Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu (kỳ 22)

Hoàng Tuấn Công


○ “mài mực ru con, mài son đánh giặc Nói các ông đồ ngày xưa ngày thường ngồi dạy học đồng thời giúp vợ làm việc vặt trong nhà, nhưng khi có giặc thì tham gia phục vụ quân sự”.

Tục ngữ nói đến kinh nghiệm, phương pháp mài mực và mài son của người dùng bút lông xưa kia, không phải chuyện ông đồ vừa dạy học vừa bế con, ru con, “giúp vợ làm việc vặt trong nhà khi có giặc thì xếp bút nghiên tham gia “phục vụ quân sự” như GS lầm lẫn!

Mực tàu đóng thành thỏi rất rắn, nhưng khi mài lại không được phép mạnh tay. Nguyên do: nếu sốt ruột, mài mạnh tay cho nhanh, mực sẽ không mịn, sinh ra lắm hạt sạn nhỏ; khi viết ngọn bút bị xơ, nét bút không đẹp. Ngược lại, nếu mài nhẹ nhàng, êm ái (như “ru con” theo cách ví von của dân gian) mực trong thỏi sẽ ngấm dần, hoà tan, quyện với nước, cho một thứ mực mịn màng, sóng sánh, khi viết đầu bút chụm lại, bút lông có độ đàn hồi tốt và nét bút không bị xơ, cứng, mặt chữ bóng, đẹp. Thế nên, việc chọn đá làm nghiên mài mực cũng rất cầu kỳ. Nếu đá nhẵn quá, khi mài, thỏi mực cứ trơ trơ, trơn tuồn tuột. Nhưng nếu đá quá thô ráp, khi mài sẽ không cho được thứ mực mịn màng, sóng sánh. Đá tốt nhất là loại đá có độ ráp vừa phải, đủ để thỏi mực bị bào mòn từ từ, đảm bảo chất lượng mực. Tục ngữ Hán: “非人磨墨, 墨磨人 - Phi nhân ma mặc, mặc ma nhân - Không phải người mài mực, mà mực mài người.”; “墨是可已磨濃的 - Mặc thị khả dĩ ma nùng đích - Mực mài lâu mới đậm”. Lại có câu “讀 書 真 事 業 磨 墨 靜 功 夫 – Độc thư chân sự nghiệp, ma mặc tịnh công phu - Học hành là một sự nghiệp; mài mực cũng cần khổ công”. Thế nên, học trò xưa đi học, việc đầu tiên là phải gò lưng mài mực cho thầy, rồi sau mới đến chuyện học chữ.

Còn đối với mài son, xưa kia, người ta thường lấy các loại đá (khoáng thạch) có màu đỏ trong tự nhiên gọi là chu sa [朱砂] để làm son và làm thuốc, khá rắn. Tuy nhiên, son không yêu cầu mịn như mực, bởi thông thường người ta không dùng son để viết chữ, mà chỉ dùng để phê, khuyên, đánh dấu hoặc đóng ấn, triện. Do đó, khi mài son được phép mài (và phải mài) mạnh tay mới được (mạnh mẽ như đi “đánh giặc” vậy).

Thật ngạc nhiên, bởi cũng trong phần chữ cái “m” này, GS giải thích khá đúng câu tục ngữ nói về kinh nghiệm mài mực và mài son: “Mực mài tròn, son mài dài: Mài mực thì chỉ cần xoay tròn, còn son là đá khá rắn, phải mài mạnh theo đường thẳng”. Như vậy, chính cách nói khác đi (hình tượng, bóng bẩy hơn) của dân gian đã khiến GS không còn nhận ra nội dung câu tục ngữ mình từng giải thích nữa. Chúng tôi nói GS Nguyễn Lân giải thích “khá đúng”, bởi viết “Mài mực thì chỉ cần xoay tròn” là chưa chính xác. Xoay tròn có nghĩa thỏi mực được xoay 1800 hoặc 3600? Thực tế thỏi mực hình vuông, hoặc chữ nhật đứng, không thể làm động tác xoay tròn được (cũng không ai mài mực theo kiểu xoay tròn như vậy). Đúng ra người ta cầm chắc thỏi mực trong tay và mài theo vòng tròn của lòng đĩa hoặc lòng nghiên. Động tác này khiến người ta có sốt ruột muốn mài mạnh tay cũng không được; ngược lại khi mài son, nên mài theo đường thẳng mới có lực (trượt dài giống động tác ông thợ mộc bào gỗ) để son có thể thấm nhanh ra nước.

