Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Người thương những phận người

(Rút từ facebook của Nguyễn Bảo Chân)

 

Giữa năm 2015, Ban Văn Nghệ, VTV bắt đầu sản xuất series phim tài liệu "Chuyện kể của những người con", về những cố văn nghệ sĩ có đóng góp lớn cho nền văn nghệ Việt Nam. Tôi được giao thực hiện bốn tập đầu tiên về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ("Người trong nỗi nhớ"), nhạc sỹ Văn Cao ("Người về trên những cung đàn"), nhạc sỹ Đỗ Nhuận ("Người hát cùng lịch sử"), hoạ sỹ Tô Ngọc Vân ("Người vẽ cuộc đời"), để phát sóng liền trong tháng 8 năm ấy. Sau đó, series này tạm thời dừng lại, đến đầu năm 2017, tập 5, "Người thương những phận người", về nhà văn Nguyên Hồng mới được sản xuất và phát sóng lần đầu trên VTV1 ngày 4/2/2017.

Hai mươi năm làm việc ở VTV, tôi đã làm không ít chương trình tài liệu chân dung các văn nghệ sỹ, nhưng phải nói rằng, câu chuyện về nhà văn Nguyên Hồng là một trong những câu chuyện khiến tôi cảm động nhất. Để kể câu chuyện về ông, chúng tôi đã phải đi quay ở 4 tỉnh, chỉ trong vẻn vẹn 5 ngày, với một chiếc máy quay digital đã cũ và một kinh phí rất khiêm tốn. Năm ngày ấy rơi đúng vào đợt mưa gió liên miên, trời chuyển rét đầu tháng 1 vừa qua. Nhưng, như những "chiến binh", chị em chúng tôi đã lên đường, đã "chiến đấu" kiên cường với thời tiết, làm việc không kể thời gian, những mong kể được phần nào câu chuyện về ông, nhà văn mà chúng tôi yêu mến.

Có một đôi chuyện lạ lùng đã xảy ra xoay quanh "Người thương những phận người", mà tôi muốn được chia sẻ với bạn bè.

Câu chuyện thứ nhất: Trưa hôm ấy, ở ấp Cầu Đen (Bắc Giang), nơi có ngôi nhà của gia đình nhà văn, những cảnh quay trong nhà đã xong. Chỉ còn một cảnh nữa phải quay ngoài mộ ông bà Nguyên Hồng dưới chân núi Áng, nhưng trời mưa như trút nước. Quá ngọ, mưa vẫn không có dấu hiệu ngớt. Với một hy vọng mơ hồ, tôi thắp nhang trên ban thờ nhà văn, thầm khấn: "Ông ơi, xin ông xin Trời cho cháu ngớt mưa để chúng cháu quay nốt cảnh ngoài mộ ông bà, ông nhé!". Và, chỉ khoảng chục phút sau đó, trời bỗng ngớt mưa thật... Khi chúng tôi quay xong cảnh ngoại đó, trời lại sầm sập mưa. Mưa như khóc, như nhớ ông, nhà văn của những phận người.

Câu chuyện thứ hai: Hôm nay, thứ 7, ngày 4/2/2017, khoảng 5 tiếng đồng hồ sau khi "Người thương những phận người" được phát sóng, trong ít phút ngủ trưa ngắn ngủi, tôi có một giấc mơ lạ lùng. Tôi thấy mình đi dọc một bờ sông vắng, rất muốn sang bờ kia mà không có một con đò nào cả. Trời chiều sẫm đỏ. Gió sông cứ ngằn ngặt thổi, thốc vào da thịt. Tôi bắt đầu lạnh, và lo lắng. Nếu không sang được bờ kia, thì sẽ ra sao? Bỗng, một cụ già đi xuống từ phía triền cỏ sáng rực ánh chiều. Cụ mặc bộ quần áo vải nâu bạc màu, vai đeo túi vải, chòm râu bạc và đôi mắt nheo nheo. Tôi mừng quá, gọi: "Ông ơi, ông biết ở đâu có đò sang sông, cho cháu theo với!". Cụ dừng lại, mỉm cười, nụ cười khiến tôi yên lòng. Nhưng cụ không nói gì cả. Cụ ngồi xuống vệ cỏ, lấy trong túi ra một cút rượu, chậm rãi nhấp từng ngụm nhỏ. Tôi sốt ruột, lại gọi: "Ông ơi, ông!". Cụ nhìn tôi, rồi rút trong túi vải ra một tập giấy ố vàng, miên man những con chữ. Cụ xé một tờ trong tập giấy đó, thong thả gấp một con thuyền, thả nó xuống dòng sông. Chạm mặt nước, con thuyền bỗng phồng to như thuyền thật. Cụ ra hiệu cho tôi, hãy bước lên đó mà qua sông. Khi tôi lên thuyền, dong buồm, thì cụ đã đi đâu mất. Tôi cố nói thật to: "Ông ơi, cháu cảm ơn ông!", mà không sao cất lời lên được. Và tôi bừng tỉnh.

Có thể đấy là Ông, nhà văn của chúng ta. Những trang viết của ông làm thành con thuyền chở tôi đi trong giấc mơ ấy. Giấc mơ một bờ bến bình yên trong đời.

Chị em chúng tôi kể câu chuyện ở đường link dưới đây, là một cách để cảm ơn Ông. Dẫu còn chưa được như mong muốn, nhưng nó chính là tâm thành của chúng ta, Hoanganh Nguyen, nhỉ!

http://vtv.vn/video/tim-kiem.htm…