Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

“VỤ ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC” – CẦN BIẾT ƠN ĐẢNG!

Mạc Văn Trang

Có một sự thật về Đồng Tâm, Mỹ Đức, may mắn đã không diễn ra. Đó là có lực lượng cảnh sát đã sẵn sàng, chỉ chờ lệnh là ra quân, bắn bỏ những người dân như Cụ Kình. Lạy Trời, có lệnh từ Trung ương, hay Hà Nội đã sáng suốt. Thảm kịch đã không xảy ra!

Đêm 19/4/2017, tôi theo dõi thông tin trên mạng, thấy tình hình ở Đồng Tâm vô cùng căng thẳng, có tin đồn “dân tẩm xăng vào những CSCĐ bị bắt giữ”. Nguy hiểm quá, chỉ một sơ sẩy hay ai đó manh động, là thảm họa. Tôi bồn chồn không sao ngủ yên được. Tôi tin chắc, nhiều bà con cũng lo âu, thức trắng đêm, mong tin mọi chuyện yên lành… Nhiều bà con từ nước ngoài nhắn tin hỏi…Một lát tôi lại vào trang web của LS Luân Lê, vì anh bảo được các cụ Đồng Tâm cập nhật tin tức…

Ngay trước đó, trên FB của một số bạn trẻ trong ngành cảnh sát (do Luân Lê chụp được), đang hăm hở, đầy “khoái cảm” bạo lực, sẵn sàng “xử lý vụ Đồng Tâm” bằng “vũ khí nóng”... Họ không cần biết người dân Đồng Tâm là ai; không hề biết những người dân xã Đồng Tâm – anh hùng trong đánh Pháp, đánh Mỹ, sống chết với ruộng đồng, làm ra hạt lúa củ khoai; họ bị oan ức, phẫn uất như thế nào…Không! Họ chỉ biết đi tiêu diệt “bọn phản loạn”! Những người dân xã Đồng Tâm bằng xương bằng thịt, có lịch sử hào hùng, sống động như vậy, nhưng chỉ cần một cái phẩy tay, “DÁN NHÃN”, là tất cả thành “bọn gây bạo loạn”, “bọn phản động”, cần tiêu diệt.

Ta hãy “nghe”:

TTPT: “Xuống đó làm gì”? - T. Saker: “Oánh nhau”! - TTPT: “Phét”. - T. Saker: “Mai đọc báo nhé”…

- T. Saker: “Chống bạo loạn” – Tạ D.D. “Bắn bỏ mẹ chúng hết đi”! – T. Saker: “Sẵn sàng rồi, bom nổ, bom cay đủ hết”.- Ngô M.: “Bắn bắn bắn”! – T. Saker: “Bắn bỏ”! – Ngô M. : “Bọn ấy là phải bắn, không nhân nhượng” – T. Saker: “Nó còn bắt được mấy chục ông cđ rồi. Đang đàm phán”. - Ngô M. “Vì sao để nó bắt? Có biến gì”? …

Thế đấy, đây là những thanh niên có học hành, nom mặt mũi sáng sủa; họ cũng có bố, mẹ, anh em, gia đình, và cũng “từ nhân dân mà ra”; họ cũng yêu đương, vui đùa, ca hát, ăn diện… như mọi người…Bỗng chốc họ có thể trở thành những kẻ “máu lạnh” chém giết, bắn bỏ đồng bào mình, khi bị dán nhãn “bọn phản động”, không biết ghê tay? Vậy CÁI ÁC ĐẾN TỪ ĐÂU?

