Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Việt Nam – hiểu để phát triển


Chúng ta đang đứng trước nguy cơ không chỉ mất (một phần) lãnh thổ, mà mất văn hóa, mà tệ là tự đánh mất, tệ nữa mất mà không biết.”

(PGS. TS. Đỗ Lai Thúy)

Hân Hương thực hiện


Do-Lai-Thuy-03Dường như cứ đứng trước một ngã ba, cần có một quyết định, người Việt Nam lại cần hiểu Việt Nam, cần tra vấn cái căn cước của mình, nỗi thôi thúc ấy đang xảy ra ở nhiều người trong chúng ta. Năm ngoái PGS. TS Đỗ Lai Thúy cùng Người Đô Thị tổ chức tọa đàm về “Căn tính Việt”, góp ý làm mục Nghĩ Việt, cùng TS. Nguyễn Mạnh Tiến xây dựng Tủ sách Hiểu Việt Nam dành cho các nghiên cứu độc lập. Nhân dịp ông đáo tuổi “thất thập, Người Đô Thị hỏi chuyện ông về Hiểu Việt Nam.

Thưa, lý do nào khiến ông chủ trương tủ sách Hiểu Việt Nam và chọn tiêu ngữ (hãy) đó làm tên tủ sách?

Là một nhà phê bình, tôi đã trải qua các lối tiếp cận tác phẩm văn học từ tác giả, từ văn bản và từ người đọc. Tức từ văn hóa đến văn học (ngoại quan), rồi lại từ văn học đến văn hóa (nội – ngoại quan), có điều cái văn hóa sau không phải là văn hóa đã biết, mà là văn hóa chưa biết và chỉ biết sau khi đã phân tích văn bản, do văn bản quy dẫn tới. Nghiên cứu văn học, như vậy, thực chất là nghiên cứu văn hóa, là khám phá con người Việt Nam. Một nghiên cứu liên ngành không chỉ ở cạnh khía tri thức, mà cả ở phương pháp: Việt Nam học.

“Hiểu Việt Nam là nhan đề cuốn sách Connaissance du Vietnam của một học giả Pháp. Người Pháp sang đây, thế hệ đầu, những thực dân, cần hiểu Việt Nam để chinh phục và cai trị, thế hệ sau, những học giả Pháp, cần hiểu Việt Nam để hiểu sâu và làm giàu cho chính văn hóa của họ. Điều này ít nhiều đã giúp cho người Việt Nam tự ý thức về mình. Trước đây, trong xã hội cổ truyền, các nhà Nho soi gương để thấy không phải mình, mà mình giống Trung Hoa được bao nhiêu. Chỉ khi tiếp xúc với văn minh/hóa phương Tây, người Việt mới thấy mình khác Tàu, mới ý thức được văn hóa Việt Nam khác văn hóa Tàu. Hẳn từ đó mới có Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh, Xã hội Việt Nam của Lương Đức Thiệp, Nền kinh tế công xã Việt Nam của Vũ Quốc Thúc


Vậy, hiểu Việt Nam bây giờ có gì khác với bấy giờ ( trước kia)?

Dường như cứ đứng trước một ngã ba, cần có một quyết định, người Việt Nam lại cần hiểu Việt Nam, cần tra vấn cái căn cước của mình. Có lẽ bây giờ câu hỏi Việt Nam, anh là ai? nghiêm trọng hơn bao giờ. Chúng ta đang đứng trước nguy cơ không chỉ mất (một phần) lãnh thổ, mà mất văn hóa, tệ hơn là tự đánh mất, tệ nữa mất mà không biết. Tủ sách Hiểu Việt Nam hy vọng góp vào cảnh tỉnh một tiếng “chuông rè”.

Hơn nữa, với Việt Nam hiện nay, vấn đề là phát triển để giữ vững chứ không phải ngược lại, do gia nhập vào làn sóng toàn cầu hóa là tất yếu. Có điều nên chủ động “cưỡi sóng” như Bà Triệu ngày xưa hay để bị sóng cuốn theo? Và, chúng ta cũng nên đinh ninh một điều khác nữa là căn tính tuy hình thành trong quá khứ nhưng lại thuộc về tương lai. Trước bước ngoặt mang tính hệ hình này, căn tính Việt có thể và cần phải thay đổi.

Thưa, để hiểu Việt Nam thì trước hết, ông hiểu Việt Nam là thế nào?

Việt Nam là một quốc gia đa tộc người. Trong diễn trình lập quốc trước đây, người Việt giữ vai trò chủ đạo, các tộc người khác ít nhiều xoay quanh cái lõi này. Từ đó hình thành một cái nhìn Việt tâm luận: nói đến Việt Nam tức là nói đến chỉ người Việt, và nói đến người Việt là nói đến cả Việt Nam. Cũng từ đó hình thành quan niệm người Việt “tiến bộ” hơn những người miền núi khác, nên có nhiệm vụ “giúp đỡ” họ tiến kịp mình. Khẩu hiệu “nông thôn tiến kịp thành thị, miền núi tiến kịp miền xuôi” đã tạo ra sự nhất loạt hóa, một kiểu “thực dân nội địa”, làm mất đi sự đa dạng không chỉ lối sống, văn hóa, mà còn cả môi trường sống, cảnh quan địa lý, động vật, cây cối. Cần quan niệm Việt Nam là một chỉnh thể, trong đó các tộc người là những yếu tố thuộc về chỉnh thể ấy nên đều có giá trị tự thân, có tính tự trị tương đối. Nếu một yếu tố nào đó lấn át các yếu tố khác thì sẽ phá vỡ chỉnh thể ấy, hay chí ít cũng làm cho chỉnh thể ấy bị yếu đi vì mất

sự cố kết nội tại. Có lẽ đã đến lúc cần phải có một quan niệm mới về Việt Nam như một quốc gia đa tộc.


