Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Những gì thấy vội trước khi màn đóng kín

Ngu Yên

Lớp da bên ngoài của thơ là chữ nghĩa và văn phạm; thời trang của cá tính thơ là văn phong; xương thịt thơ là hình ảnh; sinh hoạt của cơ thể là diễn biến của tứ thơ. Tất cả, một khối, trở thành thân xác, nơi linh hồn thơ thể hiện:

1- phẩm chất là tinh thần thơ;

2- giá trị là ý nghĩa thơ;

3- sức khỏe là tình trạng và sức sáng tạo.

Thơ ví như một con người, có giới tính nam nữ, có tuổi tác, luôn luôn thay đổi theo thời đại. Chẳng những thay đổi y trang, vóc dáng, mà còn thay đổi về giá trị và tinh thần. Nhất là, cách giữ gìn và phát triển sức khỏe được tái nhận định và tái xây dựng theo sự mở rộng và thăng tiến của nhân sinh về mọi mặt, kể cả những diện không liên quan đến văn chương.

Cho đến nay, đầu thế kỷ 21, sự thay đổi đã thấy rõ. Sự thay đổi không có nghĩa là hủy bỏ, mà là cộng hưởng giữa cũ và mới, phát minh để chứng thật là sản phẩm của thời đang sống và có thể hưởng dụng trong tương lai. Một ví dụ cho thấy sự thay đổi cập nhật về cách nhìn giá trị văn chương của thời đại "nhu cầu giải trí tạm thời", cần cảm nhận nhanh và gọn, không mất quá nhiều thời giờ suy tư: Đó là việc trao giải thưởng Nobel văn chương 2016 cho nhạc sĩ Hoa Kỳ Bob Dylan.

Hai mươi năm trước, 1996, giải Nobel văn chương trao cho nữ thi sĩ Ba Lan, Wislawa Szymborska, hoàn toàn khác hẳn. Đọc thơ của bà cần có thời giờ nghiền ngẫm để nhạy cảm lúc ban đầu trở thành cảm nhận sâu sắc. Học viện Thụy Điển nhận xét về tác phẩm của bà, "thơ cưu mang sự mỉa mai đúng đắn về các bối cảnh lịch sử và sinh học, để mang ra ánh sáng những mẩu đời vụn vặt nhưng thực tế của nhân sinh." (poetry that with ironic precision allows the historical and biological context to come to light in fragments of human reality.) (Trích CNN News ngày 3 tháng 10 năm 1996.)

Giải Nobel cách nhau 20 năm, giải Nobel "Thi Ca" chuyển hướng khi trao cho ông Dylan, Học Viện Thụy Điển nhận xét, nhạc sĩ Bob Dylan, 75, "là một thi sĩ lớn trong truyền thống truyền khẩu của Anh ngữ." (is a great poet in the English speaking tradition.) và "sáng tác một cách mới để diễn đạt thơ trong truyền thống những ca khúc giá trị ở Hoa Kỳ." (having created new poetic expressions within the great American song tradition.) (Trích CNN News, ngày 13 tháng 10 năm 2016.)

Một bên là thơ thuần túy. Một bên là thơ ca từ. Sự khác biệt giữa ngôn ngữ ở đây, liên quan đến nốt nhạc, đến giai điệu. Chữ nghĩa thơ có phạm vi tự do lớn hơn, tùy vào sự sử dụng của sáng tác, cho dù có giới hạn bởi quan niệm riêng về thẩm mỹ, về đạo đức, thậm chí là về vần điệu. Chữ nghĩa trong ca khúc, ngoài sự giới hạn bởi quan niệm riêng của nhạc sĩ, ca từ còn phải tuân theo giai điệu và số lượng của nốt nhạc. Chưa kể, những ngôn ngữ có âm sắc nhất định như ngôn ngữ Việt, âm sắc phải tuân theo mức độ trầm bổng, nếu không sẽ trở thành vô nghĩa hoặc có ý nghĩa khác. Cứ theo nhận thức thông thường, vì những giới hạn kỹ thuật, ca từ khó chuyên chở tâm ý như lời thơ.

Không thể nào so sánh tài năng và nghệ thuật giữa hai nghệ sĩ thành danh như bà Szymborska và ông Dylan. Ở đây, chúng ta chỉ ghi nhận sự thay đổi về quan niệm giá trị thi ca (nói riêng) và văn chương (nói chung.) Sự thay đổi dường như đã báo hiệu sự trở về của văn chương, của thơ, vào số đông thưởng ngoạn.

