Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

Các thành viên Hội đồng Giải Văn Việt lần thứ Ba (2018)

BAN XÉT GIẢI THƠ:

1/ Bùi Chát, Sài Gòn, Việt Nam

Thành viên sáng lập nhóm thơ Mở Miệng. Thành viên sáng lập & Ban Đại diện Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam. Chủ trương NXB Giấy Vụn.

clip_image001

Tác phẩm cá nhơn: (NXB Giấy Vụn): Xáo chộn chong ngày (tập thơ); Cái lồn bỏ đi & những bài thơ chửi rủa [bới, lộn]; Made in vietnam (conceptual art); Tháng tư gãy súng (tập thơ); Xin lỗi chịu hổng nổi (tập thơ nghĩa địa); Bài thơ một vần (tập thơ song ngữ Việt – Anh)

Thơ dịch sang các ngôn ngữ khác: Tiếng Anh: Rock Heals, Calque, Asymptote, The Deluge: New Vietnamese Poetry Tiếng Pháp: La Revue des Resources. Tiếng Đức: Lyrikline. Ngoài ra còn có thơ dịch đăng trên một số blog tiếng Thụy Điển, Tây Ban Nha, và có mặt trong tuyển tập thơ Mở Miệng dịch sang tiếng Czech chuẩn bị xuất bản.

Giải thưởng: Giải thưởng Freedom to Publish Prize của Hiệp hội xuất bản quốc tế (International Publishers Association), 2011

2/ Chân Phương, Boston, Hoa Kỳ

là bút danh của PHƯƠNG KIẾN KHÁNH; cựu giáo chức.

Ngoài làm thơ, còn viết truyện ngắn, biên khảo văn học và dịch thuật – đặc biệt thi ca hiện đại Âu-Mỹ. Hợp tác với các trang mạng Ăn mày văn chương (Pháp); Da Màu (California); Tiền Vệ (Úc); Văn Việt (VN); Lá Xanh (VN)...

clip_image003

Thơ đăng trên các tạp chí nước ngoài: Văn Học, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Việt, Diễn Đàn(Paris), VietNam Forum (Đại Học Yale), Illuminations (Đại Học Charleston), Tribuna (Rumania)…

Các tập thơ đã xuất bản: Chú Thích cho Những Ngày Câm Nín; Bản Án cho Các Vĩ Cầm; Nghĩa Đen; Bổ Túc Lý Lịch Cho Loài Di Dân; Biển là Một Tờ Kinh.

3/ Giáng Vân, Hà Nội, Việt Nam

Cựu Biên tập viên văn nghệ báo Phụ Nữ Thủ đô & cựu BTV mạng vanviet.info; cựu Trưởng ban Giám khảo Giải Thơ Lá Trầu

clip_image005

Tác phẩm đã công bố:

- Thơ: 3 tập thơ đã in, trong đó có 2 tập được Hội Văn học Nghệ thuật Hà nội trao giải: Năm tháng lãng quên; Trên những ngày buồn - Giải văn học Hà nội 5 năm 1991-1995; Đường gió (2013) - Giải thơ Hà Nội 2013.

- Dịch thuật: một số bài thơ và 1 tiểu thuyết tiếng Pháp.

4/ Nguyễn Trọng Tạo, Hà Nội, Việt Nam

Nguyên đồng Sáng lập viên và Biên tập viên tạp chí Cửa Việt, Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam, kiêm Trưởng ban biên tập báo Thơ.

clip_image007

- Các tác phẩm chính đã công bố: Sóng thủy tinh; Gửi người không quen; Đồng dao cho người lớn, 1994, 1999; Thư trên máy chữ và Tản mạn thời tôi sống, Nương thân, Thơ trữ tình, Thế giới không còn trăng, Em đàn bà, Ký ức mắt đen, (song ngữ Việt - Anh), Thơ và Trường ca, Nến trắng (tam ngữ Việt - Anh - Ba Lan), Con đường của những vì sao (trường ca Đồng Lộc), 1981, 2008; Tình ca người lính trường ca); Biển mặn (trường ca); Văn chương cảm và luận (tiểu luận)

- Giải thưởng: đoạt nhiều giải thưởng văn học và nghệ thuật, quan trọng nhất là Giải thưởng Nhà nước cho 2 trường ca Con đường của những vì sao & Tình ca người lính

5/ Ý Nhi, TPHCM, Việt Nam

Tên khai sinh: Hoàng Thị Ý Nhi.

