Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Về việc chú bé kéo đàn trên phố Hà Nội

Ngày 30/7, Văn Việt đăng lại dòng trạng thái (status) của một bà mẹ lên án việc công an Hà Nội thô bạo với con trai bà khi cháu kéo đàn trên phố. Status gây “bão mạng” FB, các quan chức Hà Nội, Bộ Văn hóa TT&DL đã nhanh chóng lên tiếng với thiện chí cởi mở đối với người chơi đàn. Nhưng buổi chiều cùng ngày, trang FB của bà mẹ đã công bố lá thư xin lỗi vì những thông tin bà đưa trong status trước được xác định là sai. Văn Việt hoan nghênh thái độ cầu thị sửa sai của người mẹ, cũng chân thành xin lỗi bạn đọc vì đã đăng lại một thông tin chưa được kiểm chứng, xin lỗi những người bị lên án oan trong status nói trên. Nhân đây, cũng xin đăng lại ý kiến của nhà văn Nguyễn Văn Thọ về việc trẻ em kiếm tiền thường xuyên.

Văn Việt

Kính gửi anh Hà Văn Hùng và các anh công an Quận Hoàn Kiếm!

FB Hằng Karose

Tôi đăng dòng trạng thái này kính gửi lời xin lỗi sâu sắc tới các anh vì sự việc tôi đưa lên Facebook cá nhân tối ngày 28 tháng 7 năm 2017. Do nóng vội và thương con một cách mù quáng, tôi đã đăng tải thông tin xúc phạm lực lượng an ninh các anh về sự việc diễn ra khi mà tôi là người không có mặt ở đó. Điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới các anh, làm ảnh hưởng uy tín và danh dự của các anh.

Tôi xin được chính thức rút lại lời nói thiếu căn cứ của tôi và xin được xin lỗi các anh. Sau khi đăng tải dòng trạng thái này, tôi sẽ trực tiếp đến gặp các anh để xin lỗi.

Đây là sai lầm bộc phát không đáng có, tôi kính mong các anh thông cảm và lượng thứ.

Tôi cũng xin được gửi lời xin lỗi chân thành tới cộng đồng mạng. Tôi đã lấy quá nhiều thời gian của các bạn và làm phiền các bạn. Rất mong được các bạn bỏ qua.

Bạn bè trong danh sách bạn bè FB của tôi làm ơn không đưa ra bất kì bình luận nào bệnh vực tôi hay bình luận về dòng trạng thái này vì tôi đã làm một việc sai trái.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

https://www.facebook.com/hang.b.thanh/posts/10154483153911353?pnref=story

Trẻ Em Có Nên Kiếm Tiền Thường Xuyên?

FB Nguyễn Văn Thọ

Ở nước ta do nền kinh tế còn thấp kém nên hiện tượng trẻ em phải lao động kiếm tiền, thậm chí tự nuôi mình và giúp cha mẹ đó là một điều xấu hổ và đau lòng. Trẻ em phải có quyền vui chơi, học tập. Để chúng như hôm nay thật xấu hổ!

Các nước phát triển người ta có luật pháp rất rõ ràng bảo vệ trẻ em.

Việc vụ em bé kéo đàn sai đúng tôi không muốn nhắc lại trong 1 sự việc quan hệ dân sự đã được giải quyết sau lá thư xin lỗi chân thành dũng cảm của người mẹ cháu bé.

Ở đây có 1 chi tiết cần bàn là mẹ cháu bé rất tự hào việc cháu đi kiếm tiền và muốn con như vậy. Cháu bé cũng nói với công an rằng, cháu nhiều lần làm như thế!

Vậy vấn đề đưa cần bàn là Việc nhận thức giáo dục con như thế sai hay đúng? Và quan trọng là nhà nước nên quan tâm tới vấn đề này để một là có luật rõ ràng hơn để bảo vệ trẻ em, hai là về giáo dục nhận thức phải làm rõ việc để trẻ em kiếm tiền liên tục là không đúng, không tốt dù dưới bất kì ý nghĩa đức thiện nào. Tưởng là như thế là giáo dục, song lại phản giáo dục.

Vậy phương Tây giáo dục trẻ em ra sao?

Sống ở Đức, có con theo học từ bé tới khi học hết 12. Nước Đức rất quan tâm tới việc này.

