Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Vũ Thành Sơn – Diễn từ nhận giải Thơ Văn Việt lần thứ hai

Giải thưởng Thơ lần thứ hai năm 2017 của Văn Việt mà tôi hân hạnh được nhận, một lần nữa, lại đặt tôi đứng trước câu hỏi: Có phải Thơ không chết?

Câu hỏi mà tôi tự đặt cho mình và các bạn làm thơ chung quanh tôi cũng đặt ra cho nhau nhiều lần đó chẳng bao giờ có được một lời đáp thoả đáng. Chúng tôi viết, nhưng trong một tâm trạng hoài nghi về chính sự khả hữu và thiết yếu của thi ca trong đời sống.

Hôm nay, tôi có thể trả lời: Không, Thơ không chết. Nhưng Thơ cũng không hẳn sống. Hay nói đúng hơn, ở đây, Thơ đang sống một cuộc sống èo uột và đầy tuyệt vọng. Quả thật, Thơ không còn được chào đón bởi các nhà xuất bản, các tờ báo hay tạp chí nữa. Thơ đang bị lãng quên cùng với nhiều giá trị văn hoá, tinh thần cao cả khác đang bị lãng quên. Bên dưới tờ giấy trắng của đời sống, đã không còn chỗ cho chữ ký duy nhất đáng có của Thơ nữa (René Char: La seule signature au bas de la vie blanche, cest la poésie qui la dessine).

Câu hỏi ở đây là: Có phải Thơ bị lãng quên hay chính Thơ đã tự đánh mất mình? Có phải Thơ đã không còn đồng hành cùng với thời đại của mình nữa? Và để tìm lại vị trí trang trọng, đẹp đẽ của ngày hôm qua, Thơ hôm nay đã làm gì?

Thực sự không dễ gì để trả lời cho những câu hỏi trên một cách thấu đáo. Tuy vậy, có một cảm giác chung được chia sẻ bởi nhiều người là: Trong một thế giới đan xen giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ấm nồng và lạnh lẽo, giữa dục vọng và khắc khoải này, hình như Thơ đã không còn là một chỗ dừng chân hy vọng, một khoảnh khắc sâu lắng suy tư, tra vấn hay im lặng nữa mà Thơ hôm nay, ở đây, đang tự biến mình thành một trò mua vui trên các bàn nhậu; Thơ đang tự (hay bị/được?) bôi son trát phấn lên mặt, khoác lên người bộ quần áo loè loẹt, nhét vào tay cái dùi để bước lên chiếu hầu đồng múa may, cầu lộc. Trước một đời sống vật chất cũng như tinh thần hiện nay của con người xác xơ, tẻ nhạt và cạn kiệt, hình như Thơ không còn làm mt cuc hôn phi vi thế gii bên kia trong chính đời sng này (René Char) nữa, không còn nói tiếng nói thô ráp đầy sinh lực của hiện thực nữa, mà nó đang mãi bận rộn, tự sướng với những cảm xúc thơ mộng, du dương, êm ái, những hoang hoi, lúng liếng,…” của riêng nó.

Tôi tự hỏi, như nhà thơ Thanh Tâm Tuyền đã hỏi, Thơ ở đâu xa.

Trong mạch cảm xúc đó, tôi nghĩ rằng, với giải thưởng mà Văn Việt dành cho Thơ, Thơ đang tiếp nhận một sự khích lệ cần thiết để hồi sinh, để đâu đó Thơ sẽ cất lên tiếng nói của mình, tuy khẽ khàng, nhưng mang uy lực của sấm sét dành cho những con người đang cất bước trên đồi thương khó.

Tôi trân trọng cảm ơn Văn Việt đã trao giải thưởng cho tôi, cảm ơn các anh chị, bằng hữu có mặt hôm nay.

Xin chúc Văn Việt vững bước, tiếp tục đóng góp vào nỗ lực chung để xây dựng một nền văn chương Việt Nam sáng tạo, tự do và nhân bản.

VŨ THÀNH SƠN