Cựu Biên tập viên Thơ của Nhà xuất bản Tác phẩm mới (nay là NXB Hội nhà văn). Hiện là BTV Thơ của mạng vanviet.info

clip_image009

- Các tác phẩm đã xuất bản: Nỗi nhớ con đường (thơ, in chung với Lâm Thị Mỹ Dạ); Đến với dòng sông (thơ); Cây trong phố - Chờ trăng (thơ, in chung với Xuân Quỳnh); Người đàn bà ngồi đan (thơ); Ngày thường (thơ); Mưa tuyết (thơ); Gương mặt (thơ); Vườn (thơ); Thơ tuyển (thơ); Những gương mặt-những câu thơ (chân dung); Ý Nhi tuyển tập; Có gió chuông sẽ reo (Truyện ngắn)

- Thơ dịch ra các ngôn ngữ khác: Pháp (tạp chí Europe), Mỹ (tạp chí Poetry Internationnal; sách “6 Vietnamese Poets”; sách “Black Dog, Black Night - Contemporary Vietnamese poetry”; sách “Vietnamese Feminist Poems”), Nga (tạp chí Lotus, tuyển tập các nhà thơ Á-Phi), Nhật (Tuyển tập 175 bài thơ về độc lập và tự do của Việt Nam), Thụy Điển (sách “Till:Igar. Tolv Vietnamesiska poeter (Cho ngày hôm qua-12 nhà thơ Việt Nam)

- Giải thưởng: Hội Nhà văn VN 1985; Cikada Thụy Điển 2016

BAN XÉT GIẢI VĂN

1/ Đặng Văn Sinh, Hải Dương, Việt Nam

Biên tập viên Văn của mạng vanviet.info

clip_image011

Tác phẩm đã xuất bản:

Truyện ngắn: Khúc Trương Chi, Ảo ảnh, Nước Mắt của biển, Rừng Ken Chải, Đêm trăng Tả Giàng, Kẻ chiếm dụng thời gian của thượng đế, Chuyện Hoạ sĩ Lùn

Tiểu thuyết: Người đàn bà trong lửa, Ga tàu, Hoa mận dại, Thanh kiếm Phù Tang, Bến Lở

2/ Lê Minh Hà, Berlin, Đức

clip_image013

Các tác phẩm đã xuất bản: Trăng góa (truyện ngắn in ở Mỹ); Gió biếc (truyện ngắn in ở Mỹ) tái bản và bổ sung in ở Việt Nam (Những giọt trầmNhững gặp gỡ không ngờ); Thương thế... ngày xưa (Tùy bút in ở Mỹ – tái bản nhiều lần có bổ sung ở Việt Nam); Cổ tích cho ngày mới (tái bản có bổ sung phần in chung với Lê Đạt trong Truyện cổ viết lại); Còn nhớ nhau không (tùy bút); Gió tự thời khuất mặt; Phố vẫn gió; Tháng ngày ê a

3/ Ngô Thị Kim Cúc, Sài Gòn, Việt Nam

Từng in truyện trên tạp chí Bách Khoa xuất bản ở Sài Gòn trước 1975 với bút danh Vô Ưu; và trên tạp chí Văn, báo Tin Văn với bút danh Ngô Thị Kim Cúc.

Từng là Biên tập viên văn nghệ báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ.

Hiện là BTV Văn của mạng vanviet.info

clip_image015

Tác phẩm đã xuất bản: Vị ngọt hòa bình (tập truyện); Sắc biển (tập truyện); Tam Giang thứ ba (truyện ký); Vết cháy (tập truyện); Dòng sông buổi chiều (tập truyện); Những người uống trà (tập truyện); Những biền dâu sống lại (bút ký); Thảm cỏ trên trời(tập truyện); Ngọt như cà phê (bài báo văn học); Truyện ngắn Chọn lọc Ngô Thị Kim Cúc (tập truyện).

