Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

TUYÊN BỐ VỀ BẢN ÁN TỬ HÌNH TẠI ĐẮK NÔNG của các cá nhân và tổ chức quan tâm đến vận mệnh của đất nước

Sự việc và Nhận định

Vào hai ngày 2/1/2018 và 3/1/2018 Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã xét xử sơ thẩm vụ án nổ súng làm 16 người thương vong xảy ra vào ngày 23/10/2016 tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông liên quan đến Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Long Sơn.

Được biết sự kiện bi thảm xảy ra do nông dân mất đất vô cùng bức xúc trước hành động của đoàn cưỡng chế đất do Công ty Long Sơn phái đến san ủi khu đất đang tranh chấp nhiều năm trước đó.

Đây là vụ án mà dư luận đặc biệt quan tâm kể từ sau vụ án Đoàn Văn Vươn nổi tiếng vào năm 2012. Rất nhiều người dân địa phương đã sát cánh cùng thân nhân các bị cáo đến theo dõi phiên tòa sơ thẩm diễn ra trong hai ngày đầu năm mới.

Phiên tòa đã kết thúc vội vã vào chiều ngày 3/1/2018 với kết quả gây phẫn nộ lớn trong công luận nói chung và người dân địa phương có quyền lợi liên quan đến vụ án nói riêng. Ông Đặng Văn Hiến, 47 tuổi, bị tuyên án tử hình, các nông dân khác tham gia vào vụ nổ súng đều bị tuyên án nặng từ 9 tháng đến 20 năm tù giam.

Khi được nói lời sau cùng, ông Ninh Viết Bình, 35 tuổi, người bị tuyên án 20 năm tù, đã nói trong nước mắt rằng “Nếu không có Công ty Long Sơn thì hôm nay các bị cáo đã không có mặt tại tòa và đã không gây ra tội lỗi.”

Nói cách khác, dư luận theo dõi vụ xử án đều cùng chung nhận định rằng hành động của các bị cáo, đặc biệt ông Đặng Văn Hiến, đều xuất phát từ tâm lý phẫn uất do bị dồn đến đường cùng, và việc sử dụng súng để chống trả là việc làm bất đắc dĩ trước hành vi trái pháp luật ngay trước đó của những người bị hại.

Tuyên bố

Trước sự kiện bi thảm nói trên và bản án nặng nề dành cho các nông dân mất đất, chúng tôi đồng lòng đưa ra tuyên bố như sau:

Thứ nhất, bản án sơ thẩm dành cho ông Đặng Văn Hiến là sự phỉ báng công lý, vì tội danh “giết người” hoàn toàn không phù hợp với diễn biến vụ án cũng như hành vi của các bị cáo, và hội đồng xét xử đã không xem xét thấu đáo, hợp tình hợp lý mọi tình tiết của vụ án, đặc biệt là hành động tự vệ trong trạng thái tinh thần bị kích động của các nông dân mất đất trước sự tấn công và cướp phá tài sản ngang ngược, bất chấp pháp luật của đoàn cưỡng chế đất do Công ty Long Sơn phái đến. Không ai cổ vũ giải pháp bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, nhưng rõ ràng tòa án đã không phân tích đầy đủ nguyên nhân và điều kiện phạm tội của các bị cáo trước khi tuyên án.

Thứ hai, sau hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng gây hậu quả nghiêm trọng, ông Đặng Văn Hiến đã ra đầu thú với mong ước hưởng sự khoan hồng của pháp luật, mà lẽ ra ông đương nhiên có quyền hưởng theo các quy định pháp lý hiện hành, bởi vì đầu thú là tình tiết giảm nhẹ hình phạt mà hội đồng xét xử nên cân nhắc khi lượng hình. Tuy nhiên giờ đây ông Hiến lại phải chịu hình phạt nặng nhất trong khung hình phạt.

Thứ ba, chính quyền tỉnh Đắk Nông và huyện Tuy Đức rõ ràng hoàn toàn tắc trách trong việc giải quyết dứt khoát tranh chấp đất kéo dài tại địa phương, khiến người dân không an cư lạc nghiệp; điều đó vừa thể hiện thái độ xem thường nguyện vọng chính đáng của nhân dân, vừa phần nào đó góp phần gây nên hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc nói trên.