○ “miếng cơm tấm áo Thường dùng để nói sự biết ơn người nuôi sống mình”.

Không đúng. Xưa nay, câu cửa miệng Miếng cơm manh áo hoặc “Miếng cơm tấm áo” thường chỉ những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Ví như Giữ lấy miếng cơm manh áo, nghĩa là giữ lấy nguồn thu nhập đảm bảo nhu cầu tối thiểu (ăn và mặc); Nhường cơm sẻ áo, chỉ sự giúp đỡ cái cần thiết nhất trong cuộc sống.

Tham khảo: Thành ngữ Việt Nam: “Miếng cơm manh áo Quyn lợi vật chất tối thiểu của cuộc sống con người.” Ở đây vè không còn kể lể những việc thuộc về luân lý lễ giáo, các sự việc thuộc về mẹ dòng, vợ lẽ nàng dâu, mà đi vào các sự việc có ý nghĩa bản chất, quan hệ đến vận mạng sinh tử của nhiều người, đụng đến miếng cơm manh áo, đụng đến tư liệu sản xuất của đa số nhân dân.” (Tạp chí Văn hoá dân gian, số 1-1974); Miếng cơm tấm áo Như Miếng cơm manh áo Làm cán bộ là no đủ miếng cơm tấm áo cho từng nhà trong hợp tác xã, chứ không chỉ lo cho riêng mình”.

○ “miệng hoả lò ăn hết cơ nghiệp Ý nói việc nấu nướng ăn uống tốn kém”.

Câu tục ngữ có từ “hoả lò”, khiến GS Nguyễn Lân liên tưởng ngay đến chuyện “nấu nướng ăn uống tốn kém”. Nhưng khoa xem tướng dân gian coi hình thù cái miệng của những người có tính hoang phí, trông giống cái miệng hoả lò, ăn hết cơ nghiệp ông cha. Cũng như câu Mồm đục vậm ăn sậm cửa nhà (“đục vậm hay đục vũm, là loại đục dùng để đục lỗ tròn, hoặc hình bán nguyệt).

○ “một con tằm cũng phải hái dâu, một con trâu cũng phải đứng đồng (Đứng đồng là chăn trâu ở ngoài đồng) Ý nói: Khi đã nhận một việc gì, dù nhỏ, cũng phải làm đến nơi đến chốn”.

Nghĩa GS Nguyễn Lân giảng có vẻ xuôi xuôi. Tuy nhiên, với điều kiện phải nêu được nghĩa chính: nuôi một con tằm cũng mất công hái dâu, chăn một con trâu cũng mất công một người theo chăn dắt. Nghĩa bóng: Nên đầu tư chăn nuôi với số lượng nhiều để tiện thể chăm sóc, đỡ phí công lao động và mới thu được lãi lớn. (Ngày nay gọi là sản xuất hàng hoá, hoặc sản xuất lớn). Sách Từ điển tục ngữ Việt giải thích: Một con tằm cũng phải hái dâu; một con trâu cũng phải đứng đồng Chỉ nuôi một con tằm thì cũng phải mất công hái dâu (như là nuôi cả nong); chỉ nuôi một con trâu thì cũng phải mất công dong nó ra đồng (như là nuôi cả đàn). Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: Đã bắt tay làm thì hãy làm luôn một thể cho đỡ mất công”; Sách Từ điển tục ngữ Việt cũng đưa thêm dị bản: “Một trăm con trâu cũng một công chăn (Nuôi) một trăm con trâu cũng chỉ mất có một công chăn mà thôi, bởi thế, hễ đã nuôi thì hãy nuôi thật nhiu cho đỡ mất công). Hay dùng để khuyên mọi người hễ đã bắt tay làm gì thì hãy làm thật nhiu cho đỡ mất công lích kích”; Tục ngữ Hán đưa ra câu đồng nghĩa: “養羊不成羣, 白誤一個人 - Dưỡng dương bất thành quần, bạch ngộ nhất cá nhân - Nuôi cừu không thành đàn, phí công một người đi chăn”.

