Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Sách mới: “Những lầm lỗi định mệnh trong cuộc chiến Việt Nam”

image

https://www.amazon.com/Nhung-dinh-trong-chien-Vietnamese/dp/1726362302/ref=sr_1_3?ie=UTF8&qid=1538543030&sr=83&keywords=the+fateful+mistake&dpID=51uugZG3nML&preST=_SY344_BO1,204,203,200_QL70_&dpSrc=srch

imageNhững lầm lỗi định mệnh trong cuộc chiến Việt Nam

Đây là quyển thứ nhất trong bộ sách 3 quyển viết về Lịch sử Việt Nam đương đại liên quan đến cuộc chiến Việt Nam và quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam từ 1787 đến 1975. Quyển số 1 này khởi đi từ tháng 7 năm 1787 khi Thomas Jefferson, lúc đó đang giữ chức vụ Đại sứ Hoa Kỳ ở Pháp, bày tỏ ý định muốn mua thóc giống của Việt Nam (hay Cochin China, như thường được gọi thời đó). Có thể xem sự kiện này là sự quan tâm sớm sủa nhất của giới chức Hoa Kỳ về vùng đất xa xôi đó.

Quyển sách cũng nhắc tới nhiều cố gắng nhưng không thành công của các viên chức sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ tìm cách giao tiếp với chính quyền sở tại Việt Nam. Cũng nói đến là sự can thiệp của cơ quan OSS với Hồ Chí Minh thời Đệ nhị Thế chiến, và sự thua trận của Pháp tại Điện Biên Phủ.

Hiệp định Geneva chia đôi đất nước năm 1954. Sau cùng, sự can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ ủng hộ chính quyền Nam Việt Nam cho đến năm 1955, là phần kết của quyển sách.

– Lê Công Tâm

The Fateful Mistakes of the Vietnam War

This is the first part of the three-part series of contemporary Vietnamese history related to the Vietnam War and the relationship between the United States and Vietnam from 1787 to 1975.

This first book starting from July, 1787 when Thomas Jefferson, then American Ambassador to France, expressed an interest in acquiring rice seed from Vietnam (or Cochin-China, as it was commonly referred to at the time). It constitutes the first official American awareness of that distant foreign country.

The book also mentioned many unsuccessful attempts of the US Naval officials, who tried to make contacts with the Vietnamese rulers.

Also the involving of the OSS with Ho Chi Minh during the second World War, and the defeat of France at Dien Bien Phu.

The Geneva Conference divided Vietnam into two parts in 1954. Finally, the direct involvement of the US to support the South Vietnamese government until 1955, is the conclusion of the first part of the series.

– Nick Lecong (Lê Công Tâm)