Thứ tư, luật pháp và các cơ quan thực thi pháp luật lẽ ra phải bảo vệ công dân, bảo vệ quyền lợi và tài sản hợp pháp của họ, thì nay lại mặc nhiên trở thành và được sử dụng như công cụ đắc lực cho các nhóm lợi ích cướp đất của dân một cách trắng trợn. Ai đã cho phép Công ty Long Sơn tự lập đoàn cưỡng chế đất với quyền sử dụng vũ khí và quyền tấn công dân địa phương, nói cách khác ai đã trao thẩm quyền thực thi pháp luật cho một công ty tư nhân như vậy? Câu hỏi này dứt khoát phải được làm rõ.

Thứ năm, nguồn gốc chính của sự kiện bi thảm tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông suy cho cùng là ở quan niệm và quy định pháp lý về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, bởi nó mặc nhiên trao cho các chính quyền địa phương một quyền lực nguy hiểm là tước đoạt đất của người dân để trao cho các nhóm lợi ích vốn thừa và sẵn sàng sử dụng tiền bạc trục lợi bằng cách hối mại quyền thế.

Thứ sáu, xã hội chắc chắn sẽ bất ổn và rối loạn khi người dân không còn đặt niềm tin vào pháp luật và các cơ quan thực thi pháp luật, bởi lúc đó họ sẽ tự ban phát công lý cho chính mình với hậu quả là xung đột xã hội sẽ gia tăng. Bản án tử hình nặng nề trong vụ án này hoàn toàn không giúp ngăn chặn tình trạng phản kháng của nông dân mất đất trong tương lai, mà ngược lại càng khiến người dân phẫn nộ vì công lý chẳng những không được thực thi, mà còn bị nhạo báng bởi những kẻ cầm cán cân công lý sai lệch.

Yêu cầu

Vì những lẽ nêu trên, chúng tôi yêu cầu Chủ tịch Nước và Tòa án Tối cao nước CHXHCN Việt Nam nghiêm túc xem xét lại vụ án và bản án này. Điều mà chúng tôi, trong tư cách là công dân Việt Nam và người gốc Việt, cần và đòi hỏi ở một nhà nước của dân, do dân và vì dân là: CÔNG LÝ.

Lập vào ngày 8 tháng 1 năm 2018

DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN KÝ TÊN

ĐỢT 1

TỔ CHỨC:

1. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Lê Thân, cựu tù nhân Côn Đảo

2. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập. Đại diện: nhà văn Nguyên Ngọc

3. Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: TS Nguyễn Quang A

4. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm

5. Nhóm Văn Lang, Cộng hòa Séc. Đại diện: Nguyễn Cường

CÁ NHÂN:

1. Huỳnh Kim Báu, cựu Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu Nước TPHCM, Chủ nhiệm danh dự CLB Lê Hiếu Đằng

