Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Quốc Hội Hoa Kỳ vinh danh 60 năm điện ảnh nữ tài tử Kiều Chinh

Đằng-Giao/Người Việt

November 24, 2017

clip_image001Bà Kiều Chinh nhận bằng tưởng lục do ông Lou Correa trao tặng. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

SANTA ANA, California (NV) – Ông Lou Correa, dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ, vừa tổ chức lễ vinh danh nữ tài tử Kiều Chinh. Buổi lễ có tên “60 th Anniversary of Kiều Chinh Cinema” (Kỷ niệm 60 năm điện ảnh Kiều Chinh). Đây là lần thứ hai trong tháng này, bà được vinh danh.

“Vài hôm trước, ngày 18 Tháng Mười Một, tôi vừa nhận bằng tuyên dương của Quốc Hội Hoa Kỳ, do Dân Biểu Zoe Lofgren trao tặng tại San Jose, California,” bà nói với phóng viên nhật báo Người Việt.

Như vậy, trong vòng năm ngày, bà nhận được hai bằng tuyên dương của Quốc Hội Hoa Kỳ, lần này do Dân Biểu Lou Correa trao tặng. Buổi lễ được tổ chức vào trưa Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một, tại Rancho Santiago Center Boardroom, Santa Ana.

Trong diễn văn khai mạc, ông Correa gọi bà là “national treasure” (tài sản quốc gia) và lấy làm hân hạnh được đón tiếp bà. Ông muốn vinh danh Kiều Chinh vì không những bà đã đóng góp cho điện ảnh Hoa Kỳ mà còn có những đóng góp cho cộng đồng gốc Việt, và còn cho nước Mỹ nữa.

Ông nói: “Nước Mỹ đã đón nhận người Việt tị nạn và tưởng như cho họ cuộc đời mới, nhưng chính những công dân gốc Việt thay đổi nước Mỹ, từ văn hóa đến kinh tế.”

Sau đó là phần chiếu lại vài trích đoạn tiêu biểu trong những phim của Kiều Chinh. Dĩ nhiên, đoạn video bảy phút không thể nào lột tả đầy đủ cả một sự nghiệp 60 năm của bà, nhưng cũng đủ làm mọi người có mặt phải xúc động.

Bà nói: “Hôm nay tôi đến đây với tư cách khách mời. Tôi vô cùng cảm kích được có mặt ở đây. Vì chỉ là khách nên tôi không thể mời tất cả bạn bè ở khắp nơi đến đây cùng chung vui.”

“Nhân đây, tôi muốn trân trọng gởi lời cám ơn đến giới truyền thông và tất những khán giả đã theo dõi Kiều Chinh trong suốt 60 năm qua,” bà nói thêm.

clip_image002Kiều Chinh, đứng, áo dài đen cùng Dân Biểu Lou Correa và bạn hữu. (Hình: Văn phòng Lou Correa cung cấp)

Bước vào sự nghiệp điện ảnh năm 1957, bà được mời diễn vai nữ chính trong phim “Hồi Chuông Thiên Mụ” của đạo diễn Lê Dân cùng các diễn viên Lê Quỳnh, Hà Bắc, Ngọc Quỳnh.

Năm 1969, bà là tài tử đầu tiên được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trao giải Văn Học Nghệ Thuật, ngành điện ảnh.

Không thể kể hết những phim bà có mặt từ năm 1957 đến 1975, nhưng một điều không thể quên là ngoài Việt Nam ra, những vai điện ảnh đã đưa bà đến Thái Lan, Singapore, Philippines, Ấn Độ…

Đến Philippines, bà được tưng bừng đón tiếp như một quốc khách.

“Một kỷ niệm đặc biệt nhất đời tôi là vào năm 1968, sau khi đóng phim ‘Destination Việt Nam,’ tôi được Bộ Quốc Phòng Philippines trải thảm đỏ đón tiếp tại phi trường rồi đón tôi bằng xe zeep mui trần, có súng đạn, trên đầu có trực thăng, hai bên đường chật cứng dân chúng đón chào làm tôi vô cùng cảm động,” bà kể.

Năm 1971, bà nhận vai công chúa Ấn Độ và được tiếp đãi như một nàng công chúa thực sự.

Cùng năm, bà đóng vai nữ chính trong phim “Người Tình Không Chân Dung” của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc cùng Trung Tá Biệt Kích Vũ Xuân Thông, Minh Trường Sơn, Trần Quang, Tâm Phan… Cuốn phim này đạt nhiều thành quả rực rỡ và Kiều Chinh đã đọat giải nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Đại Hội Điện Ảnh Á Châu ở Đài Bắc năm 1972.

Bà hồi tưởng với niềm hãnh diện: “Phim này rất đặc biệt đối với tôi vì đã có sự góp mặt của đại diện toàn thể các binh chủng Hải, Lục, Không Quân của nền Đệ Nhị Cộng Hòa.”

Tay trắng rời khỏi Việt Nam năm 1975, ngay năm 1976, bà tham gia đội ngũ diễn viên Mỹ trong bộ phim truyền hình đắt khách “M*A*S*H” với nam tài tử gạo cội Alan Alda.

Sau đó, bà đóng nhiều phim điện ảnh và truyền hình tại Hollywood như “The Letter,” “The Joy Luck Club”… cùng nhiều đạo diễn, tài tử điện ảnh tầm cỡ quốc tế.

Trong phim “The Joy Luck Club,” Kiều Chinh đóng vai Suyuan, một người mẹ Trung Hoa phải bỏ lại hai đứa con song sinh chưa biết đi, trên đường chạy loạn. Đây là vai trò được nhiều người nhớ nhất.

Vẫn chưa ngừng nghỉ, ngay sau Lễ Tạ Ơn, bà sẽ xuất hiện trước ống kính của bộ phim truyền hình nổi tiếng “NCIS: Los Angeles.”

Bà nói: “Họ bắt đầu bấm máy ngày 26 Tháng Mười Một.”

Suốt 60 năm đóng góp cho điện ảnh nước nhà và thế giới, Kiều Chinh là người Việt Nam làm việc bền bỉ nhất và đều đặn nhất với hơn 100 phim.

Bao giờ bà giã từ điện ảnh?

“Tôi sẽ làm việc cho đến khi nào khán giả không chấp nhận tôi nữa,” bà trả lời với nụ cười đôn hậu.

Ôn lại bao nhiêu thăng trầm sau 42 năm trôi dạt nơi xứ người với hai bàn tay trắng để rồi được trao tặng bao nhiêu tước hiệu danh dự, từ điện ảnh, văn hóa đến xã hội, trên các diễn đàn thế giới, thật tự hào, Kiều Chinh vẫn giữ đúng phẩm chất của một nghệ sĩ Việt Nam lưu vong. (Đằng-Giao)

Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/kieu-chinh-nhan-bang-tuong-luc-60-nam-dien-anh-cua-quoc-hoi/