Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

"Quy trình" nên phải chết

Nguyễn Xuân Hưng

Nôm na về lịch sử đẻ ra quy trình như sau: tôi đang ở điểm đầu A, muốn đến điểm cuối B, thì có nhiều đường đi, nhiều cách đi, trong vô số đường ấy, có 1 đường đi với các cách đi tốt nhất. Ví dụ từ A đến C đi xe đạp, từ C đến D đi ô tô... vân đi đến B. Từ đó, để đỡ mất công ngâm cứu, người ta đề ra một QUY TRÌNH để ai ai cũng cứ thế mà đạt được mục tiêu đi đến B.

Đó đơn giản là quy trình đi từ A đến B. Cái kết cục là đến được B.

Người ta thường nói: cứu cánh biện minh cho phương tiện. Tức là để đạt được cái mục đích (cứu cánh) thì dùng phương tiện gì cũng có thể chấp nhận được. Cho nên cái gọi là quy trình, hay phương tiện, không thể bất biến theo thời gian. Ngày xưa cách nay vài chục năm, muốn tiêu diệt đồn X, người ta phải làm quy trình vận động đến đó, vác bộc phá tống vào đồn. Rồi cái quy trình ấy thay đổi, chỉ cần bay máy bay đến ném bom, rồi thời đại thay đổi, chỉ ngồi một chỗ bấm nút, quả tên lửa ở trên trời bay xuống xóa sổ cái đồn.

Như vậy cái quy trình nhất định phải luôn luôn bổ sung, sửa chữa, thay đổi, chuyển biến chuyển hóa...

Ở nước ta, cái gì thay đổi gọi là chuyển biến, tự chuyển biến chuyển hóa sẽ bị tội. Làm gì cũng mang bảo bối "quy trình" ra để biện minh. Nước ta làm ngược với thiên hạ. Không lấy mục đích (cứu cánh) ra để biện minh, mà lấy phương tiện ra bào chữa.

Ví dụ 1: chọn cán bộ, thì phải được cán bộ tốt, không biện minh tôi chọn được cán bộ tốt, mà nhơn nhơn nói làm đúng quy trình. Kết quả nhãn tiền khỏi bàn.

Ví dụ 2: Trong quản lý, sếp nhiều đầu mối thế nào cũng quy định về trình ký. Ai trình gì thì sếp cấp dưới ký nháy. Trưởng quan thấy chữ ký nháy là ký, bất biết văn bản nó viết gì. Chắc ông Huỳnh Vĩnh Ái cũng vì quy trình ký nháy mà bút sa gà chết. Tôi biết ông Ái qua tiếp xúc làm việc, không đến nỗi nào. Tôi quan sát cái công văn, có 1 chữ ký nháy nhỏ ở cuối. Cái quy trình nó hại ông ấy. Cái này quá dở đến nỗi ai cũng thấy.

Hỡi ôi, ở nước ta, tại sao người ta cứ nói cứ làm những điều sai trái với quy luật tự nhiên? Tại sao họ nói rất dốt, mà họ lại tưởng thế là hay lắm? Tại sao cái dở hơi lại thành phổ quát?

Là vì một quy trình đang bất biến. Nó nên phải chết. Phải chết cái phương pháp luận cho rằng nó bất biến...

Nguồn: https://www.facebook.com/nguyenx1/posts/1724606604219444