2. Đào Công Tiến, cựu Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TPHCM

3. Lê Thân, CLB Lê Hiếu Đằng, Nha Trang

4. Lê Công Định, luật gia, Sài Gòn

5. Võ Văn Thôn, cựu Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM

6. Hoàng Hưng, nhà thơ, Sài Gòn

7. Hoàng Dũng, PGS TS, TPHCM

8. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Hội An

9. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An

10. Nguyễn Quang A, TS, Hà Nội

11. Phan Tấn Hải, nhà văn-nhà báo, Hoa Kỳ

12. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang

13. Nguyễn Thị Mười, hưu trí, Sài Gòn

14. Bùi Hiền, nhà thơ, Canada

15. Lưu Thủy Hương, nhà văn, CHLB Đức

16. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, TPHCM

17. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng

18. Vũ Thư Hiên, nhà văn, Cộng hòa Pháp

19. Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn

20. Lại Thị Ánh Hồng, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn

21. Nguyễn Thị Kim Chi, NSƯT, Sài Gòn

22. Thùy Linh, nhà văn, Hà Nội

23. Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội

24. Nguyễn Thanh Mai, nhân viên văn phòng, Cộng hòa Séc

25. Ý Nhi, nhà thơ, TPHCM

26. Bùi Minh Quốc, nhà báo, Đà Lạt

27. Lê Văn Sơn, nhà báo tự do, Nghệ An

28. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn

29. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, Hà Nội

30. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý học, Hà Nội

31. Anthony Đặng Hữu Nam, Linh mục Giáo phận Vinh, Nghệ An

32. Nguyễn Thiện, tác giả chương trình “Dân ta biết sử ta”, TPHCM

33. Khổng Hy Thiêm, kỹ sư, Khánh Hòa

34. Hà Dương Tường, nhà giáo về hưu, Cộng hòa Pháp

35. Nguyễn Sĩ Thụy, giáo viên, TP Huế

36. Phạm Toàn, nhà giáo dục, Hà Nội

37. Hà Quang Vinh, hưu trí, TPHCM

38. Lê Hồng Hà, công nhân, Hoa Kỳ

39. Nguyễn Hoành, hưu trí, TPHCM

40. Vũ Quốc Ngữ, nhà báo tự do, Hà Nội

41. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội

42. Đặng Bích Phượng, hưu trí, Hà Nội

43. Đoàn Hòa, Cộng hòa Séc

44. Đaminh Lê Thanh Trưởng, linh mục, Đồng Nai

45. Đặng Đăng Phước, giáo viên, Buôn Ma Thuột

46. Minh Đức Cao, thợ xây dựng, CHLB Đức

47. Thị Diên Nguyễn, thợ xây dựng, CHLB Đức

48. Nguyễn Minh Phát, công nhân, Canada

49. Nguyễn Trọng Bách, kỹ sư, Nam Định

50. Minh Huệ Bekker, kỹ sư hưu trí, CHLB Đức

51. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo về hưu, Cộng hòa Pháp

52. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo về hưu, Cộng hòa Pháp

53. Lê Thị Hồng Hạnh, hưu trí, Hà Nội

54. Nguyễn Thị Từ Huy, nghiên cứu sinh triết học chính trị, Cộng hòa Pháp

55. Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu văn hóa, Hà Nội

56. Dương Đình Giao, nhà giáo đã nghỉ hưu, Hà Nội

57. Nguyễn Thu Giang, nguyên PGĐ Sở Tư pháp TPHCM

58. Nguyễn Trần Hải, cựu sĩ quan Hải quân QĐNDVN đã nghỉ hưu, Hải Phòng

59. Giáng Vân, nhà thơ, Hà Nội

60. Hoàng Xuân Sơn, hưu trí, làm thơ, Canada

61. Trần Vũ, nhà văn, Hoa Kỳ

62. Nguyễn Xuân Thiệp, làm thơ, Hoa Kỳ

63. Nguyễn Thị Bích Lưu, nhân viên y tế, TP Hồ Chí Minh

64. Tống Văn Công, nguyên TBT báo Lao động, hiện sống tại Hoa Kỳ

65. Mai Hiền, nguyên TBT báo Phụ nữ TPHCM, hiện sống tại Hoa Kỳ

66. Trần Bang, kỹ sư, cựu chiến binh chống Tàu, Sài Gòn

67. Kha Lương Ngãi, cựu Phó TBT báo Sài Gòn Giải phóng, TPHCM

68. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội

69.  Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội

70. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia

71. Phạm Xuân Yêm, GS, Cộng hòa Pháp

72. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, Sài Gòn

73. Ngô Thị Thu Huyền, nhà tâm lý, Sài Gòn

74. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, TPHCM

75. Hồ Minh Tâm, nhà thơ, Hà Nội

76. Chân Phương, nhà thơ, Boston, Hoa Kỳ

77. Hoàng Ngọc Biên, nhà thơ-họa sĩ, Hoa Kỳ

78. Khánh Phương, nhà văn, nhà báo, Pennsylvania, Hoa Kỳ

79. Trần Nghi Hoàng, nhà văn, nhà báo, Pennsylvania, Hoa Kỳ

80. Trần Mộng Tú, nhà văn, Hoa Kỳ

81. Trần Thị Phượng, luật sư, Đà Nẵng

82. Mạc Việt Hồng, Warszawa, Ba Lan

83. Nguyễn Quốc An, kỹ sư xây dựng, TPHCM

84. Lý Trực Dũng, kiến trúc sư & hoạ sĩ, Hà Nội

85. Trần Hậu, Bishkek, Cộng hòa Kyrgyzstan

86. C. Nguyen, technicien ICP, Cộng hòa Pháp

87. Nguyễn Minh, Trung Tâm Bảo Trợ Trẻ Em Đường Phố Đà Nẵng

88. Hồ Bất Khuất, nhà báo, Hà Nội

89. Nghĩa Bùi, nhà báo, Mỹ

90. Đinh Văn Dũng, Ninh Bình

91. Trần Lương, hoạ sĩ, Hà Nội

92. Vũ Thanh Hương, hưu trí, Hà Nội

93. Hà Duy Phương, Sài Gòn

94. Trần Kỳ Trung, nhà văn, Hội An

95. Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, nhà văn, GS TS Kinh tế học về hưu, Canada

