Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Lãnh đạo là biết tuốt

(Rút từ facebook của Đỗ Ngọc Thống)

Sáng nay họp, đúng lúc giải lao, tôi đang đứng uống trà thì một anh chạy tới. Tay cầm vài cuốn gì đấy, dáng khúm núm, dè dặt: “Chào anh ạ!”. “Vâng, chào anh”, tôi đáp. Thấy anh ấy vẫn tần ngần, tôi hỏi: “Có việc gì không anh?”. Rồi qua giới thiệu, biết anh là chánh văn phòng một sở Giáo dục, ra họp và có ý muốn tặng tôi cuốn văn thơ gì đó mới in.

Ban đầu tôi hơi ái ngại, vì chẳng quen biết gì và cũng ngại đọc, nhưng thấy anh ấy có vẻ rất tha thiết nên định hỏi sách gì. Chưa kịp thì anh bảo: “Em muốn anh đọc để cho ý kiến chỉ đạo”. Nghe chữ “chỉ đạo” tôi đã buồn cười và nghĩ anh này “có vấn đề”. Để tìm cách lảng, tôi bảo: “Anh ạ, năm nay tôi hết tuổi quản lý nên đã chuyển về một Viện khoa học rồi”. Vừa nghe xong, anh tỉnh như sáo: “Thế à! Thế anh không làm lãnh đạo nữa à?”. Tôi bảo “đúng thế”. Mặt anh bỗng dãn ra, không còn nghiêm trọng như mấy phút trước, tư thế có vẻ không khúm núm nữa… Và thật bất ngờ anh bảo: “Thế thì thôi vậy, anh thông cảm nhé, em chỉ mang có ít quyển; lần sau mang nhiều, em sẽ cố gắng tặng anh”. Tôi cười và nói “Không sao đâu, anh không phải cố gắng đâu. Kia, ông Vụ trưởng đang đứng ở chỗ kia kìa”. Vừa nghe nói, anh đã sấp ngửa chạy về hướng tôi chỉ…

Không biết trà hôm nay ai pha sao tự nhiên thấy miệng đắng chát. Nghĩ mà thương cái anh chánh văn phòng ấy. Thơ văn rút ruột viết ra lại đem đi tặng cho những người cả đời chẳng đụng gì đến thơ văn,… chỉ vì người ấy có chức, có quyền. Rồi lại còn xin ý kiến “chỉ đạo” là thế nào nhỉ? Chỉ đạo cái gì? Chỉ đạo ai? Hay là muốn chỉ đạo các nhà trường mua thơ văn cho mình?... Chịu, tôi không hiểu được.

Chiều về, nhận được hồ sơ nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ. Đọc quyết định thấy Chủ tịch hội đồng là một ông không hiểu gì về lĩnh vực này. Tôi gọi điện thắc mắc. Họ trả lời ngắn gọn: “Ông ấy không hiểu nhưng là lãnh đạo”. Thế thì chịu rồi.
Cứ nghĩ, ngay cả GS.TS "xịn" đi nữa cũng chỉ hiểu những vấn đề thuộc lĩnh vực của mình thôi chứ; “làm thần nơi nọ đứng xó nơi kia”, ai mà hiểu hết, biết tuốt mọi chuyện được. Vì thế, Hiệu trưởng, Viện trưởng, Vụ trưởng, Cục trưởng, Thứ trưởng… trưởng gì cũng thế thôi, đã ăn xuất quản lí thì lo mà làm quản lý cho tốt chứ. Suốt ngày họp hành, chạy xô hết chỗ này, chỗ khác, ngày 5-7 cuộc; lại trăm thứ việc phải “chỉ đạo”, “giải quyết”; rồi nơi này mời, nơi kia rước… Khuya về con vợ lại bắt hầu nữa, hỏi lấy đâu ra thời gian mà đọc quyển, còn nói gì đến nghiên cứu, tìm hiểu? Thế mà lạ, ối ông vẫn cứ ngồi làm chủ tịch ngon lành. Vẫn phán quyết, kết luận xanh rờn hàng loạt vấn đề khoa học – những vấn đề, những lĩnh vực mà ông ta hiểu rất lơ mơ thậm chí chẳng hiểu gì. Thế có tài không?

Kết luận: Ở xứ ta, cứ làm lãnh đạo là biết tuốt, từ nghệ thuật đến khoa học; chức càng to càng được cho là biết nhiều, biết tuốt.
Không biết kết luận thế có khoa học không?
27.4.2017