Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

Theo dấu bầy thơ lạc đà

Ngu Yên

"Giữa những bài thơ là khoảng trống tưởng tượng, dành cho câu truyện thành hình. Mỗi người đọc nên sáng tác một câu truyện riêng theo dấu lạc đà, dù đến một lúc nào lạc đà phải mất tích, câu truyện vẫn tồn tại."

Ngu Yên. 2016-2017.

Thơ luôn luôn theo sau lạc đà.

Mai kia thế nào cũng có thánh kinh mới.

Lạc đà không cần chui qua lỗ kim.

Vì thiên đàng tân trang, mở cổng lớn, đón tiếp những kẻ có tài, những ai xem thường số mạng, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tôn giáo.

Dưới đời, lạc đà sống sa mạc, than thở nóng lạnh, đau khổ bão cát, khao khát dòng sông, mơ đồng bằng. Lạc đà hóa mãnh sư, không bao giờ chui lọt lỗ kim. Tránh sa mạc gặp rừng sâu núi thẳm. Đừng hóa trẻ thơ, đời chỉ thú vị khi ý thức.

Đi vòng qua lỗ kim, vào một nơi chứng kiến nhân loại sắp xếp theo thứ tự: hàng đầu dành cho thi sĩ bất tử, tiếp theo là nghệ sĩ, thường dân và chính trị gia. Cuối cùng là giáo sĩ. Vẫn đợi chờ Thượng Đế, hứa sẽ hiện ra.

Thế nhưng: Làm thơ bất tử còn khó hơn dùng kim đâm vào lỗ sau lạc đà.

Tết lạc đà.

Nếp ngon bọc thịt làm nhân gói lá, để nói với mẹ cha hiếu đạo hình vuông. Để nói với đời Tiết Liêu nấu bánh, tên Chưng.

Nén chặt, cột chặt, nấu suốt đêm, như tình nghĩa một đời, chỉ ăn ba ngày tết. Đạo từ ngàn xưa vốn đã phù du. Huống chi tết gần đây, trẻ không ăn bánh.

Nếp ngon bọc thịt làm nhân gói lá, để nói với vợ con tình nghĩa hình tròn. Để nói với đời vua Quang Trung cảm động đặt tên bánh Tét..

Nén chặt, cột chặt, nấu suốt đêm, như tình nghĩa một đời, chỉ ăn ba ngày tết. Đạo lúc nào chẳng phù du. Huống chi đêm 30 năm nay không được nghỉ, phải trực nhà quàn.

Khuya về chiên bánh chưng, cắt bánh tét, ăn với củ kiệu, dưa chua. Đầy bụng, phát ách, thao thức, mang nỗi niềm đón Mồng Một.

Hiếu đạo vẫn vuông, tình nghĩa vẫn tròn, nhưng phải chiên, phải cắt. Ăn vẫn không tiêu.

Ông cụ nằm trong quan tài bó rọ như bánh tét, mặt chữ điền như bánh chưng.

Lạc đà viết kịch bản: Không lầm nào giống lầm nào.

Tôi nhìn hình tôi trên bàn thờ, trông tử tế và đạo dức hơn lúc sống.

Photoshop sửa mắt bớt dữ tợn, sửa môi mĩm hiền lành. Bên ngoài, gió nói gì với đêm, không ai hiểu.

Sống đã giả, chết rồi vẫn giả, bất tử làm gì?

Đời sau thật nhàm chán: không ăn, không ngủ, không chơi, không học, không du lịch, không làm gì cả. Cứ phất phơ, dù không áo quần cũng vô ích.

Đời sau càng cô đơn, tận cùng cô độc: không vợ, không con, không bạn, không đoàn, không hội, không quốc gia, không dân tộc,... Trước sau chỉ một đám lờ mờ thất vọng vì cả tin.

Không lầm nào giống lầm nào. Nếu tái sinh, sẽ ngu ngốc tiếp tục tin tưởng.

Bên trong, không khí nói với đêm, nghe hiểu liền: Vội vàng gì rán chui lỗ kim.

Lời chứng của lạc đà.

Sống không phải bãi rác cảm xúc.

Đời không phải nghĩa địa suy tưởng lỗi thời.

Tình không phải nơi phung phí dâm đãng.

Chỉ có lòng, có thể chứa đồ dơ.

Đã hết thời yêu thương nhân loại. Chỉ nên yêu ông C, bà L, cô V, anh Đ, cháu TD... vì nhân loại vô hình và rỗng tuếch.

Đã hết giờ tôn thờ thần linh. Chỉ kịp chuẩn bị, chết không hối hận. Khi hấp hối thì thầm một khúc ca.

Lòng mênh mông chứa biết bao rác rưỡi. Động một chút biết đau, dù ung nhọt đã lâu. Nhân sinh cuối cùng vừa hèn vừa nhát.

Sống để xả rác cảm súc.

Đời để chôn suy tưởng lỗi thời.

Chỉ có tình, đáng để cho không dù dâm dục.

(Ghi: Xin đặt tên cho C, L, V, Đ, TD.)

Lạc đà suy tư về xì líp.

Thời đại hôm nay, hầu hết ai cũng mặc xì líp. Nếu không, tự dưng cảm thấy lúc thiếu lúc thừa.

