Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

Các nhà thơ Pháp cuối thế kỷ XX

ĐÔI LỜI THƯA BẠN ĐỌC

“Nếu thời đại này dường như không thuận lợi cho việc nổi lên “những gương mặt lớn” như những gương mặt đã từng trong suốt một thế kỷ đảm bảo cho tiếng tăm của thơ Pháp đối với đại chúng, thơ Pháp cũng vẫn có được một kỷ nguyên đẹp với sự dồi dào phong phú, với một chất lượng tổng thể hiếm có, và sự sống chung – rút cuộc là lịch sự, nếu không nói là thân ái – giữa những “khuynh hướng” khác nhau đến mức ta có thể tìm thấy trong đó sự tiếp tục ở bè trầm của truyền thống cũ xưa mà vẫn sống động, cùng lúc với những tiếng sáo, tiếng kèn và chũm chọe – không nói đến những bản độc tấu nhạc cụ gõ theo “chủ nghĩa tối thiểu” – của mọi thứ cách tân từng chen chúc, tranh chấp, thay thế nhau suốt năm sáu chục năm nay để rồi rút cuộc hòa giải với nhau.

Ngày hôm nay, thơ Pháp biết nói lên mọi thứ, bằng mọi cách. Rủi ro của nó lại chính ở chỗ nó quá bao quát tình thế. Nhưng nó đã được bù trừ bằng sự bất ổn của thế giới. Và nó đấy, làm chủ trong những cách thức của mình, sẵn sàng hoài nghi tất cả và hoài nghi chính mình. Cũng nhờ thế mà được cứu thoát.

IMG_20160915_101719_resized_20160915_102932400-700x700

Thơ Pháp hôm nay bao gồm từ các tác giả hàng đầu cho đến những kẻ phiêu lưu bất tài, trên một “vốn cơ bản”, một nền tảng chung đặc biệt. Bởi vì trong giọng của mỗi nhà thơ hôm nay, dù tiếp tục hay chống lại dòng chảy tự nhiên của thơ Pháp, vẫn vang lên giọng Nerval và Baudelaire, Rimbaud và Mallarmé, Apollinaire và Reverdy, Follain, Char, Michaux và Ponge, còn giọng của éluard và Prévert, và giọng của Claudel nữa.”

(Lời giới thiệu của Tuyển “120 nhà thơ Pháp hôm nay” do Nhà của Sách và Nhà văn – Montpellier xuất bản 1992)

Đa số người làm thơ cũng như công chúng thơ VN chưa có dịp tiếp xúc với những gương mặt thơ Pháp xuất hiện trong thời gian mấy chục năm lại đây. Tuyển thơ này chỉ muốn làm một động tác khơi mào cho những tìm hiểu, nghiên cứu thấu đáo về hiện trạng một nền thơ vẫn luôn ở hàng đầu của những nỗ lực đưa tiếng nói thơ bám sát các chuyển biến của thế giới bên trong và bên ngoài con người. Tuyển thơ này được dành cho những tác giả xuất hiện chủ yếu từ năm 1968 (mốc thay đổi lớn về xã hội chính trị của nước Pháp theo hướng dân chủ và hiện đại, sau sự biến tháng 5 – cuộc nổi dậy của sinh viên báo hiệu một nhu cầu cải cách chín mùi), cũng là các nhà thơ phần lớn có tuổi đời từ 50 đến 70. Tuyển thơ này chủ yếu dựa trên cảm nhận cá nhân của người dịch từ hai tuyển tập: “120 poètes francais d’aujourd’hui” (120 nhà thơ Pháp hôm nay) của La Maison du Livre et des écrivains (Nhà của Sách và các Nhà văn) – Montpellier xuất bản năm 1992 và “Anthologie de la Poésie Francaise du XX siècle” (Tuyển tập Thơ Pháp thế kỷ 20) của NXB Gallimard – Paris năm 2000, cộng với danh sách gợi ý kèm theo một số tuyển tập do nhà thơ Pháp Henri Deluy, Giám đốc Liên hoan Thơ quốc tế Val-de-Marne, Giám đốc tạp chí “Action Poétique” (Hành động Thơ), cung cấp. Người dịch rất lấy làm tiếc vì không có khả năng chuyển ngữ các tác phẩm quá tinh tế và phức tạp về cách dùng chữ hay cách chơi ngữ âm của một số nhà thơ quan trọng như Francois Cariès, Christian Prigent (đó là lý do vắng mặt hai nhà thơ trong tuyển này), và trong các trường hợp khác, đã không thể hiện được cách trình bày độc đáo bài thơ của Jean – Francois Bory, không giới thiệu được những bài thật tiêu biểu cho tài năng biến ảo về ngôn ngữ của Michelle Grangaud, cho loại thơ thị giác mang tính “performance” của Julien Blaine. Người dịch xin chân thành tỏ lòng biết ơn nhà thơ Henri Deluy, và các nhà thơ Alain Lance, Giám đốc “La Maison des écrivains” (Nhà của các Nhà văn), Marie Étienne, biên tập viên báo “Aujourd’hui Poésie” (Hôm nay Thơ), Michel Deguy, Giám đốc tạp chí Po & Sie, họa sĩ Kim Nguyễn, đã nhiệt tình cung cấp tài liệu và những ý kiến quý báu về tình hình thơ Pháp đương đại; đặc biệt xin cám ơn dịch giả Trần Thiện Đạo đã bỏ công đọc bản thảo lần đầu của bản dịch và chỉ giúp những chỗ sai sót. Cuối cùng song không có nghĩa là ít quan trọng, là lời cảm tạ của người dịch gửi tới Bộ Văn hóa Thông tin nước Cộng hòa Pháp đã tạo điều kiện cho người dịch qua Paris để tìm tư liệu và gặp các nhà thơ Pháp nhằm thực hiện tuyển tập này, cũng như những người bạn ở Việt Nam đã giúp cho chuyến đi ấy diễn ra xuôn xẻ.

Do hạn chế về tư liệu và khả năng của một cá nhân làm công việc chuyển ngữ một số lớn tác giả, tập sách này chắc chắn có nhiều sai sót xin được bạn đọc thể tất và góp ý.

Saigon-HCM tháng 5/2000 – tháng 3/2002

Hoàng Hưng

Toàn văn “Các nhà thơ thơ Pháp cuối TK XX” gồm 79 tác giả, gần 100 bài thơ. Có thể tải về đọc bản PDF tại đây: CáC NHà THƠ MớI CủA PHáP