96. Châu Minh Hùng, TS Ngữ văn, Đại học Quy Nhơn

97. Nguyễn Thị Khiêm Nhu, làm nghề tự do, Sài Gòn

98. Trần Ngọc Vương, GS TS, Đại học Quốc gia Hà Nội

99. Vũ Ngọc Tiến, viết văn viết báo, Hà Nội

100. Trịnh Đình Hoà, Hà Nội

101. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội

102. Nguyễn Kế Ánh, Bình Định

103. Lê Văn Lợi, Hoa Kỳ

104. Trần Văn Toàn, Hà Nội

105. Nguyễn Quang Thạch, chủ nhiệm chương trình “Sách hóa Nông thôn”

106. Nguyễn Hồng Hưng, nhà điêu khắc, TPHCM

107. Đỗ Trung Quân, nhà thơ, Sài Gòn

108. Uyên Vũ, nhà báo, California, Hoa Kỳ

109. Phạm Xuân Nguyên, cựu Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội

110. Nguyễn Thị Bình, giảng viên đại học, hưu trí, Hà Nội

111. Phan Văn Song, cựu giáo viên, Sydney, Australia

112. Mạnh Kim, viết lách tự do, Sài Gòn

113. Trần Kim Lan, CHLB Đức

114. Nguyễn Kim Tuỳ, làm việc tự do, Đan Mạch

115. Phạm Thanh, nghề nghiệp: chờ nghỉ hưu, Sài Gòn

116. Nguyễn Phục Hưng, kỹ sư điện, TPHCM

117. Chu Anh Tuấn, Vũng Tàu

118. Dinh Hoang Thong, Hoa Kỳ

119. Nguyễn Hùng, kinh doanh, Hà Nội

120. Nguyễn Văn Tiếng, sinh viên mới ra trường, Bình Định

121. Huỳnh Công Huân, cựu kiếnnhà trúc sư, Sài Gòn

122. Thận Nhiên, nhà thơ, Hoa Kỳ

123. Nguyễn An, TPHCM

124. Nghiêm Hoa, nội trợ, Hà Nội

125. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, Sài Gòn

126. Như Quỳnh de Prelle, nhà thơ, Bỉ

127. Nguyễn Trần Thanh Anh, bác sĩ thú y, Sài Gòn

128. Thái Văn Tự, học tập và làm việc tại Wisconsin, Hoa Kỳ

129. Nguyễn Bích Hạnh, học tập và làm việc tại Wisconsin, Hoa Kỳ

130. Anthony Thiên Ân, học tập và làm việc tại Wisconsin, Hoa Kỳ

131. Nguyễn Huy Tuấn, Hải Dương

132. Huỳnh Hồng Vân, Cộng hòa Séc

133. Lưu Thị Được, Hải Phòng

134. Nguyễn Peter, công dân VN và Mỹ, hiện đang sống và làm việc ở Mỹ

135. Nguyễn Quang Nghĩa, TP Hồ Chí Minh

136. Vũ Ngọc Hưng, làm việc tự do, Gia Lâm, Hà Nội

137. Thái Văn Dung, Diễn Châu, Nghệ An

138. Phan Thị Hồng, giáo viên, Đà Nẵng

139. Hà Dương Tuấn, dịch giả, Cộng hòa Pháp

140. Tuấn Khanh, nhạc sĩ, Sài Gòn

141. Bửu Nam, giảng viên Đại học Huế

142. Lê Thị Thấm Vân, nhà văn, Hoa Kỳ

143. Nguyễn Hữu Thao, kinh doanh, Sofia, Bulgaria

144. Nguyễn Kim Huân, kỹ sư xây dựng, Hà Nội

145. Nguyễn Quang Vinh, sĩ quan Quân đội nghỉ hưu, Hà Nội

146. Ca Dao, Cộng hòa Pháp

147. Đặng Xuân Thảo, Viện Khoa học Quốc gia Pháp

148. Đỗ Đức, hoạ sĩ, hội viên Hội mĩ thuật Việt Nam, Hà Nội

149. Lê Ngọc Hòa, thường dân, Sài Gòn

150. Bich Tran, kỹ sư, Cộng hòa Pháp

151. Nguyễn Vân Khanh, Bà Rịa Vũng Tàu

152. Nguyễn Văn Tảo, Bắc Giang

153. Võ Ngọc Duy, công nhân, Australia

154. Hoàng Vũ Thuật, nhà thơ, Quảng Bình

155. Tran Chien, công nhân, CHLB Đức