Có hay không có xì líp, liên quan gì đời sống?

Có xì líp, cảm thấy an toàn.

Một lớp vải mỏng, dễ rách. Một sợi dây thun, dễ tụt. Vậy mà làm cận vệ bảo an.

Có xì líp, không ai thấy.

Trốn núp như kẻ vô tội bị tình nghi. Ban ngày ẩn náu kín đáo, ban đêm lộ diện, háo hức làm người.

Nhưng người xưa không mặc xì líp.

Trống trải, nhẹ nhàng, mát mẻ, thoải mái, không sướng sao?

Sáng nay, treo xì líp lên đứng ngắm,

ngẫm nghĩ mới hiểu ra,

lá cờ tình ái.

Khi kéo lên, khiêu chiến.

Khi hạ xuống, đầu hàng.

Còn treo lưng chừng, chẳng phải chúng ta vợ chồng, đối xử như vậy sao?

Nghe lạc đà bình luận.

Lâu rồi, suy nghĩ mãi, nếu nó mọc ở chỗ khác thì sao? Chuyện gì sẽ xảy ra?

Thân thể tuy nhỏ so với địa cầu, nhưng thiếu gì chỗ dư. Nó rất nhỏ mọc ở đâu chẳng được.

Tiện dụng nhất, nên mọc ngay ngón tay.

Cai trị nhất, nên mọc giữa trán.

Lãng mạn nhất nên mọc trên môi.

Chính trị nhất, nên mọc đầu lưỡi.

Dễ nắm nhất nên mọc đỉnh đầu.

Dễ quên nhất nên mọc sau gáy.

Dễ lén lút, nên mọc nơi bàn chân.

Tuy nhiên, nên mọc trong nách để khó sử dụng, vì nó xấu tính: tham lam hay sừng sộ, thèm muốn sinh mặc cảm, năng nổ nhưng giấu giếm, mưu toan nhưng giả hình, chủ yếu là phục kích.

Không tuân theo trí tuệ nên mọc tại con tim. Với bản năng chiếm hữu, nó điều khiển bất kỳ ai, kể cả thánh nhân.

Nó tuy nhỏ nhưng gây đời biết bao đau khổ, khiến tình biết bao nát tan, cho lòng biết bao hối hận khi về già. Đừng khinh thường nó nhỏ.

Nó có khả năng sản xut hàng loạt, tràn ngập địa cầu. Không thể để nó tự do lộ mặt, nên kiềm chế một nơi nào kín đáo.

Chỗ nó mọc hiện giờ, quá thích hợp, không nơi nào tốt hơn.

Nghe lạc đà giải thích.

Khi cửa mở, không thấy ai.

Có lẽ họ đến muộn. Có lẽ họ không đến. Có thể quên. Có thể bị tai nạn. Có thể đã chết.

Cứ phỏng đoán. Cứ lý luận. Cứ ước mơ.

Sự thật, khi cửa mở không thấy ai, nghĩa là không có.

Khi cửa mở, không thấy ai,

Không cần phải tò mò, không nên quan tâm, đừng phê phán,

vì bản lề hư, gió thổi, bật ra.

Thiếu gì lý do không có lý xảy đến. Nếu bạn còn sống, thử nghĩ lý do khác. Nếu bạn đã chết, không cần lý do, vì chính bạn vắng mặt.

Tâm sự lạc đà.

Tiếng vợ gọi, tiếng con kêu, tiếng cháu khóc là những âm thanh hạnh phúc, nhưng thường khi khủng bố văn chương.

Chữ nghĩa nghệ thuật đến trong yên tĩnh. Khởi đầu từ tốn đối diện người viết cô độc, dần dần nhảy mùa theo đam mê của cô đơn, rồi bay cao trong thế giới hoàn toàn cách biệt thực tại.

Chỉ cần tiếng động, nhất là tiếng động của tình thương, réo gọi người viết sực tỉnh, nhắc nhở hành vi vô tích sự, phê phán mục đích làm người, đè xuống nỗi buồn vĩnh cửu, lập tức thơ biến mất. Bỏ của dư trên giấy, chạy giữ lấy hảo huyền thi ca.

Nguy hiểm trên hết là tiếng thở dài. Ôi tiếng thầm đinh tai nhức óc. Nổ banh văn thơ như tên khủng bố bị phát giác, nổ bom tự sát.

- "Lạy văn chương, nếu cao cả, xin thương xót chúng con."

Lạc đà mất tích chỉ còn thi sĩ.

Người ấy muốn trở thành thi sĩ bất tử, theo lời thánh, cầm kim đâm vào lạc đà.

Truyền thuyết kể rằng, khi kim vào lỗ sau, lập tức hóa thành bút. Viết không hết mực. Viết những lời thơ chấn động lòng người. Ngàn năm lưu truyền hậu thế.

Người qua đường đưa vào bệnh viện, lạc đà đạp thi sĩ trọng thương. Từ đó, đời thổ huyết, hồn tàn tật.

Có người thấy:

Lạc đà chui vào vệ tinh, rồi chim Bằng bay ra.

Hết

(Trích: Không Chắc Gì Thế Kỷ Sau.)