○ “một bát cơm rang bằng sàng cơm thổi Đây là ý kiến người thích ăn cơm rang, vì nó có hành mỡ, đôi khi có thịt, có lạp xường”.

Ý kiến người thích ăn cơm rang” thì làm sao trở thành tục ngữ được? Dân gian cũng không nhằm ca ngợi món cơm rang “có hành mỡ, đôi khi có thịt, có lạp xường” như GS nghĩ. (Ngày xưa lấy đâu ra thịt, thậm chí cả lạp xường, món ăn Tây sang trọng như cách hiểu của GS).

Có câu “Làm rể chớ nấu thịt trâu, nàng dâu chớ rang cơm nguội”. Thịt trâu khi nấu không nở mà thường teo lại, rất hao; hạt cơm khi rang cũng bị quắt lại, còn rất ít so với trước khi rang, nhưng khi ăn thì lại dội. Ở đây dân gian không chỉ nói lượng với chất mà chủ yếu so sánh lượng với lượng (đo lường mang tính tượng trưng “một bát” và “một sàng”).

○ “một vốn bốn lời Chê những kẻ buôn bán ăn lãi nhiều”.

Không đúng. Chăn nuôi, trồng trọt gặp năm được mùa, được giá, bỏ ra một đồng vốn, nhưng vẫn có thể thu được lợi ích kinh tế gấp bốn lần, cứ gì phải đổ tội cho “kẻ buôn bán”? Mặt khác, “vốn”, lời” ở đây không nhất thiết phải hiểu là tiền bạc, của cải vật chất, mà còn có thể được hiểu chung: những cái mình bỏ ra tuy ít, nhưng thu về thì gấp nhiều lần. Sách Thành ngữ Việt Nam giảng nghĩa: “Một vốn bốn lời 1.Lời lãi lớn gấp nhiều lần so với vốn liếng bỏ ra. “Một vốn bốn lời, mong có lãi, Năm liu bảy lĩnh cũng không cau.” (Tú Xương, “Thơ”). 2.Được nhiều lợi lộc, nhiều quyền lợi so với giai đoạn trước đó. “mình cho cánh phụ nữ dưới xuôi lên Tây Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội đu lãi to cả, một vốn bốn lời.” (Nguyễn Khải - Mùa lạc)”.

○ “mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng (Trong xã hội cũ, việc hôn nhân coi như một việc mua bán) Xem câu “Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”.

Tục ngữ không phản ánh hôn nhân trong chế độ cũ, cũng không có chuyện “mua bán” trong hôn nhân ở đây. Các khái niệm “mua heo” và “mua gái” là cách nói ví von ẩn dụ của dân gian. Bằng chứng nằm ở ngay trong câu đồng nghĩa “Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống” hoặc câu “Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi mà GS Nguyễn Lân đưa ra ngay sau đó, từ “mua” đã được thay bằng từ “kén”, từ “xem”. Vậy GS nghĩ sao? Thực ra câu tục ngữ trên đây tổng kết kinh nghiệm dân gian coi trọng yếu tố nòi giống mà ngày nay ta thường gọi là di truyn khi chọn giống nói chung. Ví như khi mua heo giống thì phải biết con lợn mẹ (lợn nái) như thế nào, có mạnh khoẻ, tạp ăn, mắn đẻ, sữa tốt hay không. Khi kén con dâu cũng phải tính xem gia đình ấy thế nào, có nề nếp giáo dục hay không, có bệnh di truyền không. (Từ ngữ dân gian xưa gọi là “mả”: Nhà ấy có mả ốm hao; mả ho lao; mả chết non; mả ăn trộm...). Quốc âm tự điển giảng câu “Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng” là: “Cưới vợ phải chọn con nhà hiền đức”. Câu gần nghĩa Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống. Tục ngữ Mường: “Đi hỏi vợ xem mẹ vợ, mua trâu xem trâu cái đầu đàn”. [Boi du hẩu mế môống, mua tru hẩu mế côống rán]. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm khoa học chọn giống cây, giống con ngày nay.