Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Hòa giải vì sao không?

(Rút từ facebook của Dạ Ngân)


Dưới con mắt các nhà văn, đường biên của các quốc gia thật vô nghĩa vì chúng biến động, mạnh được yếu thua. Nhưng bây giờ, mâu thuẫn giữa các quốc gia với nhau không dễ đưa đến chiến tranh bằng mâu thuẫn sắc tộc. Điều đó nói lên gì? Chúng nói lên rằng, dự cảm, tình cảm của các nhà văn luôn đúng, rằng quyền lợi của từng con người, từng bộ tộc nhỏ mới là cái đáng quan tâm, vì nó là cái lõi mà xã hội văn minh đang hướng tới. Bình đẳng, công bằng, tự do, hài hòa, bác ái.
Điều đó lý giải vì sao các nhà văn đã đọc nhau, hay chưa đã đọc nhau, được trực diện nhìn vào mắt nhau là thấy gần gũi, dễ chịu, như đã quen nhau, như anh em một nhà. Đó là vì sứ mệnh mà chúng ta tự quàng vào số phận mình: sứ mệnh thức tỉnh, trắc ẩn và nhân bản.

Ở Đông Nam Á, Việt Nam có lẽ là nước lóp ngóp nhất không phải vì bão lũ hàng năm như “đến hẹn lại lên”, mà bởi vì hai từ mà nhân loại e sợ nhất: Chiến tranh. Hôm nay, tôi nói về một trong những hậu quả khủng khiếp, dai dẳng, bất thường của nó là hòa giải và nghịch lý của nó, vì sao không có hòa giải.
Cuộc chiến nào cũng phải kết thúc. Nhưng cái trớn để hóa giải thương tích trong tâm hồn, trong tâm tư, trong tâm linh, trong tâm khảm thật ra không đơn giản như là khâu lại một vết thương. Có chắc thời gian là liều thuốc không? Vì sao tôi bi quan và mô tả người dân Việt Nam sau 40 năm chiến tranh vẫn như những kẻ loay hoay trên bãi lầy của mình?

Ở thời điểm kết thúc thế chiến thứ hai, phát xít Nhật vừa mới thế chỗ cho quân đội Pháp đã phải đầu hàng quân Đồng Minh. Khi ấy không ai nghĩ kỷ nguyên thuộc địa phải kết thúc, không ai đủ hiểu biết và đủ thông tin để nói với người Pháp, người Mỹ và người Việt rằng, thời kỳ ấy đã đến lúc kết thúc. Người Pháp quay lại Việt Nam. Người Mỹ đứng sau lưng ủng hộ người Pháp, trong bối cảnh thể chế cộng sản sáng chói ở nhiều nơi trên thế giới. Việt Nam 9 năm mới kết thúc được với người Pháp. Người Mỹ nhảy vào can thiệp, (tôi định nghĩa đó là sự can thiệp) với tiềm lực khổng lồ, cùng với thể diện của siêu cường. Đó là yếu tố mấu chốt khiến cho sau khi chiến tranh kết thúc nhưng lòng người vẫn chia cắt dữ dội, do mất mát đau thương và chiến tuyến quá sâu.

Thứ hai, trong kiệt quệ và kiêu ngạo chiến thắng, người Việt Nam không lường được một cuộc chiến mới mà người khổng lồ phương Bắc đang toan tính. Có một nghịch lý sâu xa, vì sao họ giúp Việt Nam đánh Mỹ mà lại không muốn Việt Nam thống nhất? Bởi lẽ họ muốn nguyên trạng như Bắc và Nam Triều Tiên, miền Bắc phải là sân sau và Pháp hay Mỹ không là những kẻ lảng vảng ở biên giới Việt - Trung. Họ dung dưỡng thể chế quái dị Pol Pot ở Campuchia và ngay sau năm 1975, quân đội VN đã phải lâm chiến. Thực sự một cuộc chiến thứ 3 đã nổ ra, ở hai đầu biên giới. Đến hôm nay Việt Nam mới có thể gọi việc Trung Quốc cất quân sang Việt Nam năm 1979 là xâm lược. Việt Nam thê lương, kiệt sức, gần như gục ngã. Các nước lớn vỗ tay với lệnh cấm vận của Mỹ.

