Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Hồ Dzếnh – nhà văn tài hoa và định mệnh trớ trêu

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Dzếnh (1916 - 2016)

(Rút từ facebook của Đào Tiến Thi)

 

Vào cuối tuổi thiếu niên, tôi cũng như tất cả thế hệ mình thích nghe các anh chị trà trên vài tuổi hát “nhạc vàng” (như Lan và Điệp, Ngày trở về), cũng như truyền tay nhau đọc hoặc chép “thơ tình”. Trong những bài ấy tôi vẫn nhớ mấy câu “Đời chỉ đẹp khi còn dang dở/ Tình mất vui khi đã vẹn câu thề”. Bài thơ không có tên (sau này tôi biết là bài Ngập ngừng) và không ghi tác giả. Phải nhiều năm sau mới biết tác giả của nó có cái tên là lạ là Hồ Dzếnh nhưng cũng không biết Hồ Dzếnh là ai (nhiều đứa bạn tôi không biết đọc thế nào chữ này, có khi đọc là “Hồ Dếch”). Từ cuối những năm 80, nhạc lãng mạn Tiền chiến dần dần được khôi phục, bài Chiều khá phổ biến nhưng người ta chỉ biết đến nhạc của Dương Thiệu Tước mà ít ai biết đến thơ của Hồ Dzếnh.

Điều trên không lạ lắm. Cái thời mà văn học lãng mạn 1930-1945 chỉ được học qua một bài khái quát ở lớp 10 (lớp 12 ngày nay) và chỉ nhằm kể tội nó, thì đến cả những tên tuổi như Xuân Diệu, Huy Cận (được học các bài trong Riêng chung, Trời mỗi ngày lại sáng viết sau 1945), chúng tôi còn ngờ ngợ không biết có phải là các ông Xuân Diệu, Huy Cận “có nhiều nọc độc” thời lãng mạn 30-45 hay không, nữa là ông Hồ Dzếnh.

Từ đầu những năm 90 cho đến nay, chính ngành giáo dục đã “giải tỏa những nghi án văn học” để đưa Thơ mới cũng như hàng loạt tác phẩm “lãng mạn” nói chung vào chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn thì cũng chỉ có tác phẩm của Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Thế Lữ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Thạch Lam, Thanh Tịnh. Còn Hồ Dzếnh chỉ được nhắc đến tên một lần duy nhất.

Dở lại những cuốn sách nghiên cứu, tuyển chọn đương thời như Thi nhân Việt Nam, Nhà văn Việt Nam hiện đại cũng cũng không thấy tên Hồ Dzếnh. Cuốn hồi ký Văn thi sĩ tiền chiến của Nguyễn Vỹ xuất bản ở Sài Gòn năm 1970, có nhắc tới hàng trăm nhà văn, nhà báo sống và sáng tác tại Hà Thành những năm 30, 40 nhưng cũng không có Hồ Dzếnh. 

Phải chăng vì đương thời Hồ Dzếnh không có chỗ đứng sáng giá trên văn đàn nên không có cái “gốc” cho ngày nay đánh giá?

Có người cho rằng sách của Hồ Dzếnh trước 1945 in ở những nhà xuất bản nhỏ, ít được biết đến. Sau năm 1945, nhất là sau 1954 ông viết rất ít và cũng ít giá trị. Ông chuyển sang làm thợ cơ khí rồi về hưu sống lặng lẽ như muốn người ta quên mình là nhà văn.

Bài thơ ChiềuNgập ngừng nói trên đã hay, nhưng nếu ai đã một lần đọc tập thơ Quê ngoại (1942) và tập truyện ngắn Chân trời cũ (1943) hoặc chỉ cần đọc vài ba truyện ngắn và vài ba bài thơ trong Hồ Dzếnh Tác phẩm chọn lọc (1988) thì không khỏi xúc động về một nhà văn chân tài và một tấm lòng nhân ái đến nao lòng. Ở đây, chỉ riêng về thơ, ta gặp các bài Màu thu năm ngoái, Tưởng chuyện ngàn sau, Phố huyện, Tư hương, Quê hương,… nếu không hay cả bài thì cũng có những khổ, những câu thật xuất sắc. Nhưng truyện ngắn Hồ Dzếnh còn hay hơn thơ của ông. Lòng mẹ, Ngày gặp gỡ, Người chị dâu tôi, Em Dìn, Chị Yên, Anh Đỏ Phụ, Người anh xấu số,… người bình thường đọc đã thấy cay mắt, huống chi người đa cảm. Hồ Dzếnh như sinh ra như để thương yêu, chia sẻ với những con người bất hạnh vậy. Truyện ngắn Hồ Dzếnh cùng phong cách với Thạch Lam, Thanh Tịnh nhưng cũng có màu sắc rất riêng. Hồ Dzếnh có biệt tài đan xen giữa hai mạch tự sự và trữ tình. Đặc biệt mạch trữ tình luôn ngắn gọn nhưng khả năng tạo dựng không khí truyện rất cao. Chúng tôi sẽ có bài viết riêng về vấn đề này.

Cuộc đời Hồ Dzếnh cũng đầy những éo le, bất hạnh. Ngoài tuổi thơ sầu muộn, ngoài những mất mát người thân lúc lập gia đình đã như nhiều người biết thì những hệ lụy chính trị không đâu mà ông gặp phải cũng làm ông nhiều phen khốn khổ. Đặc biệt cách đây mấy tuần, qua một đoạn hồi ức của nhà văn Vũ Thư Hiên, tôi mới biết hồi những năm 1977-1978 ông còn bị lâm và một hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm và bế tắc. Ấy là khi những người Việt gốc Hoa bỏ chạy khỏi Việt Nam trước khi chiến tranh Trung - Việt (2-1979) xảy ra. Ông buộc phải lựa chọn: ra đi hay ở lại Việt Nam. Đúng ra là không được lựa chọn, khi người ta muốn ông phải ra đi. Thế nhưng ông đã ở l ại, chấp nhận tất cả mọi sự nguy hiểm và kỳ thị (http://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/ho-dzenh)