Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Bà Lưu Hà trong tầm giám sát của quyền lực nhà nước

Christoph Giesen (Bắc Kinh), Sueddeutsche Zeitung 17.7.2017

Hồ Diệu Vân dịch

clip_image002

Bà Lưu Hà, vợ góa của Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba. (Ảnh: AP)

Bà Lưu Hà, vợ góa của người được giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba đã có lần nói: "Ngay cả văn hào Kafka cũng không thể viết được cái gì ngu xuẩn lố bịch hơn thế." Câu nói này đã từng đúng, và bây giờ vẫn đúng. Chồng bà đã chết, vì bệnh ung thư gan, nhưng Đảng và bộ máy chính quyền vẫn tiếp tục giật dây: tang lễ, nghi thức hỏa táng, rải tro – tất cả đều được thực hiện vội vã, che đậy.

Sáng thứ Bảy lễ tang lúc 6g30. Hai tiếng sau đã có hình trên màn ảnh: Chính quyền mời họp báo. Lưu Hà cầm trong tay di ảnh của chồng. Khoảng một chục người cả đàn ông lẫn đàn bà đứng phía bên kia cái hòm, họ được cho là bạn bè, đều mặc quần short áo thun. Một người trong số đó về sau bị nhận diện là mật thám. Sau đó xác được hỏa táng, tro rải xuống biển. Không có mộ, không có nơi tưởng niệm. Ngay buổi chiều đã có cuộc họp báo lần hai. Lên đài: Lưu Hiểu Quang, một người anh của người quá cố, ông ấy cũng mặc quần short. Lưu Hiểu Ba và người anh này đã không còn gì để nói với nhau sau biến cố giết người hàng loạt ở Quảng trường Thiên An Môn. Ông anh lo sợ cho sự nghiệp của mình. Như dự đoán, lúc này ông ta phát biểu, chứ không phải Lưu Hà. Ông nói: "Người ta làm theo mong muốn của gia đình", và ông cám ơn Đảng. Một bài phát biểu ngắn. Không ai được hỏi gì. Lúc ra cửa ông anh gắn lên môi điếu thuốc. Tấn tuồng ghê tởm đã hoàn tất. Lưu Hiểu Ba cần phải bị quên lãng. Và hiển nhiên người vợ góa của ông cũng vậy.

Hai người đã quen nhau vào những năm 1980. Văn giới Trung Quốc nhỏ thôi. Lưu Hà từng làm việc cho sở thuế, rồi xin nghỉ việc và bắt đầu làm thơ. Lưu Hiểu Ba lúc đó còn sống chung với người vợ cả. Bà ấy li dị khi ông bị bắt năm 1989.

Khi Lưu Hiểu Ba bị bắt lần nữa khoảng giữa những năm 1990, và bị nhốt trong trại lao động, thoạt đầu bà Lưu Hà không được phép thăm ông. Không hôn thú không thăm nuôi. Thế là họ cưới trong tù. Bà được phép ở với ông một đêm. Năm 2010 khi nhà văn được trao giải Nobel hòa bình thì vợ ông bị quản thúc tại nhà. Họ thu điện thoại di động và cắt mạng Internet của bà. Mỗi tháng một lần bà được phép vô tù thăm chồng. Mới đây bà phải được chữa trị tâm lý vì trầm cảm.

Hiện nay bà Lưu Hà nộp đơn xin đi Đức. Liệu bà có được phép bay? Lý lẽ của chính quyền rất rõ: Lưu Hiểu Ba là tội phạm và bị kết án hợp pháp. Bà Lưu Hà không có dấu hiệu phạm tội. "Bà là công dân Trung Quốc và các cấp chính quyền liên quan sẽ bảo vệ quyền lợi của bà", một công chức đã nói như vậy trong buổi họp báo. "Theo tôi hiểu thì bà ấy tự do".

Điều đó còn phải được chứng minh.

C. G.