Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Trao Giải Văn Việt lần thứ hai, cuộc vui chưa trọn

P.V.

Chưa trọn, vì vẫn như lần thứ nhất năm 2016, an ninh thành phố Hồ Chí Minh vẫn vô pháp vô lối quyết chặn một số thành viên Ban Vận động Văn đoàn Độc lập không cho tới dự buổi sinh hoạt tinh thần cao đẹp của những người viết văn tiếng Việt: Lê Phú Khải, Phạm Đình Trọng, Phan Đắc Lữ (riêng nhà thơ Phan Đắc Lữ, quyết đến dự, đã phải “dạt vòm” từ mấy hôm trước, ở tuổi ngoài 80!).

Còn, nhìn chung rất vui. So năm trước: Không phải rút về nhà riêng vì bị ngăn cản ở địa điểm công cộng (nhà của nhà thơ Ý Nhi và GS Nguyễn Lộc ở ngoại thành), buổi trao giải năm nay đã tiến hành suôn sẻ giữa trung tâm thành phố, tại một quán cà phê nổi tiếng (Sỏi Đá); có màn hình chiếu slide và booklet giới thiệu tác phẩm được giải, và nhất là có đông đảo người dự thuộc nhiều thành phần và từ nhiều nơi trong, ngoài nước (Hà Nội, Quảng Bình, Hội An, Vũng Tàu, Sài Gòn, Pháp, Mỹ, Canada).

Có mặt các thành viên Hội đồng Giải Văn Việt: Chủ tịch: nhà văn Nguyên Ngọc. Thường trực: nhà thơ Hoàng Hưng. Các thành viên: nhà thơ Ý Nhi, nhà thơ Hoàng Vũ Thuật, nhà thơ Bùi Chát, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc, nhà nghiên cứu Hoàng Dũng. Có nhà thơ Lê Hoài Nguyên, thành viên BBT Văn Việt (không tham gia Hội đồng Giải). Các nhà tài trợ: Nhà báo Đinh Quang Hùng (người đầu tiên tài trợ cho Quỹ), TS Nguyễn Quang A (người tài trợ lớn nhất), nhà báo tự do Nguyễn Công Bình, và một số vị không muốn nêu tên.

Các cộng tác viên của Văn Việt, trong đó có những gương mặt quen biết: Nhà nghiên cứu Đặng Tiến từ Pháp về, nhà văn Nam Dao từ Canada, nhà văn Lý Lan từ Hoa Kỳ, nhà thơ Nguyễn Duy, hoạ sĩ Lý Trực Dũng, GS Nguyễn Đăng Hưng, nghệ sĩ Kim Chi…

Và nhiều bạn đọc, thân hữu của Văn Việt…

Mở đầu, nhà thơ Hoàng Hưng, Thường trực Hội đồng & Trưởng ban Tổ chức Giải Văn Việt báo cáo kết quả Giải Văn Việt lần thứ hai.

Nhà nghiên cứu Hoàng Dũng thay mặt Hội đồng Giải đọc nhận xét về tác phẩm được Giải Đặc biệt của tác giả Ngô Thế Vinh. Chủ tịch Hội đồng giải Nguyên Ngọc và TS Nguyễn Quang A trao Giải Đặc biệt cho đại diện của tác giả là nhà thơ Lý Đợi, thành viên NXB Giấy Vụn.

Tiếp theo, nhà nghiên cứu phê bình Phạm Xuân Nguyên thay mặt Ban Thơ đọc nhận xét về hai tác phẩm Thơ được giải. Nhà thơ Nguyễn Duy trao giải cho nhà thơ Vũ Thành Sơn và nhà thơ Ý Nhi nhận giải cho nhà thơ Ngu Yên.

Nhà thơ Hoàng Hưng thay mặt Ban Nghiên cứu Phê bình đọc nhận xét về Giải Nghiên cứu Phê bình (do nhà nghiên cứu Bùi Vĩnh Phúc chấp bút). Nhà nghiên cứu Hoàng Dũng và nhà tài trợ Đinh Quang Hùng trao Giải Nghiên cứu Phê bình cho đại diện của tác giả Nguyễn Đức Tùng là nhà giáo dục Phạm Toàn của nhóm Cánh Buồm.

Nhà văn Ngô Thị Kim Cúc thay mặt Ban Văn đọc nhận xét về hai tác phẩm được giải Văn và đọc thư của gia đình nhà văn quá cố Nguyễn Khắc Phục.

Nhà văn Nguyên Ngọc và nhà văn Ngô Thị Kim Cúc trao Giải cho nhà văn Nguyễn Viện.

Kết thúc chương trình chính thức, Chủ tịch Hội đồng Giải Văn Việt, nhà văn Nguyên Ngọc phát biểu tổng kết. Ông nhấn mạnh rằng giá trị của Giải chính là do các tác phẩm được Giải tạo nên, rằng Giải Văn Việt năm nay tỏ rõ cái chân lý: Nhà văn có làm chính trị, và nhiệm vụ chính trị của nhà văn là viết văn cho hay. Ông cũng tin tưởng lần trao giải năm tới sẽ vui hơn, thành công hơn nữa.

Sau chương trình chính thức, mọi người vui vẻ gặp gỡ chuyện trò trong bữa cơm thân mật kéo dài như không muốn dứt.

clip_image001

Nhà thơ Hoàng Hưng báo cáo kết quả Giải Văn Việt lần thứ hai

clip_image003

Nhà nghiên cứu Hoàng Dũng đọc nhận xét về tác phẩm được Giải Đặc biệt của tác giả Ngô Thế Vinh

clip_image004

Nhà văn Nguyên Ngọc và TS Nguyễn Quang A trao Giải Đặc biệt cho đại diện của tác giả là nhà thơ Lý Đợi

clip_image006

Nhà thơ Lý Đợi đọc Diễn từ nhận giải của nhà văn Ngô Thế Vinh

clip_image008

Nhà nghiên cứu phê bình Phạm Xuân Nguyên đọc nhận xét về hai tác phẩm Thơ được giải

clip_image009

Nhà thơ Nguyễn Duy trao giải cho nhà thơ Vũ Thành Sơn

clip_image010

Nhà thơ Vũ Thành Sơn đọc Diễn từ nhận giải

clip_image011

Nhà thơ Ý Nhi thay mặt nhà thơ Ngu Yên nhận giải và đọc Diễn từ

clip_image013

Nhà nghiên cứu Hoàng Dũng và nhà báo Đinh Quang Hùng trao Giải Nghiên cứu Phê bình cho đại diện của tác giả Nguyễn Đức Tùng là nhà giáo dục Phạm Toàn

clip_image014

Nhà giáo dục Phạm Toàn thay mặt tác giả Nguyễn Đức Tùng đọc Diễn từ nhận giải

clip_image015

Nhà văn Ngô Thị Kim Cúc đọc nhận xét về hai tác phẩm được giải Văn và đọc thư của gia đình nhà văn quá cố Nguyễn Khắc Phục

clip_image016

Nhà văn Nguyên Ngọc và nhà văn Ngô Thị Kim Cúc trao Giải cho nhà văn Nguyễn Viện

clip_image017

Nhà văn Nguyễn Viện đọc Diễn từ nhận giải

clip_image019

Nhà văn Nguyên Ngọc phát biểu tổng kết

clip_image021

clip_image022

clip_image023