156. Phạm Hữu Uyển, Praha Cộng hòa Séc

157. Vũ Hồng Ánh, nghệ sĩ cello, Sài Gòn

158. Nguyễn Đức Long, làm việc tại CHLB Đức

159. Lê Bá Diễm Chi (tức Song Chi), thạc sĩ điện ảnh và truyền hình, nhà báo tự do, Oslo, Na Uy

160. Trần Anh, làm thơ, Cam Ranh, Khánh Hòa

161. Đỗ Quang Nghĩa, CHLB Đức

162. Giao Hưởng (Trần Phá Nhạc), nhà báo, TPHCM

163. Nguyễn Tấn Trí, Phật tử, Qui Nhơn, Bình Định

164. Võ Ngọc Chuyển (Chu Uyên), nghỉ hưu, TPHCM

165. Võ Duy Nguyên, thường dân, Quảng Ngãi

166. Phạm Ngọc Lâm, Nha Trang, Khánh Hoà

167. Nguyễn Thái Nguyên, TS Kinh tế, Hà Nội

168. Đặng Hải Sơn, đã nghỉ hưu, San Francisco, Mỹ

169. Nguyễn Thanh Cương, Cộng hòa Séc

170. Phan Xuân Hậu, nhà văn, Nghệ An

171. Nguyễn Thị Thanh Thủy, cán bộ hưu, Đà Nẵng

172. Trịnh Văn Tiên, cựu chiến binh, Bình Dương

173. Nguyễn Thị Hồng Loan (bút hiệu Bạch Cúc), Bà Rịa Vũng Tàu

174. Đinh Văn Hải, Lâm Đồng

175. Mai Thanh Sơn, nghiên cứu viên chính, Viện Khoa học Xã hội vùng Trung bộ, thuộc Viện HLKHXH Việt Nam

176. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Đà Nẵng-Hà Nội

177. Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội

178. Thái Quốc Việt, Phú Tân, An Giang

179. Trần Anh Tuấn, Sài Gòn

180. Dương Quốc Cường, hưu trí, Berlin, CHLB Đức

181. Nguyễn Thị Lan, Mộc Châu, Sơn La

182. Trần Quốc Hùng, TPHCM

183. Thiếu Khanh, nhà thơ, dịch giả, Sài Gòn

184. Lưu Thị Kim Oanh, nhân viên văn phòng, Sài Gòn

185. Trần Kế Dũng, Australia

186. Nguyễn Hoàng Phi, thường dân Hải Phòng

187. Nguyễn Sơn Long, Hải Phòng

188. Nguyễn Thị Thơ, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng

189. Đoàn Thôn, Bà Rịa Vũng Tàu

190. Lê Minh Cẩm Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình

191. Nguyễn Văn Khải, Lý Nhân, Hà Nam

192. Phạm Xuân Thông, Hà Nội

193. Đặng Thị Lệ Tâm, thường dân, thành phố Huế

194. Nguyễn Viết Hùng, Thành phố Hồ Chí Minh

195. Nguyễn Hồng Hà, Hải Phòng

196. Đinh Đức Long, TS BS, Sài Gòn

197. Lê Minh Trang, phó thường dân Hoa Kỳ

198. Trần Ngọc Thạch, Tân Hiệp, Kiên Giang

199. Nguyễn Đăng Đại, cán bộ, TP Hà Tĩnh

200. Phạm Thị Thu Hậu, Sài Gòn

201. Trần Nhị Hoàng, nông dân, Phan Thiết, Bình Thuận

202. Đoàn Quang Minh, Sài Gòn

203. Khac Thinh Nguyen, Đông Hà, Quảng Trị

204. Phạm Thế Cuờng, hưu trí, Sài Gòn

205. Nam-Ky Nguyen, chuyên viên Thống kê, Hà Nội

206. Nguyễn Quang Điệp, Daklak

207. Vũ Thị Mai, Hà Nội

208. Nguyễn Tấn Phùng, Q7 TPHCM

209. Võ Như Triều, Q7, TPHCM

210. Lê Anh Hùng, nhà báo độc lập, Hà Nội

211. Hồ Uy Liêm, cán bộ khoa học, Hà Nội

212. Hoàng Châu, Tây Hồ, Hà Nội

213. Trần Đức Đại, Hà Nội

214. Bùi Trần Đăng Khoa, luật sư, TPHCM

215. Bá Linh Võ, hưu trí, TPHCM

216. Trà Đóa, viết văn, Sài Gòn