Thứ ba, vì sao sự hòa giải không đến? Là vì, cách gọi tên cuộc chiến. Phe thắng gọi là chống xâm lược Mỹ, phe thua gọi là miền Bắc xâm lược? Xem ra phe miền Bắc quyết liệt hơn, và miền Bắc đã làm được vì họ không chấp nhận chia cắt để rồi phải ăn cỏ như người dân Bắc Triều Tiên. Mọi việc sau đó tính sau. Nhưng sau đó là cái trớn của thể chế cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Những đợt cải tạo đã đào thêm chiến tuyến trong chính những người dân miền Nam, gây ra làn sóng thuyền nhân chưa từng có trong lịch sử di dân ở châu Á.

Hòa giải đã không thực đến từ chính quyền. Nhưng hòa giải giữa những người dân với nhau diễn ra rất sớm, âm thầm và hết sức tự nhiên. Do truyền thống, do nhận thức và còn do thời gian là liệu pháp. Giới nhà văn là những người tiên phong, như mọi khi, mọi lúc, mọi nơi trên thế giới này, nhà văn bao giờ cũng bước đi lặng lẽ nhưng vị trí của họ vô cùng quan trọng, có sức lay động và kêu gọi thắm thiết.

Khi có thể, nếu có cuộc tọa đàm nữa, tôi sẽ nói về sự hòa giải giữa người Việt với người Pháp, người Mỹ và người Hàn, một đề tài thú vị, tôi tin là sẽ thú vị.


Reconciliation. Why not?
(Phạm Minh Khánh Duy chuyển ngữ)

In writers’ vision, country’s border does not exist for it can be changed based on the winning side. But now, national conflict cannot lead to war easilier than racial conflict does. What can we know from that? It demonstrates that writers’ premonition and emotion are always correct, that what must be noticed are the people and the ethnic minorities’ rights because this is the ultimate object that a civilised society must achieve. Equality, freedom, harmony, humanity.

It explains why by direct eye contact, writers, who have and have not read each others’ work, feel truly connected and comfortable as if we are blooded brothers and sisters. It is due to the commitment that we ourselves put in our life path: enlightenment, compassion and humanity.

In South East Asia, Vietnam is probably the most difficult country not because of the annual storm and flood but because of human’s deepest fear: War. Today, I will discuss about reconciliation – one of the most terrible, prolonged, unconventional consequences of the war – and its paradox why can’t there be proper reconciliation.

There’s an end to every war. But the momentum of healing one’s soul, spirit and memory is not as simple as suturing a wound. May time be the cure? Why would I pessimistically describe Vietnamese people as fumblers in their own swamp even after 40 years of war?

In the end of WW2, Japanese fascists surrendered to the Allies not long after replacing the French colonialists in Vietnam. Nobody could think that colonial regime must stop. Nobody was knowledgable and informative enough to tell the French, the American and the Vietnamese that it was time for the end of colonialism. The French returned to Vietnam once again. In a time of communism spreading all over the world, the American apparently supported the French. It took 9 years for Vietnam to defeat France. The USA interrupted (I define it as an interruption) with unbelievable strength and pride of a super powerful country. This is the principal reason why people still divide formidably after the war since the sufferings are too deep.

Secondly, in our great lost of physical world and our victorious arrogance, the Vietnamese couldn’t foresee another war which was currently planned by the North Giant. The paradox is, why did they help Vietnam to fight against the USA but didn’t want us to unite? The answer is they wanted to keep the country in two like the present North and South Korea. The North must be their backyard to keep France and the USA away from wandering around their border with Vietnam. They raised the monstrous Pol Pot Regime in Cambodia and right after 1975, the Vietnam Army had to engage in war with this brutal force. The 3rd war actually happened in both the Northern and Southern border. Until now can we call 1979 an act of invasion of China. Vietnam was lugubrious, exhausted, hopeless. All big nations approved with the USA’s embargo on Vietnam.

Thirdly, why would the appearance of reconciliation never come? I say, it is the result of calling the war’s name. The winner likes to call it a resistance war against the invasive USA whereas the defeated side remembers it as an invasion by the North? Somehow the North sounds more logical and the North succeeded mainly because they couldn’t accept separation which would “make them eat grass” like North Koreans. The main mission was to unite, everthing after that could be taken care later. Nonetheless, the momentum of Socialist Republic regime had a great pace. Harsh re-education built an even more manifest dissatisfaction in the Southern minds which led to an Asian record of migration through the ocean.

Reconciliation didn’t come from the government. However, people conciliated very soon, quietly and naturally thanks to our compassionate tradition, awareness of the war and the important therapy of time. As always and no matter where in this world, writers are the pioneers who work silently but their position is absolutely essential, is able to touch deeply into one’s soul and intimately express one’s emotion.

In the next discussions, I will talk about the Vietnamese reconciliation with the French, the American and the South Korean. An interesting topic I believe.