Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Ông Chín Cần – một người tiên phong đổi mới đã ra đi

(Rút từ facebook của Nguyễn Thế Thanh)

 

Bạn bè học sinh miền Nam truyền cho nhau tin bác Nguyễn Văn Chính tức Chín Cần vừa qua đời chiều hôm qua, trưa ngày mai 31.10 cả nhóm học sinh miền Nam sẽ đi viếng tại nhà tang lễ 25 Lê Quý Đôn.
Trong mắt các học sinh miền Nam ông Nguyễn Văn Chính (Chín Cần) là ba của Cao Dũng, tức nhà nghiên cứu Hán Nôm Cao Tự Thanh, tác giả nhiều cuốn sách nghiên cứu có giá trị, mới nhất là cuốn sách vừa phát hành trong tháng 10 do anh chủ biên "Học sinh Miền Nam – tư liệu và hồi ức".
Còn trong mắt các nhà báo thì ông Chín Cần là một trong các nhà khởi xướng Đổi Mới ở Việt Nam sau năm 1975. Chính xác hơn, ông chính là người tiên phong thực hiện việc xóa bỏ bao cấp trong phân phối lưu thông, xóa bỏ cơ chế hai giá. Là Bí thư Tỉnh ủy Long An trong gia đoạn 1976 - 1983, ông Chín Cần đã chỉ đạo và cùng tỉnh ủy tiến hành mở mũi đột phá đổi mới khâu phân phối lưu thông (hồi đó thường gọi tắt là giá - lương - tiền). Nhờ có cơ chế giá mới, người sản xuất có thể chủ động mua được vật tư nguyên liệu cần thiết thay vì ngồi chờ sự phân phối kém hiệu quả của Nhà nước; người tiêu dùng có thể mua được các loại hàng thiết yếu cho đời sống thay vì phụ thuộc vào mạng lưới phân phối của Nhà nước vừa chậm chạp vừa thiếu thốn. Nhờ vào cơ chế giá mới, Long An đã thu mua hết nông sản của nông dân, qua đó Nhà nước nắm được hàng và tiền, làm chủ lưu thông, góp phần tạo sự kết nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng lương thực và thu mua lương thực cũng như sản lượng hàng vải dệt của Long An 5 năm liền (1980 - 1985) tăng từ gấp đôi đến gấp ba so với trước đó.


Sau thời gian được điều động về Chính phủ với cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (danh xưng của chức vụ Phó Thủ tướng hiện nay), ông Chín Cần lại được điều động lần nữa về Hội Nông Dân Việt Nam. Chính trong thời kỳ này, với cương vị Chủ tịch Hội, ông Chín Cần một lần nữa đã có những đóng góp quan trọng làm thay đổi hẳn phương thức hoạt động của Hội, trước đó được xem là thụ động. Cùng với Thường trực Hội khóa II, ông Chín Cần đã kiên quyết đổi mới phương pháp tập hợp nông dân vào Hội, nghĩa là không chỉ tập hợp theo địa bàn dân cư mà còn theo ngành nghề, tạo tiền đề cho nông dân xây dựng các hình thức hợp tác nhằm tăng cường nguồn lực sản xuất - phân phối sản phẩm cho nông dân do Hội Nông dân làm nòng cốt. Quỹ Hỗ trợ Nông dân được thành lập vào thời kỳ này cũng do chính ông Chín Cần khởi xướng.
Ông Chín Cần sinh ngày 1/3/1924, tham gia cách mạng năm 1943, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng năm 2010. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa 4, 5, 6, 7.
Có thể nhiều người trong chúng ta hôm nay không còn nhớ các danh hiệu, chức vụ của ông Chín Cần. Thậm chí nhiều người trẻ hôm nay có thể không biết ông Chín Cần là ai. Ông Chín về nghỉ hưu đã lâu, vì sức khỏe và cũng vì cá tính lâu nay ông gần như không xuất hiện ở các diễn đàn lớn, nhỏ. Người ta quên ông, không biết nhiều về ông là điều có thể hiểu và cũng không quá quan trọng đối với ông và gia đình – nơi ông và các thành viên luôn tâm niệm rằng, làm việc cho nước, cho dân không phải là để cho người ta ghi công mình, nhớ đến mình. Nhưng những người nông dân Long An, các doanh nghiệp ở Long An – và rộng hơn là ở Đồng bằng sông Cửu Long – thì vẫn còn truyền đi câu chuyện về ông như một trong những người lãnh đạo hiếm hoi, ở cái thời mà đời sống và sản xuất bị dồn vào chân tường, dám đột phá đổi mới và dám chịu trách nhiệm về đột phá ấy chỉ với một mục đích để người dân và doanh nghiệp có thể sống còn, có thể phát triển. Với ông Chín Cần – một người lính từng vào sinh ra tử trong chiến tranh, một người trong hòa bình được mệnh danh là "người tiên phong xóa bao cấp" – được ghi nhận thế thôi là đủ./.