217. Phạm Đình Tuyên, về hưu, Hoa Kỳ

218. Kiều Quốc Khánh, Bác sĩ hưu trí, Hà Nội

219. Bùi Trúc Linh, nhà báo tự do, Sài Gòn

220. Đặng Minh Liên, nhà nghiên cứu và sáng tác điện ảnh, hưu trí, Hà Nội

221. Văn Giá, nhà văn, Hà Nội

222. Trần Đức Thạch, nhà thơ, Nghệ An

223.  Lê Thị Kiều Oanh, nội trợ, Sài Gòn

224. Thanh Xuân, TPHCM

225. Nguyễn Đạt Ân, Sài Gòn

226. Đào Hiếu, nhà văn, TPHCM

227. Đỗ Hùng, chạy xe ôm, Sài Gòn

228. Nguyễn Tấn Phương, Phan Thiết, Bình Thuận

229. Le Huu Hung, Dayton, Ohio, Hoa Kỳ

230. Nguyễn Văn Trinh, Đài PTTH Quảng Ngãi

231. Lưu Thành Trung, công nhân, Hoa Kỳ

232. Nguyễn Văn Công, GS TS Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

233. Đỗ Ngọc Thống, PGS TS Ngữ văn, Hà Nội

234. Nguyễn Nhật, Hà Nội

235. Nguyễn Thiên Chương, Thủ Đức, Sài Gòn

236. Đào Hữu Phúc, giáo viên về hưu, Gia Lai

237. Matthew Nguyen, Portland, OR, Hoa Kỳ

238. Trần Thu Thủy, cựu sinh viên Luật, hưu trí, Sài Gòn

239. Dương hồng Lam, hưu trí, Sài Gòn

240. Phạm Lưu Vũ, nhà văn, Hà Nội

241. Đặng Văn Tiến, Bình Chánh, Sài Gòn

242. Nguyễn Việt Vương, Quảng Ngãi

243. Trần Đức, Q8 Sài Gòn

244. Lê Diễn, Đà Nẵng

245. Nguyên Thị Ngọc Diệp, kinh doanh, TPHCM

246. Nguyễn Công Thiện, Quảng Nam

247. Nguyễn Thi, kinh doanh, Hà Nội

248. Kiệt Nguyễn, Hoa Kỳ

249. Phan Thu Hải, hưu trí, Hà Nội

250. Truong Quoc Tuan, bác sĩ, Sydney, Australia

251. Tống Ngọc Nga, dân đen, Long Thành, Đồng Nai

252. Nguyễn Thị Mỹ Nhung, nhân viên văn phòng, Bình Định

253. Bùi Thị Minh Trâm, Sài Gòn

254. Đinh Lê Hồng Việt, dân thường Hà Nội

255. Vũ Xuân Quang, phó thường dân, Q3, TPHCM

256. Phạm Anh Tuấn, kỹ sư dầu khí, Thành phố Vũng Tàu

257. Nguyễn Thu Hương, Hà nội

258. Đặng Nguyên Hạnh, TPHCM

259. Nguyễn Thị Thu Hương, Hoàng Mai, Hà Nội

260. Vu Hoang, SC 29223, Hoa Kỳ

261. Nguyễn Văn Kiệm, luật sư Đoàn Luật sư Hà Nội

262. Hoa Vo, nhà thơ, Oregon, Mỹ

263. Hoàng Anh Hùng, Tân Bình, Sài Gòn

264. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Hà Nội

265. Nguyễn Thị Ngọc Lãm, Đaklak

266. Tương Lai, GS, cựu Viện trưởng Viện Xã hội học, TPHCM

267. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt

268. Vũ Trọng Khải, PSG TS Kinh tế, TPHCM

269. Hoàng Minh Tường, nhà văn, Hà Nội

270. Cao Thúy Cát, buôn bán, quận Bình Thạnh, Sài Gòn

271. Nguyen Thi Thu Huong, Sài Gòn

272. Đồng Chuông Tử, làm thơ, Bình Thuận

273. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo, dân biểu đối lập thời Việt Nam Cộng hòa,  Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

274. Vũ Thế Khôi, nhà giáo Ưu tú, Hà Nội

275. Nguyễn Thanh Tâm, cựu PCT Nội Vụ BCHCĐVN Oregon, Hoa Kỳ

276. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư danh dự Đại học Liège, Sài Gòn

