Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

'Quyền lực hoa' dành cho chính quyền

Ánh Liên (VNTB) Trên mạng xã hội Facebook đang lan truyền hình ảnh này được chụp ở giao lộ Tôn Đức Thắng - Lê Thánh Tôn (Quận 1 - Tp.HCM). Hình ảnh một viên công an đang chống nạnh nhìn cụm hoa và vòng xuyến bao quanh một thân gỗ lớn đã bị chặt hạ.

Gốc gỗ đó là một cây trăm tuổi đã bị cưa hạ để phục vụ cho phát triển kinh tế. Và những cánh hoa hay vòng xuyến bao quanh là sự tiếc thương của 'người Sài Gòn'.

Những vòng xuyến và hoa đặt trên gốc cây được cho là nhanh chóng bị gỡ bỏ hết, có lẽ xuất phát từ sự cảnh giác về hiện tượng 'thương tiếc cây xanh' từng diễn biến tại Hà Nội vài năm về trước, để rồi sau đó chuyển biến trở thành cuộc biểu tình phản đối đề án chặt hạ 6700 cây xanh gây chấn động dư luận.
'Hoa' tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, là sự giao tiếp cảm xúc giữa người với người nay trở thành một hình thức bất bạo động. Nó vừa cho thấy sự tiếc thương của người dân đối với sự ngã đổ cây cối, đồng thời phản ảnh sự không đồng tình với những chủ trương - chính sách của chính quyền.
Người dân có thể là một người, mười người hoặc nhiều hơn thế, nhưng suy cho cùng khi 'hoa' được dùng biểu lộ sự phản ứng thì điều đó cũng đồng thời cho thấy một bầu không khí cởi mở chưa từng được hiện diện.
Hãy trở lại một chút quá khứ.
Nước Mỹ thập niên 50 (TK XX), khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn hiện diện và những cơn ác mộng liên quan đến lạm quyền lực vẫn còn bao phủ bầu trời chính trị Washington DC, thì hoa được sử dụng như biểu tượng của phong trào Hippy, hoa xuất hiện với biểu ngữ 'làm tình, không chiến tranh' để chống lại sự thô lỗ của đời sống chính trị nước này cũng như chính sách chiến tranh. Quyền lực của hoa (Flower Power) được sinh ra, và nổi tiếng bởi những bức ảnh người biểu tình cài những bông cẩm chướng vào họng súng của Tiểu đoàn 503 - thuộc Quân cảnh (Mỹ), nhằm phản đối cuộc chiến tranh tại Việt nam.
Nói cách khác, chiến tranh Việt nam kết thúc sớm được góp phần bởi 'lương tri con người' Mỹ, bởi nhân dân tiến bộ Mỹ thông qua... biểu tượng hoa.
'Hoa' hiện diện những nơi mà chính trị còn là đe dọa với đời sống dân quyền, khi họ bị áp đặt những chủ trương - chính sách mà người dân không hề thích hoặc mong muốn. Do đó, tôn trọng 'quyền lực của hoa', chính là hiện thực hóa quan điểm mà ông Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đã từng đăng đàn phát biểu: cái gốc là an dân, hiểu được dân, đáp ứng yêu cầu của nhân dân.

Sự tiếc thương của người Sài Gòn dành cho những gốc cây cổ thụ.

Tại Tp. HCM, hoa từng hiện diện trên kẽm gai, công cụ để vây ráp và đánh đập người biểu tình trong tháng 6. Hoa trở thành một thông điệp sống, đẹp đẽ và mạnh mẽ về cách ứng xử 'ôn hòa' trước những hành vi có phần tàn bạo và đi ngược giá trị dân quyền của cơ quan hành pháp.
Hoa sẽ tiếp tục hiện diện khi mà 'lợi dụng quyền biểu tình để gây rối, kích động và bạo loạn' không hề được diễn giải hoặc diễn giải một cách xa rời tinh thần Hiến định. Hoa trở thành phản ứng mạnh mẽ nhất đối với những động thái nhìn và phán xét quyền biểu tình vừa qua của chính quyền Tp. HCM.

Hoa  nói bật lên sự phản ứng mạnh mẽ đầy ôn hòa của người dân trước những hình thái có xu hướng 'khủng bố người dân'.

Rõ ràng, dân biết họ cần gì, và họ cũng mong muốn một thái độ thân thiện, thân thiện đến mức độ, cần hiểu đó là sự 'ôn hòa' hơn 'thù địch', bởi suy cho cùng, tất cả là... nhân dân.

Đi xa hơn một chút, hoa là biểu hiện vật chất của 'ôn hòa', và yếu tố này là điều chính đáng và cần thiết để bảo đảm trật tự an toàn xã hội, nếu coi 'bất tuân dân sự' hay 'ôn hòa' là đường lối của diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ, thì nó chính là yếu tố làm gia tăng sự 'cực đoan' và đi đến bất ổn xã hội. Nghĩa là khi người dân chìa tay 'ôn hòa' ra, thì phía chính quyền cần một cái chìa tay tương tự, không phải là cái phủi tụi và chỉ về phía người ôn hòa mà bảo: mày là phản động, bắt nó ngay.

Nguyễn Ngọc Lụa, một trong những người bị tống vào trại dã chiến Tao Đàn trong đợt biểu tình ngày 17.06 đã quay lại và cài hoa trên kẽm gai.

Nhưng để đi đến một giá trị như thế, có lẽ hơn ai hết cần chấm dứt tính 'thù địch' ngay trong bộ máy chính quyền và trong những bài học nghiệp vụ của lực lượng công an. Bởi nếu không thì tính địch-ta với nhân dân sẽ khiến cho sự đoàn kết và tin yêu của dân ngày một sút giảm đến mức, phát ngôn hay chỉ đạo cũng bị coi là... dối trá trắng trợn. Và trong cuộc đối đầu nếu xảy ra giữa dân và chính quyền, thì phần chiến bại phần nhiều sẽ thuộc về chính quyền khi họ đã đánh mất sự chính danh.
'Quyền lực hoa' không chỉ dành cho người dân, và nó còn dành cho chính quyền, đó là nhu cầu và là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững, không chỉ ở Tp. HCM, mà rộng ra là cả nước.
Người Sài Gòn yêu hoa, và họ mong muốn chính quyền Tp. HCM cũng như vậy. Hãy ứng xử với nhau như một con người văn minh và cùng một dòng máu.

Nguồn: http://www.vietnamthoibao.org/2018/07/vntb-quyen-luc-hoa-danh-cho-chinh-quyen.html