Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Vài dòng về cuộc đi thắp nhang tưởng niệm chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược

Tương Lai

Hôm nay, 17.2.2017, là ngày hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng đến thắp nhang tưởng nhớ và ghi ơn chiến sĩ và đồng bào ta đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu kiên cường chống quân Trung Quốc xâm lược trong cuộc chiến tranh biên giới 17.2.1979.

Vừa bước xuống đường định mở cửa taxi đã đợi sẵn thì một chàng trai đến hỏi: “Chú đi đâu đấy ạ”. Tôi đáp: “Đi có việc”. Anh ta định chui vào taxi: “Cho cháu đi cùng với”. Tôi gạt ra không cho. Biết là lái xe đã bị khống chế, tôi bỏ xe đi bộ. Anh ta ra hiệu cho đồng bọn tìm cách phong tỏa mọi taxi trong khu vực. Khi tôi lên một chiếc xe khác, anh ta ập đến. Tôi đinh đến Phòng Nha khoa để soi lại cái răng vừa nhổ đang đau nhức rồi đi tiếp lên Tượng Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng nhưng anh ta cứ bám theo đòi cùng đi. Lại phải hủy việc đến Phòng Nha Khoa, định vào rủ NTN cùng xuống nhà ngồi uông cà phê vì đang còn sớm, khi có điều kiện sẽ đi thẳng ra bến Bạch Đằng, nhưng gọi điện không thấy N trả lời, đành ngồi một lúc rồi quay về tìm cách khác.

Suốt quãng đường chàng trai tỏ vẻ lễ phép và nhẫn nại, chứng tỏ anh ta đã được huấn luyện nghiệp vụ tốt để cố chịu đựng những câu hỏi dồn dập của tôi về lý do ngăn hành động yêu nước và ghi ơn đồng bào chiến sĩ bị Trung Quốc giết hại của một ông già tuổi ngoài tám mươi như tôi. Loanh quanh vẫn những luận điệu của các dư luận viên đã được tập huấn, tuy nhiên thái độ hiền lành và kiên nhẫn của anh ta, chỉ bằng tuổi cháu tôi, tôi thấy thật đáng thương hại. Gần một tiếng đồng hồ, mọi điều qua tiếng lại thật vô bổ, may ra có để lại chút ít dư âm nhục nhã trong tâm hồn tuổi trẻ vì miếng cơm manh áo mà phải bị buộc đi làm cái việc mà anh ta cũng biết là nhục, nhưng không thể cưỡng lệnh. Đành chia tay thôi. Tôi lên nhà, viết một khẩu hiệu, vừa để góp phần với đồng đội, vừa biểu thị thái độ và cũng để làm một phép thử đối với chàng trai tội nghiệp bị tôi mắng mỏ suốt cả tiếng đồng hồ: nhờ anh ta chụp hộ tôi tấm ảnh tôi giương khẩu hiệu: “QUÉT SẠCH LŨ BÁN NƯỚC VÀ LŨ CƯỚP NƯỚC”, câu của Cụ Hồ trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội II, 1951 tại Việt Bắc.

Tôi nói: “Anh bảo là không dám ngăn cản lòng yêu nước của bác, nhưng sợ bác tuổi cao, ra chỗ đông người, đám trẻ lợi dụng, gây bạo loạn làm bác dễ bị vạ lây thì đây, tôi đứng đây, biểu thị lòng yêu nước, chống lũ bán nước và lũ cướp nước, đây là lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, chú chụp đi”. Anh ta thật sự lúng túng không dám cầm máy của tôi đưa để chụp, lúng túng như ngậm hạt thị. Tôi nói rõ: “Tôi thử xem điều chú giải thích nãy giờ có được phần nào sự thật không, nay thì tôi hoàn toàn thất vọng vì chú đúng chỉ là một công cụ mạt hạng được người ta sử dụng đi ngăn chặn những người yêu nước già cả như tôi. Bố mẹ chú chắc sẽ buồn vì có đứa con như chú”. Anh ta nửa cười, nửa mếu, thật tội nghiệp. Tôi nói với anh ta rằng tôi sẽ gửi tấm hình này cho Nguyễn Phú Trọng.

Dưới đây là ba tấm hình:

1. Hình tôi đứng trước cổng nhà với khẩu hiệu biểu tỏ thái độ

clip_image002

2. Nội dung khẩu hiệu tôi đã giương lên

clip_image004

3. Một người trong nhóm của anh chàng tội nghiệp nọ đang ngồi trước cửa hiệu cạnh nhà tôi làm nhiệm vụ ngăn không cho tôi đi thắp nhang tưởng niệm

clip_image006

T. L.