277. Nguyễn Xuân Thọ, Kỹ sư truyền thông, CHLB Đức

278. Trương Văn Vấn, Trang Mạng T. Vấn & Bạn Hữu, Hoa Kỳ

279. Đặng Đình Cung, kỹ sư tư vấn, Pháp

280. Võ Ngọc Ánh, cựu phóng viên Saigon Times Group, Hoa kỳ

281. Mai Văn Võ, cựu chiến binh, cựu tù nhân lương tâm, Nam Định

282. Đặng Trọng Dũng, luật sư, TPHCM

283. Hoàng Thị Hà, giáo viên hưu trí, Hà Nội

284. Nguyễn Thị Thu Hà, Nha Trang

285. Đoàn Khắc Xuyên, nhà báo, TPHCM

286. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội

287. Nguyễn Thanh Tiến, phiên dịch viên, Melbourne, Australia

288. Nguyễn Viện, cựu chiến binh Mặt trận Tây Nam, TPHCM

289. Nguyễn Xuân Liên, 76 tuổi, Hà Nội

290. Phan Anh, hưu trí, thương binh, Hà Nội

291. Trịnh Văn Hoàn, nông dân, Bắc Giang

292. Đào Thu, giảng viên, Hà Nội

293. Vũ Đình Kh, nhà văn, Canada

294. Phạm Thị Lân (Lân Tường Thụy), nội trợ, Hà Nội

295. Đinh Đình Điệp, Hải Phòng

296. Trần Khắc Đạt, Lâm Đồng

297. Trần Đức Thắng, cựu chiến binh hưu trí, Hà Nội

298. Lê Mạnh Năm, nghiên cứu viên, Hà Nội

299. Trương Quốc Tuấn, bác sĩ, Sydney, Australia

300. Trần Phương Hà, hưu trí, Hà Nội

301. Trần Tiến Bình, hưu trí, Hà Nội

302. Nguyễn Kim Phượng, dược sĩ, hưu trí, Hà Nội

303. Phạm Hồng Hạnh, giáo viên, Hà Nội

304. Hoàng Trọng Kim, GS TS BS, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TPHCM

305. Nguyễn Thị Phương Thảo, luật sư, chủ doanh nghiệp, Hà Nội

306. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Thụy

307. Lê Viết Du, chăn nuôi, TPHCM

308. Vũ Đình Khánh, trồng trọt, Hưng Yên

309. Thích Vô Danh, tỳ kheo, CHLB Đức

310. Hoàng Văn Khẩn, TS Sinh hoá học, Genève, Thụy Sĩ

311. Lê Phước Sinh, dạy học, Sài Gòn

312. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt

313. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Đà Lạt

314. Vũ Thị Phương Thảo, kế toán xuất nhập khẩu, Sài Gòn

315. Đăng Văn Thúc, nhân viên văn phòng

316. Lê Xuân Hoàng, IT, Thành phố Huế

317. Nguyễn Công Viên, BS CK2 Nhi khoa, TPHCM

318. Nguyễn Quang Nhàn, hưu trí, Đà Lạt

319. Nguyễn Văn Lịch, Hà Nội

320. Nguyễn Linh Đan, giáo viên, Sài Gòn

321. Mai Văn Rê, kinh doanh, Sài Gòn

322. Nguyễn Thị Minh Hà, Hà Nội

323. Phan Mạnh Thành, TPHCM

324. Jalau Anưk Trương Đăng Ái, nghề viết, Ninh Thuận

325. Trương Thị Trúc Đào, Sài Gòn

326. Nguyễn Đức Tùng, nhà thơ, nhà phê bình, Canada

327. Phùng Hoài Ngọc, cựu giảng viên đại học, An Giang

328. Giang Anh Vũ, kiến trúc sư, Hải Phòng