4/ Nguyên Ngọc, Hội An, Việt Nam

Bút danh khác: Nguyễn Trung Thành. Tên khai sinh: Nguyễn Văn Báu

Từng làm Tổng biên tập báo Văn Nghệ, Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện là Viện trưởng Viện Phan Châu Trinh, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, Chủ tịch Hội đồng Giải Văn hóa Phan Châu Trinh, Trưởng ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam & Chủ nhiệm mạng vanviet.info, Chủ tịch Hội đồng Giải Văn Việt.

clip_image017

Các tác phẩm đã xuất bản: Đất nước đứng lên; Rẻo cao; Đường chúng ta đi; Đất Quảng; Rừng xà nu; Có một đường mòn trên biển Đông; Cát cháy; Tản mạn nhớ và quên; Nghĩ dọc đường; Lắng nghe cuộc sống; Bằng đôi chân trần; Các bạn tôi ở trên ấy…

5/ Phạm Xuân Nguyên, Hà Nội, Việt Nam

Từng là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Hiện là Trưởng ban Văn học so sánh Viện Văn học.

clip_image019

Các tác phẩm đã xuất bản (ngoài hàng trăm bài viết về văn học trên báo chí trong và ngoài nước):

Dịch thuật: Sự bất tử (Milan Kundera) – Bút danh Ngân Xuyên; Văn học và cái ác (Georges Battaille) – Bút danh Ngân Xuyên.

Tiểu luận phê bình: Nhà văn như Thị Nở; Khát vọng thành thực.

BAN XÉT GIẢI NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH

1/ Hoàng Dũng, TPHCM, Việt Nam

PGS. TS Ngôn ngữ, Giảng viên Đại học Sư phạm TPHCM. Giáo sư thỉnh giảng Đại học Hamburg (2010) và Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc (Hankuk University of Foreign Studies, Seoul, 2013). BTV Nghiên cứu phê bình và Tổng hợp của mạng vanviet.info

clip_image021

Tác phẩm: Trên 50 công trình về ngôn ngữ học ở trong và ngoài nước.

Giải thưởng về phê bình của tạp chí Sông Hương (hai lần) và Cửa Việt (một lần).

2/ Hoàng Hưng, Sài Gòn, Việt Nam

Tên khai sinh là Hoàng Thụy Hưng.

Từng làm Trưởng ban Văn hóa-Văn nghệ báo Lao Động thời kỳ Đổi mới.

BTV Tổng hợp của mạng vanviet.info. Thường trực Hội đồng Giải Văn Việt

clip_image023

Tác phẩm Nghiên cứu phê bình:

- Gần 40 bài viết và tiểu luận văn học trên các sách báo Việt Nam và nước ngoài (Pháp, Đức, Mỹ)

- Sách (tự xuất bản): Các bài viết về thơ; Viết về Mỹ thuật (HHEBOOK 2012)

3/ Trần Đình Sử, Hà Nội, Việt Nam

GS TS Ngữ văn. Cựu GS Đại học Sư phạm Hà Nội.

clip_image025

Các công trình tiêu biểu:

- Viết: Thi pháp thơ Tố Hữu; Lí luận và phê bình văn học; Những thế giới nghệ thuật thơ; Dẫn luận thi pháp học, 1998, 2004, 2017; Thi pháp văn học trung đại Việt Nam; Thi pháp Truyện Kiều; Văn học và thời gian; Trên đường biên của lí luận văn học.

- Dịch: Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc; Những vấn đề thi pháp Dostoievski; Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Đường, 1997, 2001; Bốn bài giảng mĩ học.

4/ Thụy Khuê, Paris, Pháp

Tên khai sinh là Vũ Thị Tuệ. Viết tiểu luận văn học từ 1985. Từng là Cộng tác viên chủ chốt về Văn hóa văn nghệ của Đài phát thanh RFI

clip_image027

Tác phẩm đã công bố:

- Tiểu luận văn học trên các báo Tự Do (Pháp & Bỉ), Văn Học (Hoa Kỳ), Thông Luận (Pháp), Thế Kỷ 21 (Hoa Kỳ), Người Việt (Hoa Kỳ), Diễn Ðàn (Pháp), Hợp Lưu (Hoa Kỳ), Phụ Nữ Diễn Ðàn (Hoa Kỳ), Văn Việt (VN)...

- Sách đã in: Cấu trúc thơ; Sóng từ trường I, II và III; Nói chuyện với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp; Nhân Văn-Giai Phẩm & Vấn đề Nguyễn Ái Quốc; Vua Gia Long & Người Pháp (Giải Đặc biệt Văn Việt lần thứ nhất 2016); Họa trường Lê Bá Đảng.

