Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Đầu tư vào đào tạo trên đại học

Thích Học Toán

Cách đây gần chục năm, ông Nguyễn Thiện Nhân đưa ra mục tiêu 20K tiến sĩ cho năm 2020. Nhiều người cười ông Nhân về mục tiêu viển vông. Tôi không có số liệu chính xác trong tay nhưng tôi tin rằng nếu có thống kê đầy đủ thì con số này đã đạt được rồi.

Nhiều người phán một cách khá vội vàng rằng tiến sĩ đào tạo gần đây toàn là tiến sĩ giấy. Đúng là chất lượng đào tạo tiến sĩ trong nước còn rất thấp, nhiều cơ sở đào tạo theo nhu cầu chuẩn hoá bằng cấp, coi nhẹ mọi chuẩn mực hàn lâm. Một mặt khác, tôi nghĩ rằng đa số trong số khá đông tiến sĩ đào tạo ở các nước phương tây trong những năm gần đây có trình độ khoa học tốt, ít nhất không kém hơn những người được đào tạo ở Liên xô, hay các nước xã hội chủ nghĩa trong những thập kỷ trước. Tôi đã tiếp xúc, và nghiên cứu hồ sơ một số không nhỏ trong số xấp xỉ một trăm tiến sĩ toán xuất thân từ chương trình thạc sĩ quốc tế liên kết giữa Viện toán học, Sư phạm Hà nội và một số trường đại học ở Pháp và Đức, chương trình này bắt đầu từ 2005. Tuyệt đại đa số họ đều có những công trình khoa học nghiêm túc, được công bố ở những tạp chí đàng hoàng. Tôi tin rằng ở các tình hình ở các ngành khoa học khác cũng vậy, tuy rằng cần có một thống kê đầy đủ và chính xác hơn.

Như vậy các chương trình 322, 911 … dùng tiền ngân sách đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài có hiệu quả không. Tôi tin là có.

Giảng viên ở các trường đại học có cần có bằng tiến sĩ hay không. Tôi tin là có, vì đó là chuẩn mực quốc tế. Nếu chẻ chữ University ra thì ta thấy nó xuất phát từ chữ Universal. Làm University theo kiểu đặc thù là cách tự mâu thuẫn ngay trong phát biểu.

Nhưng nếu câu hỏi đặt ra là có nên tiếp tục sử dụng ngân sách để đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài hay không, thì tôi tin là không. Ít nhất không phải ở quy mô như đang nghe nói.

Điều bất hợp lý lớn nhất là nhà nước có thể bỏ ra 2K USD / tháng cho một người đi học tiến sĩ ở nước ngoài, nhưng khi họ đã tốt nghiệp và đi dạy ở đại học VN thì mức lương khởi điểm của họ sẽ nhỏ hơn 150 USD/tháng. Nếu thu nhập khởi điểm của giáo viên đại học đạt ở mức tương đương, hoặc chỉ bằng 70% thu nhập ở các ngành khác trong xã hội với yêu cầu trình độ tương đương, thì có lẽ không cần nhà nước phải hỗ trợ, các bạn trẻ sẽ tự tìm cách mà đi làm tiến sĩ ở nước ngoài.

Vấn đề là đại học lấy đâu ra tiền để trả lương xứng đáng cho giảng viên. Hiển nhiên là các trường có định hướng ở phân khúc cao phải tính đủ học phí, có nghĩa là tăng học phí so với hiện nay. Các trường ở phân khúc thấp vẫn có thể duy trì mức độ học phí thấp và trả lương thấp cho giảng viên của mình.

Vậy thì vai trò của nhà nước nằm ở đâu? Vai trò của nhà nước là hỗ trợ cho các em sinh viên có điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng đủ trình độ học ở các trường ở phân khúc cao, vẫn có thể đi học ở đó với chính sách học bổng hợp lý. Thay vì việc cấp kinh phí trực tiếp cho các trường đại học như hiện nay theo đầu sinh viên, bất kể sinh viên nhà nghèo hay nhà giàu.

Quay lại câu chuyện dùng ngân sách để gửi 9K sinh viên đi làm tiến sĩ ở nước ngoài. Tôi tin rằng ngân sách này sẽ được sử dụng hiệu quả hơn vào hai việc như sau:

1) làm startup grant để các trường đại học có thể tuyển những người đã có bằng tiến sĩ và có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc;

2) đào tạo tiến sĩ trong nước với chất lượng tốt, theo chuẩn mực quốc tế. Việc này có thể làm được nếu có funding thông qua các application call minh bạch, dựa trên các tiêu chí khoa học, để thành lập các chương trình đào tạo tiến sĩ trong nước có chất lượng.

Đa số các nước tôi biết đầu tư ngân sách để đào tạo nghiên cứu sinh ở nước mình, chứ không phải gửi đi học ở các nước khác.

Một điểm nữa cần lưu ý, việc tìm được học bổng nước ngoài đi làm nghiên cứu sinh không phải là chuyện dễ, nhưng cũng không khó như người ta tưởng. Tất nhiên bạn phải vượt qua một số kỳ thi sát hạch, tối thiểu và có thư giới thiệu của thầy giáo để đảm bảo khả năng tư duy và thái độ làm việc. Nếu không vượt qua các kỳ thi sát hạch tối thiểu, tôi nghĩ bạn cũng không nên mơ mộng đi làm tiến sĩ làm gì. Phần còn lại do các hội đồng khoa lựa chọn, có thể năm ăn năm thua. Nhưng thế giới thì rộng, cơ hội thì nhiều nếu bạn chịu khó đi tìm.

Nguồn: https://thichhoctoan.net/2017/11/21/dau-tu-vao-dao-tao-tren-dai-hoc/#like-1131