Có nhiều cách giải thích “Cái ác đến từ đâu”? Tiếp cận Phân tâm học (Psychoanalysis) trong trường hợp này có lẽ dễ hiểu hơn. Theo Phân tâm học, đại thể, trong mỗi con người sẵn có BẢN NĂNG XÂM KÍCH (thích xâm hại người khác, quậy phá xã hội) và những thèm muốn lệch lạc, nhưng xã hội ngày càng văn minh, đề ra các QUY CHUẨN XÃ HỘI TRỪNG PHẠT CÁC HÀNH VI BẠO LỰC, LỆCH LẠC; khiến cho ‘CÁI TÔI Ý THỨC” phải điều chỉnh, ức chế bản năng để tránh sự trừng phạt xã hội. Tuy nhiên cả cái BẢN NĂNG XÂM KÍCH và NỖI SỢ TRỪNG PHẠT không mất đi mà bị dồn nén, chìm vào VÔ THỨC của mỗi con người. Cũng có “vô thức tập thể”, tựa như trong Phật pháp nói về “vô minh tập thể”. Nếu kỷ cương xã hội, văn hóa đạo đức vẫn duy trì ổn định, thì mỗi cá nhân sẽ tự điều chỉnh mình thích ứng với các quy ước xã hội để sống yên vui. Một số cá nhân kém thích ứng, có thể bị bệnh “rối nhiễu tâm lý”, hay bột phát những “hành vi lệch chuẩn”, bị xã hôi lên án, trừng phạt, hoặc phải chữa trị… Như vậy sự KIỂM SOÁT XÃ HỘI bằng Luật pháp và Dư luận giúp cho “cái tôi ý thức” “BIẾT SỢ” không cho bản năng trỗi dậy, làm càn… Nhưng khi xã hội nhiễu nhương, hệ thống kiểm soát xã hội (Luật pháp, tôn giáo, đạọ đức, dư luận …) suy yếu, thì các bản năng có cơ hội trỗi dậy, hoành hành. CÁI ÁC KHÔNG SỢ BỊ TRỪNG PHẠT THÌ NÓ CÀNG NẨY NỞ… Nhất là khi CÁI ÁC ĐƯỢC KÍCH ĐỘNG VÀ KHUYẾN KHÍCH thì nó càng hăng hái phát huy và không coi đó là có tội. Thậm chí giết người thấy khoái cảm, phấn khích… Như vậy, theo Phân tâm học, cái ác diễn biến trên phạm vi của toàn nhân loại, trong đó người Việt Nam không là ngoại lệ.

Trở lại “Vụ Đồng Tâm”, bản năng xâm kích của các cảnh sát viên trẻ được kích hoạt, hào hứng chuẩn bị bắn bỏ “bọn gây rối, bạo loạn”; được lệnh là ra tay, “quán triệt mệnh lệnh cấp trên”. Người chiến sĩ chỉ làm sao “đánh nhanh, diệt gọn” “dẹp loạn xong”, hoàn thành nhiệm vụ trên giao… Và thế là cái ác diễn ra, không sợ bị trừng phat!

Nhưng phúc đức làm sao, khi những cảnh sát viên đã háo hức, sẵn sàng, thì không được lệnh trên! Cái ác đã không xẩy ra ở Đồng Tâm!

Phải thật sự cảm ơn Đảng trong vụ này! Và mong rằng các vụ tương tự, Đảng hãy sáng suốt, đừng DÁN NHÃN vào nhân dân, để bỗng chốc những người con ưu tú của dân tộc thành “phản động”, và cái ác ngang nhiên diễn ra! Hãy lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại với nhân dân! Mỗi người dân cũng đừng mãi u mê, cứ thấy đồng bào, bà con mình bị DÁN NHÃN “phản động”, “chống phá” là ùa vào “ném đá” theo tâm lý đám đông, “vô minh tập thể”, hay ngoảnh mặt làm ngơ. Các cuộc đấu tố, vu khống, giết hại trong CCRĐ, Nhân văn giai phẩm, cải tạo tư sản, “Trận đánh đẹp” ở Yên Lãng, Hải Phòng; “trận đánh lớn” ở Văn Giang, Hưng Yên, giải tỏa đất cho Ecopark và bao nhiêu vụ “cưỡng chế” khác đã ghi vào lịch sử, chưa đủ là những bài học xương máu hay sao?

26/4/2017

MVT

clip_image002

clip_image004

clip_image006

FB Mạc Văn Trang