Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 40): Phạm Đình Chương: Ly Rượu Mừng

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2019)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Ly Rượu Mừng – Sáng Tác: Phạm Đình Chương

Trình bày: Ban Hợp Ca Thăng Long (Pre 75)

Nghe thêm: Hoài Nam – 70 Năm Tình Ca (25)- Phạm Đình Chương 1

Hoài Nam – 70 Năm Tình Ca (26)- Phạm Đình Chương 2

Phụ lục:

‘Ly rượu mừng’ – cuộc đoàn viên với khán giả sau hơn 40 năm

Ca khúc Tết bất hủ của Phạm Đình Chương in sâu trong tâm hồn, ký ức nhiều thế hệ khán giả trong, ngoài nước về niềm hân hoan, ước vọng xuân an bình.

Tháng 1/2016, Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép cho ca khúc Ly rượu mừng phổ biến trên toàn quốc. Bài hát được nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác trước năm 1975, từng được xem là ca khúc Tết kinh điển trong lòng rất nhiều khán giả. Do thời cuộc, ca khúc đã vắng bóng trong đời sống văn hóa – nghệ thuật nước nhà. Để rồi sau 41 năm – khoảng thời gian bằng một đời người – ly rượu chúc Tết ấy được “rót” lại trong mùa Tết này.

“Việc ca khúc được cấp phép trở lại là một tin rất vui mừng với những ai yêu nhạc Việt Nam”, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 xúc động chia sẻ. Đạo diễn âm nhạc Đinh Anh Dũng cho biết: “Trước đây khi làm chương trình Tết, nhiều lần tôi rất muốn đưa bài này vào chương trình. Nhưng vì chưa được cấp phép nên đành chịu. Giờ tôi thấy rất vui mừng khi mọi người đã có thể chính thức đến với ca khúc”.

Trong ký ức của nhiều thế hệ khán giả, nhất là người Sài Gòn ở thập niên 1960-1970, nghe Ly rượu mừng nghĩa là Tết đến xuân về. Đó là những ngày giáp Tết, trẻ nhỏ thấy hân hoan, rộn ràng với pháo nổ đì đùng, kẹo mứt, quần áo mới hay phong bao lì xì; Là khi người lớn tạm gác những lo toan của năm cũ để lo sắm sửa đón Tết, để ngắm mai vàng, cùng nhau nâng chén rượu cầu chúc cho những điều tốt đẹp sẽ đến và còn mãi.

Và khi ấy, đêm giao thừa, trong tiếng chuông nhà thờ đổ ngân dài, hay tiếng trống lân, tiếng pháo… giọng hát của nữ danh ca Thái Thanh cùng ban hợp ca Thăng Long lại cất vang bài Ly rượu mừng trên chiếc tivi, chiếc đài cũ. Ngày ấy không có nhiều đài để lựa chọn nên mọi người đều chờ đón để lắng nghe Ly rượu mừng. Ở các trường học, thầy cô, học sinh hân hoan hát nhạc phẩm này đón xuân. Trong những năm tháng đất nước còn chiến tranh, bom đạn, nhạc phẩm chất chứa, gói trọn một tình yêu chan hòa dành cho con người, cho quê hương, thể hiện một tấm lòng rộng rãi, phóng khoáng của người nghệ sĩ trước cảnh đất trời dân tộc vào xuân, ước vọng về “Nước non thanh bình. Muôn người hạnh phúc chan hòa…”.

clip_image005

Hoài Trung, Thái Thanh và Hoài Bắc Phạm Đình Chương – các thành viên của ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng tại Sài Gòn một thời. Ảnh tư liệu.