Ngay từ khi con gái tôi học lớp ba nó đã được tham gia tổ chức bán hàng như người lớn. Chúng mang tới lớp bánh do ở nhà cùng cha mẹ làm, nước ngọt và đồ chơi tự làm. Cô gái giúp các cháu bầy bán và bán đúng như quy trình buôn bán ờ Đức. Hàng phải có giá, bán đúng giá và chất lượng hàng phải tốt. Việc buôn bán như người lớn để có tiền này được cô thầy giám sát và có giáo dục 1 cách bài bản. Nó giúp cho con trẻ hiểu thế giới cùa người lớn mang tính giáo dục là chính rằng cha mẹ chúng đã vất vả ra sao để có tiền. Rằng, xã hội người lớn với hành vi buôn bán diễn ra ra sao.

Càng lên lớp lớn thì việc giáo dục này sâu sắc hơn đê rtrer em sau lê trưởng thành( 16 tuổi, có bang là 15) trẻ em có thê rđi thực tập ở các cửa hành buôn bán chuyên nghiệp và phải lấy giấy chứng nhận về thái độ và ý thức kết quà lao động khi thực tập.

Việc để trẻ em ở Đức kiếm tiền như thế, nó mang tính giáo dục hơn là cổ võ cho sự kiếm tiền dù bất cứ dưới mục đích thiện chí nào. Việc cha mẹ nào để con cái đi kiếm tiền thường xuyên, kể cả kéo đàn chơi nhạc dù núp dưới hình thức từ thiện nào đều coi là phản giáo dục và phạm pháp. Người ta quan niệm rằng, nếu cho chúng thường xuyên như thế một là mất đi quyền học hành vui chơi, hai là ở trí thức non nớt của chúng việc tham gia sinh lợi nhuận ấy lợi bất cập hại.

Tôi bán hàng hơn 10 năm ờ Chợ trời Teltow trong các phiên Noel cũng thấy trẻ em đi bán đồ chơi, chúng có thể là 1 lớp nào đó giáo viên đứng ra tổ chức phải xin phép chủ chợ đàng hoàng và hạt động này nằm trong Giáo dục ngoại khóa. Cũng thấy trẻ em đi bán hàng, nhưng phải có cha mẹ đi kèm, bởi luật pháp Đức cấm việc có tính hành nghề của trẻ em dưới vị thành niên , dù là 1 ngày mà ko có cha mẹ. Và, với người Đức, sự giám sát chúng cũng như để chúng “bán đồ chơi cũ“ cũng mang tính giáo dục chứ ko có tính lợi nhuận. ( giá bán ra rất rẻ. Có ô tô mua hành trăm eu chỉ bán 1 eu)

Nhận thức sự giáo dục trẻ em ở Đức tôi thấy cách nghĩ và làm là đúng. Đầy trách nhiệm và hiểu rất rõ con người.

Tôi không tán thành ý kiến của cha mẹ người kéo đàn để con mình kiếm tiền thường xuyên như thế dù cho là để cháu làm điều thiện nguyện. Lại Ý định xây nhà trong miền trung cho nghiên cứu gì đó càng là việc không nên.

***

Viết note này tôi trân trọng đề nghị Thành phố Hà Nội sớm có quyết định sáng suốt Cấm việc trẻ em đến phố đi bộ thường xuyên làm việc gì đó, kể cả biểu diễn nghệ thuật để kiếm tiền . Chúng ta đã tham gia những công ước quốc tế về bảo vệ bà mẹ và trẻ em, thì việc cấm ấy là tuân thủ nghiêm ngặt những điều thế giới quy định về quyền của trẻ. Chúng phải được học hành. Phố đi bộ có thể cho trẻ em ra đấy biểu diễn, nó vừa làm đẹp Hà Nội vừa cho trẻ thực tập cơ hội tiếp xúc với khán giả còn nếu như động viên trẻ ra đường phố kiếm tiền thường xuyên với nghệ thuật như bà mẹ kia là phản giáo dục.

Đau lòng mà thấy rằng xã hội không lo được cho trẻ để chúng lang thang đánh giầy bán dạo... Cũng lo âu khi nhận thức cùa vài người đê rcon ra đường kiếm tiền thường xuyên dù bất cứ lí do thiện tâm nào.

Nhà văn NVT

clip_image002

https://www.facebook.com/tho.nguyenvan.737/posts/10209166616273855?comment_id=10209166636354357&notif_t=comment_mention&notif_id=1501455953892961