Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Sang năm về Jerusalem! Sang năm về Hoàng Sa!

Vũ Kim Hạnh

Tối 19/1, trên đường từ Đồng Tháp về, trong xe, tối đen, tôi ghi vội mấy chữ vào sổ tay và định về sẽ viết một đoạn trên face:”Sang năm về Hoàng Sa”. Vậy mà mấy hôm nay bận liên miên, chưa viết được. Sáng nay chợt nhận được một món quà Tết. Ngồi xuống lặng im hồi lâu và lại nhớ... “Sang năm về Hoàng Sa”.
Quà lạ. Bên ngoài túi giấy trắng vỏn vẹn mấy chữ: Đại sứ quán Israel. Bên trong, một hộp giấy đơn giản. Qua lớp giấy kiếng, thấy: chà là sấy khô Israel. Những trái chà là khô nâu sậm, to hơn tất cả trái chà là thường thấy. Chánh hiệu sa mạc Israel. Nó nhắc rằng đất nước Israel toàn là sa mạc, toàn là cát với đá và báu vật của sa mạc đó vừa được gửi tới Sài Gòn. Xin cám ơn người bạn quí, bà Đại Sứ Meirav Eilon Shahar đã mấy năm cùng nhau tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp của Bộ ngoại giao Israel cho thanh niên Việt Nam, đưa tác giả “Quốc gia khởi nghiệp” Saul Singer đến Việt Nam, cùng BSA [Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp – Văn Việt] thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong thanh niên nông thôn Việt Nam.
Israel luôn nhắc tôi nghĩ về Hoàng Sa. Khi đến Jerusalem, vào thăm Bảo tàng diệt chủng Yad Vashem, tôi lạnh người khi đứng giữa căn phòng mà trần nhà là vòng xoáy nhiều tầng đầy chân dung sống động những nạn nhân diệt chủng. Ở căn phòng nhỏ trưng bày hiện vật, bên cạnh quần áo, giày dép, và xương người chồng chất trong số 6 triệu người Do Thái bị Đức Quốc Xã giết trong Thế Chiến II, có vạt áo cũ của ai nguệch ngoạc mấy chữ ”Next year, in Jerusalem!”.


“Sang năm về Jerusalem!” gợi nhớ câu chuyện về Israel trong cuốn sách “Bài học Israel” của Nguyễn Hiến Lê. Thầy Nguyễn Hiến Lê kể rằng từ năm 70, bị Đế Quốc La Mã xâm chiếm, xóa tên trên bản đồ thế giới, biến thủ đô Jerusalem thành bình địa, trong gần 2.000 năm vô tổ quốc, tha hương, bị săn đuổi, diệt chủng, thì khi gặp nhau, dù chỉ hai người, họ luôn chia tay bằng câu “Sang năm về Jerusalem!”. Ý chí đó không là giấc mơ hão huyền mà truyền đời, mấy ngàn năm chiến đấu, hành động. Họ tái lập quốc gia và bây giờ Israel là một nước nhỏ, dân số ít nhưng mạnh, giàu. Một phần tư nhà khoa học được giải Nobel là người Israel. Mới tái lập quốc gia năm 1948, dân số hơn 8 triệu mà GDP đầu người đã là 36.500 USD và bây giờ đang đứng top đầu “Quốc gia khởi nghiệp” của thế giới.
“Sang năm về Hoàng Sa”. Hãy truyền đời vậy, năm nay, 5 năm, 10 năm, 100 năm sau vẫn quyết về Hoàng Sa. Về chứ không phải tới. Của mình thì mình về. Mới 5 năm trước, gặp Mai Phụng Lưu và nhiều ngư dân khác của đảo Lý Sơn, họ vui vẻ kể chuyện, năm nào, Tết, họ cũng lên đảo nhỏ Bạch Quy của Hoàng Sa, xúc cát trên đảo về đổ vào lư hương thờ. Mai Phụng Lưu còn đem về một gốc mai, ông gọi là cây phong ba.
Và mới đây, báo Thanh Niên ngày 19/1/2017, tường thuật cuộc gặp tại Đà Nẵng, của Ủy ban Nhân dân Huyện Hoàng Sa với các chiến sĩ bảo vệ Hoàng Sa còn sống sót, ông Bùi Văn Tiếng, chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng đã nói rất đúng: “Đà Nẵng giải phóng cách đây 43 năm nhưng chúng tôi chưa bao giờ coi là Đà Nẵng “hoàn toàn giải phóng” vì còn nguyên một huyện đảo Hoàng Sa bị quân đội nước ngoài chiếm đóng trái phép. Trách nhiệm chúng ta là luôn nhắc cho các thế hệ con cháu nhớ rằng: Hoàng Sa là của chúng ta”.
Đà Nẵng không phải là Việt Nam sao, cũng vậy, Việt Nam chưa bao giờ hoàn toàn giải phóng vì còn bị cưỡng chiếm Hoàng Sa.
“Sang năm về Hoàng Sa!”. Bao nhiêu năm cũng về ...

clip_image001

Chân dung nạn nhân diệt chủng Do Thái tại bảo tàng Yad Vashem.

clip_image002

Nghệ sĩ Trung Dân cùng các doanh nhân Hàng Việt Nam Chất lượng cao trò chuyện với sói biển Mai Phụng Lưu tại nhà anh trên đảo Lý Sơn, năm 2012, bên cây phong ba đem từ Hoàng Sa.

clip_image003

Gói quà chà là khô Israel

Nguồn: FB Vũ Kim Hạnh