Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

''Cái chết của Stalin'': Bộ phim hài khiến Kremlin bất an

Trọng Thành (RFI)

''Cái chết của Stalin'' : Bộ phim hài khiến Kremlin bất an

Một hình ảnh quảng cáo bộ phim “Cái chết của Stalin” của đạo diễn Anh Armando Iannucci. Ảnh chụp màn hình. 

Phải cả gan lắm mới dám làm một bộ phim trào phúng về một trong những bi kịch ghê gớm nhất của thế kỷ 20, hơn nữa lại làm bằng tiếng Anh. Dựng lại điện Kremlin năm 1953 tại các xưởng phim ở Luân Đôn là một thách thức rất lớn mà đạo diễn Armando Iannucci đã hóa giải một cách xuất sắc.

Dựa trên một cuốn tiểu thuyết bằng tranh của Pháp, đạo diễn phim “Cái chết của Stalin” đã đưa khán giả trở lại với những ngày tiếp theo cái chết của bạo chúa thời Liên Xô. Xung quanh thi hài vẫn còn hơi nóng, đàn kền kền xâu lại: từ Khrouchtchev, Beria đến Molotov.

Tiểu thuyết bằng tranh (BD) "La mort de Staline" của hai tác giả Pháp Thierry Robin và Fabien Nury. Ảnh chụp màn hình.

Ai là kẻ sẽ dành được quyền thừa kế? Những mưu mẹo dối lừa, kế hoạch đánh cắp tài liệu mật… Ai sẽ nhanh hơn ai vào thời điểm, mà chỉ một sai lầm nhỏ nhất cũng có thể đưa kẻ bất hạnh vào trại tập trung?

Vở hài kịch rùng rợn

Cho dù đã chết Staline vẫn tiếp tục gây khiếp sợ. Trong bộ phim “Cái chết của Stalin”, đạo diễn Armando Iannucci lột tả cuộc chiến tranh giành quyền lực với các thủ đoạn mafia, ẩn dưới những màn đùa cợt chớt nhả. Cuộc chiến một mất một còn, bởi theo truyền thống của chế độ toàn trị Stalin, kẻ thua cuộc chắc chắn sẽ bị thanh trừng. Toàn bộ tấn bi hài kịch nói trên diễn ra trên nền của một thực tế còn khủng khiếp hơn nhiều, đó là các vụ thảm sát, bắt bớ hàng loạt, đày ải, trực tiếp theo lệnh Stalin, hay nhân danh Stalin.

Một trong những cảnh gây ấn tượng là toàn ban lãnh đạo Liên Xô sững sỡ khi không có bác sĩ nào để chứng nhận là Stalin đã chết. Bởi tất cả các bác sĩ giỏi đều hoặc đã chết, hoặc đang trong trại tập trung. Họ buộc phải truy tìm một bác sĩ về hưu cao tuổi, để thực hiện công việc mà không ai dám làm này...

Ở tuổi 54, đạo diễn Iannucci đã được coi là một người thành đạt trong thể loại phim hài chính trị, với bộ phim dài tập In the Loop và nhất là Veep/Phó tổng thống. Với “Cái chết của Stalin”, Iannucci đã đi đến một đỉnh cao khác trong thể loại phim “hài đen”, hay phim hài ghê rợn, nơi các đối thoại diễn ra như trên sàn đấu, với nhịp độ mau lẹ đến ngạt thở, nơi các nhân vật cùng một lúc mang hai gương mặt, vừa gây cười, lại vừa gây khiếp đảm.

Phản ứng nước đôi của điện Kremlin

Cái chết của Stalin” là một vở hài kịch rùng rợn, phơi trần bản chất khủng khiếp, ghê tởm của chế độ toàn trị. Khi rút giấy phép “Cái chết của Stalin”, Bộ Văn hóa Nga cho rằng bộ phim này xúc phạm đến “các biểu tượng truyền thống của dân tộc”. Trên thực tế, bộ phim đã được sự hướng ửng của một bộ phận giới truyền thông Nga, khi phim ra mắt lần đầu tiên trong buổi chiếu thử.

Nhưng điều trớ trêu và nực cười không kém là thái độ nửa nọ, nửa kia của điện Kremlin. Trong lúc bộ phim bị cấm ra rạp, thì cuốn tiểu thuyết bằng tranh về “cái chết của Stalin” của hai tác giả Pháp, phiên bản tiếng Slav, lại bắt đầu được bán tại nước Nga. Ông Fabien Nury, đồng tác giả cuốn truyện tranh, bình luận: “Chính quyền Nga chỉ làm ra vẻ bị tổn thương” trong vụ bộ phim hài chính trị này (Le Figaro, 06/04/2018).

Nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180407-cai-chet-cua-staline-bo-phim-hai-bi-cam-tai-nga