5/ Văn Giá, Hà Nội, Việt Nam

Tên khai sinh: Ngô Văn Giá. Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngữ văn. Chủ nhiệm Khoa Viết văn- Báo chí, Đại học Văn hoá Hà Nội.

clip_image029

Một số công trình chính đã xuất bản: Một khoảng trời văn học (tiểu luận- phê bình); Vũ Bằng- bên trời thương nhớ (chuyên luận); Đời sống và đời viết (tiểu luận, phê bình-chân dung); Vũ Bằng- Mười chín chân dung nhà văn cùng thời (Sưu tầm, giới thiệu); Viết cùng bạn viết (tiểu luận, phê bình- chân dung); Người khác và tôi (Chân dung- tiểu luận, phê bình); Một ngày nát vụn (tập truyện); Một ngày lưng lửng (tập truyện ngắn)

BAN XÉT GIẢI DỊCH THUẬT:

1/ Hoàng Hưng, Sài Gòn, Việt Nam

Tác phẩm đã công bố:

- Nhiều thơ và truyện dịch từ tiếng Pháp, tiếng Anh in trên các sách báo Việt Nam.

- Sách xuất bản: 100 bài thơ tình thế giới (chủ biên), Thơ Federico Garcia Lorca, Thơ Apollinaire, Thơ Pasternak (cùng dịch), 15 nhà thơ Mỹ TK XX (chủ biên), Thơ Pháp cuối TK XX, Thơ André Velter, Thơ Allen Ginsberg (chủ biên), Các nhà thơ Giải Nobel (cùng dịch), Aniara (trường ca của Harry Martinson), Bài hát chính tôi (Walt Whitman), The Jungle Book (R. Kipling), Captains Courageous (R. Kipling - cùng dịch), Un crime en Hollande (Simenon), Le chien jaune (Simenon), De guere lasse (F. Sagan – cùng dịch), Les choses (G. Perec). Một số sách tâm lý học giáo dục của J. Piaget,

- Giải thưởng: Tặng thưởng của Hội Nhà văn VN cho “Thơ Apollinaire” 2007; Giải Sách Hay 2016 của Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh & IRED cho “Sự ra đời trí khôn ở trẻ em” (Piaget)

2/ Đặng Văn Sinh, Hải Dương, Việt Nam

dịch giả tiếng Hoa

3/ Lê Quang, Hà Nội, Việt Nam

dịch giả tiếng Đức.

clip_image030

Tác phẩm đã công bố: trên 30 tác phẩm, trong đó có Người đọc (Bernhard Schilink), Tình ơi là tình (Elfriede Jelink), Vị hạt táo (Katharina Hagena), Con sóng thứ bảy, Cưỡng cơn gió bấc, Ân sủng của đờiMãi yêu em (Dainel Glattauer)…

4/ Trịnh Y Thư, California, Hoa Kỳ

Nguyên chủ bút tạp chí Văn Học (California).

clip_image032

Tác phẩm dịch đã xuất bản: Đời nhẹ khôn kham (The Unbearable Lightness of Being), tiểu thuyết của nhà văn Pháp gốc Tiệp Milan Kundera, tạp chí Văn Học; Căn phòng riêng (A Room of One’s Own), tiểu luận văn học của nữ sĩ Virginia Woolf, Tri Thức, ấn bản thứ nhất 2009, ấn bản thứ hai 2016; Jane Eyre, tiểu thuyết của nữ sĩ Charlotte Brontë, Nhã Nam.

Sáng tác đã xuất bản: Người đàn bà khác, tập truyện; Chỉ là đồ chơi, tạp bút; Phế tích của ảo ảnh, thơ.

5/ Vũ Thế Khôi, Hà Nội, Việt Nam

Bút danh khác: Văn Khôi, Hà Minh Thắng

Nguyên Trưởng khoa tiếng Nga Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Đại học Hà Nội); Nhà giáo ưu tú từ 1992; sáng lập viên và ủy viên Hội đồng khoa học Trung tâm văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây; từng tham gia Hội đồng thẩm định trao giải thường văn học dịch của Hội Nhà văn VN.

clip_image034

- Các công trình nghiên cứu về văn hóa đã công bố: Mộ Trạch Vũ tộc thế hệ sự tích. Khảo cứu, phiên dịch từ Hán ngữ và chú giải; Vũ Tông Phan với văn hóa Thăng Long - Hà Nội (Chủ biên)

- Các tác phẩm dịch chính: a) Nga ngữ: V.Korrolenko - Những đốm lửa - (dịch chung); V. Bưkov – Gắng sống đến bình minh; Câu chuyện một tấm bia; Tình ca trên núi Alpơ (các truyện vừa, 1983, 1987); V.Korotkevich – Đội săn của quốc vương Stăk (tiểu thuyết); Thùy dương nguyên thủy (tiểu thuyết); Truyện Kiều (sang tiếng Nga); b) Hán ngữ: Tuyển tập thơ văn Vũ Tông Phan.