Văn chương đã từ quần chúng, ca dao, tục ngữ, câu hò...cách mạng đi lên thành giới quí tộc, dành riêng cho một thành phần thưởng ngoạn có trình độ. Những Hiện Thực, Ấn Tượng, Siêu Thực, Hóa Ảo, Hậu Hiện Đại, v.v. đã xây dựng văn chương thành những vương triều văn học lộng lẫy, xa cách dân gian. Từ khi dân gian có niềm vui khác, không cần trông ngóng ân sủng của vua quan, từ khi dân chúng có những phương tiện thỏa mãn nỗi buồn, nỗi cô đơn, một cách dễ dàng, cho dù tạm thời, họ đã không cần và bỏ rơi vương triều xa hoa, xa vời, khó hiểu. Văn chương, nhất là thơ, tự dấn thân vào con đường diệt vong.

Những trình diễn (shows) hài hước, nghệ thuật, ý nghĩa thú vị, thay thế cho thơ. Những phim ảnh (movie) thay thế truyện ngắn. Những phim tập, phim bộ thay thế tiểu thuyết. Giới thưởng ngoạn bình thường sẽ đón nhận sự dễ dàng, tiện nghi, và bị động.

Riêng về thơ, mặc dù thơ thay đổi như dòng sông trôi chảy nhưng nước H2O không đổi. Nước dùng để uống, để tắm, để sinh hoạt hàng ngày, không đổi. Tinh túy cơ bản của thơ cũng vậy. Một trong những thứ không đổi là cách cảm nhận thẩm mỹ và chân lý của làm thơ.

Sự hiện diện của một bài thơ, quan trọng nhất là phần da và xương thịt. Sự sống của bài thơ như thế nào là do sự sinh hoạt của thịt gân, xương cốt, tức là hình ảnh và diễn biến hình ảnh cấu tạo tứ thơ. Cách cảm nhận và tồn trữ hình ảnh, kinh nghiệm, những thi vị và xán lạn, nói chung, không thay đổi. Sự thay đổi nằm nơi cách thức diễn đạt. Nói một cách khác, thơ bất biến, chỉ có bài thơ, mới cần thay đổi

Tác giả Andrew Knight, trong The Changing Face of a Poem, Acumen, Poetry Prose Review, viết:

"Dường như bộ mặt của một bài thơ đã thay đổi khá lớn kể từ khi những thi sĩ thành danh đã đặt mẫu mực thơ của họ vào thi ca. Nhân loại càng đông, càng mang đến nhiều thơ. Tôi e rằng hầu hết những bài thơ không đạt được giá trị. Thơ hôm nay mang một khuôn mặt khá dũng cảm, [có lẽ ông đang ngụ ý về sự thay đổi 'vô ý thức' của hình thể thơ,] có thể mang đến sự tán thưởng, nhưng bên dưới của khuôn mặt rắn chắc kia, phải chăng cần có một sức sống cần thiết? Phải chăng vẻ uy nghi của văn học đã đánh mất vương niệm sáng chói và vinh quang của nó? Phải chăng đã lu mờ khi người đọc quay lưng với những trang sách in vì họ thay thế vào suy nghĩ bằng những thứ khác?"

[...] "Nhưng phải chăng sự thay đổi và học thuật để thích nghi với đời sống là điều kiện tiên quyết, không thể không có? Vì nếu không có sự phát triển của suy nghĩ, sẽ không có sự tiến triển đáng giá nào để sống. [...] Tất cả những biểu hiện nghệ thuật tương tựa sẽ trở thành vô nghĩa. Nếu chúng ta nghĩ rằng, có điều gì đó đang mất mát [hoặc thiếu thốn, hoặc thất lạc] trong thơ hiện nay, mà chúng ta chỉ nghĩ, không làm một thay đổi nào về đường lối đã sáng tác, e rằng tất cả những gì thuộc về thi ca sẽ biến mất một ngày gần đây..."

Bà Szymborska cũng đã nhìn thấy viễn cảnh này, bà ngộp thở vì mỗi cá nhân, mỗi người làm thơ phải đối diện với bổn phận chữ nghĩa, một bổn phận tự nguyện nhưng quan yếu. Giá trị của đời sống phải chăng là kết quả của hành động trong đời sống đó? Dù chỉ có thể kết luận sau khi chết?

những gì thấy vội trước khi màn đóng kín:

nơi này bàn tay với lượm cánh hoa

đàng kia tay khác dọn dẹp thanh kiếm.

Lúc đó, vô hình, bàn tay cuối cùng

thi hành nhiệm vụ

bóp cổ tôi

(Trích: Những ấn tượng về sân khấu. Wrażenia z teatru. Szymborska.)

QC_TKB_thumb[1]