Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Có một Gorky mà có lẽ bạn chưa biết

Vương Trí Nhàn

I/

"Cả Lenin, cả Trotsky đều lạnh lùng bôi nhọ cuộc cách mạng, làm nhục giai cấp công nhân, buộc họ phải tiến hành cuộc thảm sát đẫm máu, xúi giục giết chóc, bắt giữ những người hoàn toàn vô tội ...

Lenin chỉ nêu ra kinh nghiệm nào đó, cố gắng kích động tinh thần cách mạng vô sản đến cực độ và nhìn xem từ đó diễn ra cái gì?

Bản thân Lenin tất nhiên là con người có sức mạnh phi phàm, con người tài năng, ông sở hữu tất cả các thuộc tính của "vị lãnh tụ", cũng như những yếu tố cần thiết cho vai trò này như

-- SỰ THIẾU VẮNG ĐẠO ĐỨC VÀ PHONG CÁCH TÔN QUÝ TRONG SẠCH,

-- THÁI ĐỘ TÀN NHẪN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG QUẦN CHÚNG” (VT Nhàn nhấn mạnh ).

Cuộc sống với tất cả những phức tạp của nó không nằm trong tri thức của Lenin, ông không biết đến quần chúng, không cùng sống với họ, nhưng qua sách vở ông hiểu được cách làm thế nào để kích động đám đông này, dễ dàng hơn cả là chọc vào khơi lên cơn cuồng giận bản năng của họ".

Những dòng trên trích từ một cuốn sách nhỏ của Gorky gồm những ông viết từ 1918 trên tờ “Đời mới” do chính ông làm chủ bút.

Cuốn sách mang tên "Những ý tưởng không hợp thời” này vừa được trang mạng Sputnik bản tiếng Việt giới thiệu,

https://vn.sputniknews.com/…/201709254058754-maksim-gorky-…/

tôi chỉ biết được điều này nhờ trang Văn hóa Giáo dục của Viet-studies, GS Trần Hữu Dũng đã đưa lại nó với ý nghĩa một tài liệu hiếm hoi mà chúng ta nên biết.

Bạn đọc nào có dịp tìm hiểu nước Nga thời cải tổ hẳn biết rằng cuốn sách này của Gorky từ lâu đã nằm im trong các kho lưu trữ, nhờ có một bản tiếng Đức mà các thế hệ sau mới tìm thấy nó và ở Nga, khoảng giữa những năm 80 của thế kỷ trước nó mới bắt đầu được in lại.

Riêng bản tiếng Việt thì năm 2008, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Xanh (một chuyên gia về giáo dục Đại học, tác giả cuốn tiểu sử Einstein từng được tái bản nhiều lần) đã giới thiệu tác phẩm này trên trang mạng Diễn đàn ở Pháp.

Rồi gần đây ngày 6 Tháng Tám, 2017, Nguyễn Xuân Xanh lại cho in lại trên trang mạng của mình bài

“Maxim Gorki – Những ý tưởng không hợp thời về Văn hóa và Cách mạng”

https://rosetta.vn/…/maxim-gorki-nhung-y-tuong-khong-hop-t…/

Các bạn muốn hiểu thêm bài trên Spunik, có thể tìm thêm bài Nguyễn Xuân Xanh để đọc.

II/

CÁCH MẠNG VÀ VĂN HÓA DƯỚI MẮT GORKY

Tôi thích đoạn văn Gorky miêu tả Lenin dẫn ở đoạn trên bởi nó thật đã miêu tả đầy đủ mấy tính cách phổ biến của các nhà hoạt động chính trị khởi động cách mạng.

Cái tài lớn nhất của họ là biết kích động một đám đông ít học mà họ gọi là quần chúng.

Họ hiểu rất ít về những phức tạp của đời sống.

Trong cái vẻ “thiếu vắng đạo đức [nhân bản] và phong cách tôn quý”, thật ra họ là những người rất tàn nhẫn.

Mặc dù đã có văn bản tiếng Nga cuốn sách nhỏ của Gorky, tôi chỉ mới đọc nó loáng thoáng và lại chưa ghi chép được các ý quan trọng.

Nhưng tôi vẫn nhớ là ở đó rất nhiều chỗ Gorky tố cáo sự phá hoại văn hóa mà cách mạng gây ra.

Ở chỗ này Gorky đã gặp gỡ với các nhà tư tưởng cuối thế kỷ XX.

Nay là lúc cách mạng Pháp 1879 cũng bị mang ra phê phán vì vai trò phát động các thế lực tự phát để đẩy lùi lịch sử của nó.

Nếu lại hiểu rằng ngày nay ở nhiều nước người ta đang nhân danh tinh thần dân tộc để tàn phá tất cả, và quan trọng nhất là phá hoại văn hóa, ta mới hiểu tầm vóc của những ý tưởng đã được Gorky đề ra từ cuốn sách viết năm 1918.

Đây là đoạn ông ghi 9.5.1917

“Tổ quốc sẽ ít bị đe dọa hơn, nếu có nhiều văn hóa hơn.

...

Đối với tôi, lời kêu gọi “Tổ quốc bị lâm nguy” là không đáng sợ hơn lời kêu gọi “Hỡi các công dân! Văn hóa bị lâm nguy!”

Sự vận động của lịch sử ở VN thời gian trước mắt phụ thuộc nhiều vào nhận thức của chúng ta về mối quan hệ cách mạng và văn hóa mà Gorky nêu ra ở đây.

Trong công việc khó khăn ấy, các nhận xét của Gorky về cuộc Cách mạng Nga 1917 sẽ tiếp sức cho chúng ta.

Trong đêm trước của Cách mạng Tháng Mười, Gorky viết:

"Ngày càng phát tán rộng những tin đồn dai dẳng hơn, rằng sẽ có cuộc xuất kích của những người Bolshevik.

Nghĩa là một lần nữa xuất hiện những chiếc xe tải chở đầy những người mang súng trường và súng lục trong bàn tay run rẩy vì sợ hãi, và những nòng súng ấy sẽ xả đạn làm vỡ kính cửa hàng, sẽ bắn vào mọi người, tứ tung loạn xạ!

Họ sẽ bắn chỉ vì những người vũ trang cho họ muốn giết chết nỗi sợ hãi của chính mình".

Và đây về những chính sách được nhà nước cách mạng áp dụng sau đó nó khiến ông day dứt và không thể thỏa hiệp:

"Lenin, Trotsky và các cộng sự của họ đã đầu độc chính quyền thối rữa, bằng chứng là thái độ đáng xấu hổ của họ với tự do ngôn luận, nhân cách, và với toàn bộ những quyền mà nền dân chủ đấu tranh cho chiến thắng. Những nhân vật cuồng tín mù quáng và phiêu lưu vô lương tâm đã hối hả vội vàng lao tới theo con đường dường như là "Cách mạng Xã hội"…

rosetta.vn

ROSETTA.VN

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1944932439115351&id=100007958417043