Vậy Hiểu Việt Nam muốn làm gì trong sự chuyển đổi về quan niệm, thưa ông?

Trong các nghiên cứu của mình, chúng tôi chủ trương giải–Việt tâm luận, để xây dựng văn hóa Việt Nam như một chỉnh thể. Làm sao có một thứ Văn hóa Việt Nam không phải là số cộng, mà là kết tinh của 54 thành phần dân tộc. Vẫn biết là khó, nhưng không thể không làm.

Tổ chức nhà nước Liên Xô trước kia có thể là một bài học, sau mấy chục năm xây dựng Văn hóa Xô Viết, con người Xô Viết không thành công, một phần vì tính gò ép, nhân tạo của dự án này, phần khác vì vẫn dựa trên Nga tâm luận. Mỹ ít nhiều thành công vì hiện nay người ta đã nói đến một thứ Văn hóa Mỹ, lối sống Mỹ, hay đơn giản là người Mỹ. Nghiên cứu văn hóa Việt và các văn hóa tộc người khác trong mối quan hệ với nhau và quan hệ với Việt Nam như một chỉnh thể, rồi cứ như vậy Việt Nam với khu vực Đông Nam Á…, thì sẽ làm cho đối tượng nghiên cứu hiện ra với những khuôn mặt mới, thoát khỏi khuất lấp, nảy sinh ý tưởng mới…

 




Ông đã viết tới 11 cuốn sách, biên soạn 7 cuốn, lại từng chủ trương Tủ sách Văn hóa học, nay thêm Tủ sách Hiểu Việt Nam , liệu ông còn có những dự định nào nữa?

Tủ sách Văn hóa học do tôi và các cộng sự thực hiện đã in 15 cuốn trong vòng hơn 15 năm qua để giới thiệu các tác phẩm kinh điển trong dân tộc học, xã hội học, nhân học xã hội và văn hóa… của thế giới vào Việt Nam, nhằm bước đầu xóa bỏ tình trạng làm nghề mà không có kinh điển và tổ sư, hoặc chỉ có một tổ sư duy nhất. Tủ sách này sẽ vẫn tiếp tục dày thêm với sứ mệnh riêng của nó.

Còn Hiểu Việt Nam mới ra đời mang nhiệm vụ khác, tính đến hôm nay mới được 1 cuốn “ trù bị cho tủ sách” là Những đỉnh núi du ca của TS. Nguyễn Mạnh Tiến và 3 cuốn chính thức. Cuốn thứ nhất Những cạnh khía của lịch sử văn học đưa ra một cách nhìn lịch sử mới của các tác giả trẻ, những người nghiên cứu độc lập. Cuốn thứ hai Huyền Giang bàn về văn hóa tập hợp những bài đã in hoặc chưa in bị khuất lấp thành chủ đề của nhà nghiên cứu Nguyễn Kiến Giang, một gương mặt trí thức nổi bật vào những năm 80-90 thế kỷ trước. Cuốn thứ ba Sống đời của chợ cũng của TS. Nguyễn Mạnh Tiến nghiên cứu chức năng chợ Bắc bộ và thêm ít nhiều vùng Thanh- Nghệ trong cấu trúc của làng người Việt.

Từ đây, Hiểu Việt Nam dự định sẽ in ba loại sách: 1, sách nghiên cứu những vấn đề mới, theo các phương pháp mới của các tác giả trẻ là chủ yếu; 2, sách tư liệu, tập hợp lại những công trình có giá trị chưa được công bố; 3, sách kỷ niệm những người có đóng trong nghiên cứu Việt Nam học, nhưng không phải theo kim lệ là tập hợp những bài tụng ca, mà chỉ những bài cùng hoặc gần với khuynh hướng của tác giả để tạo ra một đường đi.

 

Vai trò của người vừa đáo tuổi “thất thập” trong tủ sách Hiểu Việt Nam là gì thưa ông?

(Cười), tôi “thất thập” nhưng không phải “cổ lai hy”. Thực ra tôi không có vai trò gì cả. Tôi chỉ là người gây cảm hứng, còn làm việc trên thực tế là TS. Nguyễn Mạnh Tiến và các cộng sự trẻ tuổi. Chẳng qua tôi thích chơi với người trẻ và may mắn được chơi/chơi được.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện, và chúc cho ngày càng có nhiều cách hiểu Việt Nam được tập hợp trong Tủ sách Hiểu Việt Nam.