tịch Hội đồng Giám khảo:

Tác giả Tuấn Khanh đoạt giải với tổng thể các bài tản văn như Quyền năng của trí tưởng tượng, Phía sau ánh pháo hoa, Đường trải thảm đến cửa địa ngục, Tổ quốc là gì? Tôi vẫn tự hỏi…

Mỗi Giải của Chủ tịch Hội đồng có giấy Chứng nhận kèm theo số tiền Việt tượng trưng trị giá 500 USD.