Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

NHÂN NGÀY THƠ VN,

đưa lại một nhận định của Phan Khôi về chuyện vua Việt khen thơ Việt:

"...Gần nay người ta còn truyền tụng hai câu thơ phê bình thi văn bản triều: 文 如 超 适 無 前 漢 , 詩 到 從 緌 失 盛 唐 “Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán, thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường” mà nói là của vua Thiệu Trị hay của vua Tự Đức. Của vua nào cũng thế, cái công hiệu thổi phỉnh lòng tự khoa của người nước cũng chẳng kém mẩu chuyện vừa kể của Lê Thánh Tôn.
[.......]

Văn học chữ Hán đến triều Nguyễn, đáng gọi là thịnh hơn các triều trước; nhưng nếu bảo vượt quá cả Hán, Đường thì lố quá. Nguyễn Văn Siêu còn có Phương Đình văn tập truyền lại, thức giả còn có thể đem đọ với văn Tiền Hán thử ra sao. Tùng Thiện Vương có tập thi Thương Sơn, Tuy Lý Vương có tập thi Vĩ Giã, muốn biết giá trị nó đối với Thịnh Đường thế nào, đọc qua thì biết.
Tôi thì tôi tin quyết rằng Hán Đường là kẻ sáng tạo, Siêu, Quát, Tùng, Tuy là kẻ học đòi; không bao giờ kẻ học đòi lại vượt qua kẻ sáng tạo cho được.
Nói cho công bằng ra thì trong ngần ấy tác giả, duy có Cao Bá Quát, là cả thi lẫn văn đều đáng sắp ngang hàng với đệ nhất lưu tác giả ở Trung Quốc mà không hổ mà thôi. Rủi cho ông, vì mang tội “đại nghịch” nên tập không được in, tên họ bị vùi dập đi hơn nửa thế kỷ đến gần nay mới có người nhắc đến!

[...]
Mãi đến gần đây mới được một Cao Bá Quát. Ông này, theo thời luận thì nổi tiếng về văn, nhưng văn của ông ít truyền lắm, ngày nay chỉ còn bộ Cao Chu Thần thi thảo chép tay, ấy là thơ của ông, chừng được ba bốn trăm bài. Ba bốn trăm bài ấy giá ở bên Tàu thì nó đã được in ra, làm cho tác giả nhảy lên đứng ngang hàng với Đỗ Thiếu Lăng, Tô Đông Pha chẳng hạn, nhưng ở nước ta phải đành mai một!
Đọc Cao Chu Thần thi thảo, thấy cái thân thế, cái phẩm cách, cái tư tưởng của tác giả nó mà khiến mình trạnh lòng tương cảm ở sau sáu, bảy mươi năm. Con người ấy mà ở vào thời đại ấy trong đất nước này, nếu chẳng phải thi đỗ làm quan cho tột bực đi thì còn làm gì nữa mà không làm giặc!
[...]
PHAN KHÔI

Nguồn:
Khái luận về văn học chữ Hán ở nước ta // Tao Đàn, H., s. 2 (16/3/1939)

Nguồn: https://www.facebook.com/nguyenan.lai/posts/10210209209405535