329. Nguyễn Thành Trung, kỹ thuật máy tính, Biên Hòa

330. Lê Tuấn Huy, TPHCM

331. Lê Thị Thu Hà, nội trợ, TP Vũng Tàu

332. Lê Trần Thị Hải Âu, Waiblingen, CHLB Đức

333. Trần Khang Thụy, nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu & ứng dụng khoa học kinh tế (CESAIS), thuộc trường Đại học Kinh tế TPHCM

334. Nguyễn Vũ, kinh doanh tự do, Sài Gòn

335. Lê Minh Hà, nhà văn, CHLB Đức

336. Nguyễn Thị Bích Hạnh, hưu trí, TPHCM

337. Nguyễn Thượng Long, Hà Đông, Hà Nội

338. Hoàng Hùng, kinh doanh, Praha, Cộng hoà Séc

339. Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, Đà Lạt

340. Huỳnh Nhật Tấn, hưu trí, Đà Lạt

341. Nguyễn Hoài Thu, kỹ sư, Hà Nội

342. Nguyễn Phương, hưu trí, TPHCM

343. Hau Phamova, Praha, Cộng hòa Séc

344. Vương Quốc Toàn, Hải Phòng

345. Trần Bích Vi, Viet Nam National Petroleum Group, Hà Nội

346. Nguyễn Hoàng Hưng, kỹ sư xây dựng, Hà Nội

347. Ngô Quang Đồng, kỹ sư, Sài Gòn

348. Nghiêm Văn Long, Đông Anh, Hà Nội

349. Do Bao Loc, buôn bán

350. Anton Lê Ngọc Thanh, Linh mục DCCT, Sài Gòn

351. Thái Khắc Phú, TPHCM

352. Bùi Tuấn Dương, buôn bán tự do, Dak Glong, Dak Nông

353. Lan Phương, Hà Nội

354. Nguyễn Hà Châu, Ban Mê Thuột

355. Nguyễn Phú Hải, đại tá cựu chiến binh, Hà Nội

356. Nguyễn Thế Hùng, hưu trí, Hà Nội

357. Le Trinh Xuan Thanh, Hoa Kỳ

358. Lê Thị Ngọc, giáo viên, TPHCM

359. Trần Văn Long, Phong Điền, Thừa Thiên Huế

360. Phan Q Bao, công dân, Đà Nẵng

361. Vũ Đình Lộc, công nhân, Hà Nội

362. Huỳnh Hồng Phương, làm việc tự do, Quy Nhơn, Bình Định

363. Nguyễn Hưng, kỹ sư diện toán, Paris, Pháp

364. Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư Tin lành, Sài Gòn

365. Trương Quang Khanh, kỹ sư, Sài Gòn

366. Giuse Hồ Đắc Tâm, Dòng Chúa Cứu Thế

367. Trần Quang, TS kỹ sư (đã về hưu), Stuttgart, CHLB Đức

368. Lưu Toàn Phong, TP Vũng Tàu

369. Lâm Bình Duy Nhiên, kỹ sư/ nhà giáo, Lausanne, Thụy Sĩ

370. Trần Đình Sử, GS Đại học, Hà Nội

371. Phan Xuân Hùng, hưu trí

372. Tran Trong Hai, hiện cư ngụ tại Đức

373. Nguyễn Thị Diễm Châu, nhân viên văn phòng

374. Nguyễn Gi Lăng, kỹ sư, Hungary

375. Vu Luyen, kinh doanh tại Oklahoma, Hoa Kỳ

376. Tô Lê Sơn, kỹ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM



Xin mời quý vị hưởng ứng tuyên bố này tiếp tục ký tên, với họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có), nơi cư trú (tỉnh/thành phố, quốc gia). Thư xin gửi về:

tuyenbodaknong@gmail.com