Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Kích động xung đột tôn giáo

Luật sư Đặng Đình Mạnh

 

Tính cách hòa đồng tôn giáo ở xứ sở này đang là vốn quý không gì có thể sánh bằng. Thế nhưng, có vẻ như người ta đang toan tính phung phí điều đó một cách xuẩn ngốc nhất để thực hiện chiêu bài “Dân trị Dân”!

Thật vậy, phản ứng với lời giảng của các linh mục, thì hàng loạt cuộc biểu tình được tổ chức nhân danh đoàn thể: Cựu chiến binh, phụ nữ ... Thậm chí, cả học sinh “ăn chưa no, lo chưa tới” cũng được huy động để phục vụ sự “biểu đạt” ý chí chính trị một cách công khai, rầm rộ, căng băng-rôn, phất cờ đỏ, hô khẩu hiệu ...

Biểu tình được diễn ra trong hội trường của cơ quan công quyền hay tại những nơi công cộng được công an bảo vệ, thì hầu như ai cũng hiểu rõ ngay tác giả đương giấu mặt kia là ai! Lại là một “kẻ mà ai cũng biết rõ là ai”!?

 

Đương nhiên, số đồng bào tham gia biểu tình là người lương giáo, thờ ông bà hoặc không tín ngưỡng vì không thể lôi kéo đồng bào công giáo tham gia.

“Kẻ mà ai cũng biết rõ là ai” tránh không lộ diện, để dân ra mặt cho đúng với chiêu bài “Dân trị Dân”. Thế nhưng, việc dùng đồng bào khác tín ngưỡng tấn công trực diện vào một người đang là chức sắc tôn giáo, là vị chủ chăn tinh thần và nhiều uy tín của cả một cộng đồng tín ngưỡng, rõ ràng, là cách thức dễ dàng nhất để có thể thổi bùng lên khả năng xung đột tôn giáo.

Trên thế giới, vẫn còn biết bao cuộc chiến đẫm máu đang diễn ra hàng ngày vì nguyên nhân xung đột tôn giáo. Người ta ước đoán, để làm dịu các xung đột này có thể mất thời gian cả hàng thế kỷ với nỗ lực cao nhất của ba đến bốn thế hệ.

Thế thì, những cái đầu xuẩn ngốc kia có bao giờ đã nghĩ đến khả năng mình gây họa cho xứ sở bằng một cuộc nội chiến mới vì nguyên nhân xung đột tôn giáo chưa? Xứ sở tan hoang như bây giờ có lẽ vẫn chưa đủ với chúng?!

Nguồn: FB Manh Dang

 

Xem thêm:

Tôi vừa xem video clip phụ nữ Quỳnh Lưu mặc áo cờ đỏ, phất cờ đỏ, cầm micro oang oang đọc lời kết án LM Đặng Hữu Nam được đưa trên trang web của báo Nghệ An. Không khí hừng hực hận thù, với những lời luận tội ghê gớm, và hãi hùng nhất là khi có một phụ nữ đứng lên tự xưng là hội viên hội nông dân đề nghị bỏ tù LM Đặng Hữu Nam 20 năm (!), thì người ta reo hò và phất cờ tỏ vẻ vui mừng khôn xiết.

Rồi sau đó là quyết nghị của Hội phụ nữ, tiếp tục lập lại lời kết án và đòi trừng trị Cha Nam, bằng những lời lẽ đanh thép và giọng đọc chát chúa. Chẳng khác nào cảnh đấu tố dưới thời cải cách ruộng đất. Lại còn có cả tiếng nhạc, cứ như một đội quân đang trên đường ra trận (Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy, cả tiểu đoàn thề dưới sao vàng: Người chiến sĩ tiếc gì máu rơi ...).

Nhìn những khuôn mặt của những người tham gia buổi đấu tố (hay là biểu tình nhỉ, nhưng luật Việt Nam đã cho phép biểu tình đâu mà, cho nên chỉ có thể gọi là đấu tố thôi, vì hình như đấu tố thì không bị cấm), tôi chẳng biết phải tả như thế nào nữa. Chỉ cảm nhận rằng những khuôn mặt ấy vừa đầy vẻ thù hận và say sưa hăng máu vừa thiếu vắng một cái gì đó rất rõ ràng.

Tôi thấy rờn rợn. Là một nhà giáo, và là một người Công giáo, tôi tin rằng điều quan trọng nhất cần giáo dục ở một con người là lòng nhân ái. Con người mà không có chữ nhân thì sao có thể gọi là người được?

Nhưng liệu có thể xây dựng lòng nhân ái cho người trẻ được hay không khi chúng được sống trong một môi trường sắt máu như thế này?

FB Vũ Thị Phương Anh