Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Một giải thay thế cho giải Nobel văn học, bạn cũng có quyền bầu chọn

Alex Marshall, The New York Times ngày 13, tháng Bảy, 2018

Hiếu Tân dịch


clip_image002

Trang trí trong gian phòng nơi công bố các Giải Nobel, với hình huy chương mà người thắng giải sẽ được nhận. Giải Nobel văn chương 2018 sẽ không được trao, sau một vụ bê bối trong tổ chức xét trao giải. Jonathan Nackstrand/Agence France-Presse — Getty Images

Nhà báo Alexandra Pascalidou đã bỏ ra một tháng theo dõi một vụ bê bối lạm dụng tình dục và tham nhũng lộ ra tại Viện Hàn lâm Thụy Điển, tổ chức tôn nghiêm tặng thưởng Giải Nobel văn học.

Lúc đầu, bà bối rối. Rồi, là người Thụy Điển, bà hoang mang. Nhưng khi nghe Viện Hàn lâm đi một nước phi thường, hủy bỏ Giải của năm nay, bà cũng hơi tức giận, “Tôi chỉ nghĩ, tại sao tác giả phải trả giá cho vụ lộn xộn này?”, bà nói qua điện thoại trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu.

Điều đó dẫn bà đến một câu hỏi tiếp theo: “Điều hành một giải thưởng khó đến mức nào?”

Bây giờ, bà Pascalidou – với sự giúp đỡ của hơn 100 nhân vật văn hóa kiệt xuất Thụy Điển, bao gồm các diễn viên, các nhà tiểu thuyết và một nghệ sĩ rap – đã khởi động giải do chính bà đề xướng. Người đoạt “Giải Viện Hàn lâm mới” sẽ được công bố ngày 14 tháng Mười, và sẽ được nhận một triệu kronor, khoảng 112.000 đô la. Và sẽ có một bữa tiệc vinh danh người đoạt giải, giống như với người đoạt giải Nobel.

Nhưng có một sự khác biệt lớn giữa các giải: bạn có thể tham dự vào giải này.

Bầu chọn mở trên website của giải với một danh sách mạnh gồm 46 người được đề cử do các quản thủ thư viện Thụy Điển chọn ra. Thay vì những trí thức sách vở và những tên tuổi còn mờ tối được chào mời cho giải Nobel, lần này danh sách bao gồm J.K. Rowling, cùng với ca sĩ Patti Smith, nhà văn Anh viết truyện quái dị Neil Gaiman và nhà tiểu thuyết gốc Nigeria Chimamanda Ngozi Adichie.

Ngoài ra còn có 12 người Thụy Điển, cộng thêm Zadie Smith, Donna Tartt và tác gỉa Pháp Édouard Louis, 25 tuổi, người được hoan nghênh về những cuốn sách phơi bày hiện thực dã man của đời sống giai cấp công nhân ở Pháp.

Một số tác giả đã được chấm cho Nobel lại vắng mặt, như KoUn Nam Hàn và Salman Rushdie.

Cuộc bỏ phiếu, kết thúc ngày 14 tháng Mười sẽ quyết định ba người vào chung kết. Các quản thủ thư viện sẽ chọn ra người thứ tư. Một ban giám khảo gồm một giáo sư văn học, hai quản thủ thư viện và hai biên tập viên văn học sau đó sẽ chọn ra người thắng giải. Bà Pascalidou nói giải này không có ý định thay thế giải Nobel. Thực tế, những người tổ chức có kế hoạch giải tán sau lễ trao giải. Nhưng bà muốn hướng sự chú ý vào Viện Hàn lâm Thụy Điển. Bà nói, “Điều chúng tôi muốn thấy là một cái gì mới – một Viện Hàn lâm Thụy Điển đương đại, mở ra thế giới, dung hợp, minh bạch.”

Nhưng bà nói thêm rằng bà không mong thấy Viện Hàn lâm Thụy Điển bắt đầu lôi kéo các quản thủ thư viện, chưa kể đến công chúng, vào những quyết định của nó. “Tôi không nghĩ họ sẽ chấp nhận những gì chúng tôi đang làm vì họ là những người có cái nhìn thượng đẳng đối với các quản thủ thư viện. Điều ấy thật đáng buồn. Tại sao họ lại nghĩ những người trong Viện Hàn lâm là những người duy nhất hiểu biết về văn học?”.

Viện Hàn lâm Thụy Điển không trả lời yêu cầu bình luận.

Ann Palsson, một người biên tập sách và Chủ tịch ban giám khảo Giải thưởng Viện Hàn lâm mới, nói rằng bà muốn Giải thưởng sẽ truyền cảm hứng cho mọi người về những cuốn sách như cách Giải Nobel lâu nay đã làm. “Chúng tôi chỉ muốn tập trung vào một cái gì tích cực,” bà nói.