Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Mong được nghe ý kiến đóng góp của các nhà sử học

(Rút từ facebook của Vương Trí Nhàn)

 

Đọc báo Tuổi trẻ hôm nay 6-9- 2015, tôi thấy có lời phát biểu khá thú vị của một vị nguyên là cán bộ cao cấp ở Ban kiểm tra TW. Nhân chuyện đề bạt cán bộ có nhiều sai trái hiện nay, đoạn phát biểu ngắn này xoáy vào cái ý Phải “soi” cả người có quyền cất nhắc cán bộ.
Tôi không phải người thạo các vấn đề thời sự chính trị, nhưng đọc đoạn phát biểu này, chỉ thấy vấn đề sử dụng quan chức đang trở nên nhức nhối, cần có sự tham gia của nhiều ngành nhiều giới. Nhớ khi đọc lịch sử Việt Nam thường gặp các các tình tiết tương tự, và người xưa đã có cách giải quyết khá hay. Khi một quan chức trong triều đình có sai lầm, các vị minh quân thời xưa thường không chỉ xử tội đương sự mà mà còn quở trách –  thời xưa gọi là HẠCH TỘI – các vị quan đầu triều đã tiến cử viên chức có tội đó với vua. Theo chỗ tôi nhớ (nếu sai xin được các nhà sử học đính chính giùm) việc này đã có từ thời Lê, đến thời nhà Nguyễn được làm một cách thường xuyên hơn.
Tôi vụt nảy ra trong đầu một câu hỏi đối với các đồng nghiệp làm sử: có phải nhiều việc không hay trong quản lý đất nước hôm nay đã có từ thời phong kiến? Nếu vậy tại sao các bạn không lên tiếng?
Tôi biết giới sử học hiện nay đã được đào tạo và biên chế thành một thứ sử quan chăm chăm nghiên cứu các đề tài do cấp trên đề ra để khi cần thì phát biểu minh họa, và các cơ quan quản lý sẽ dựa vào đấy để lên lương nâng địa vị cho các bạn. Nhưng tôi cho là ngoài nhiệm vụ với cơ quan, các bạn còn có trách nhiệm với dư luận chung cả xã hội và việc tham gia của các bạn vào vào các vấn đề báo chí đang nêu sẽ giúp cho xã hội rất nhiều.
Tôi đưa ra đề nghị này cũng xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân. Bản thân tôi trong quá trình tìm hiểu tình hình đương thời, luôn trở lại với các vấn đề lịch sử.


Tôi đã trình bày những thu hoạch của mình trong một bài viết mà phần đầu như sau:

TẤT CẢ ĐÃ CÓ TRONG LỊCH SỬ
Trần Khánh Dư (không rõ năm sinh, mất năm 1339 ), thường được biết tới như một trong những công thần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Có điều ông cũng rất giỏi tham lam vơ vét. Khi làm trấn thủ Vân Đồn, tục ở đấy quần áo đồ dùng còn bắt chước người Trung Quốc, ông ra lệnh cho quân không được đội các nón kiểu phương bắc mà phải đội nón của một làng gần đấy gọi là nón ma lôi để phân biệt. Nghe thì có vẻ rất nghiêm! Có biết đâu, trước đó ông đã sai người nhà mua sẵn nón về bán, mỗi chiếc giá đắt gần bằng một tấm vải, nhờ thế cũng có được một “chiến công tưng bừng” trên phương diện kiếm lợi bỏ túi.
Câu chuyện trên không thấy ghi trong các bộ sử hiện đại, kể cả Việt Nam sử lược, tôi chỉ biết được nhờ mấy hôm buồn tình lấy bộ Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ra đọc. Đến khi tìm lại Đại Việt sử ký toàn thư thấy có thêm một chi tiết có sức tố cáo mạnh hơn. Có lần người dân đã kiện Trần Khánh Dư đến tận triều đình, nhưng ông không sợ mà còn công khai tuyên bố: “Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng có gì là lạ? ”.
Câu chuyện về Trần Khánh Dư trước tiên mang lại cho tôi một sự an ủi, hoá ra nhiều chuyện đời nay chỉ là phóng chiếu những chuyện đời xưa.
Về tham nhũng, Đại Việt sử ký toàn thư ghi, không phải đến thời vua Lê chúa Trịnh, mà ngay từ đời Lê Nhân Tôn (sau Lê Thái Tổ và Lê Thái Tôn, trước Lê Thánh Tôn ), tức khi vương triều thịnh trị, đã có hiện tượng “trên thì tể tướng, dưới thì trăm quan, hối lộ bừa bãi”.
Về những dễ dãi trong việc ban quan tước, sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ghi: “Triều Tây Sơn phong tước quá lạm, đến cả phu quét chợ, lính đẩy xe cũng đều trao cho tước hầu tước bá. Danh khí tồi đến như thế! Muốn cho khỏi loạn, có thể được không?”.
Theo nhà triết học B. Russel, “Đọc sử để biết những ngu xuẩn của quá khứ, nhờ thế người ta có thể chịu đựng tốt hơn những ngu xuẩn của hiện tại“ (trích lại từ giáo sư Hà Văn Tấn). Nghe ra có vẻ đau đớn chua xót, nhưng thực ra đó mới là động cơ đủ sức thúc đẩy người ta “đi tìm thời gian đã mất ”.
Bạn nào có nhu cầu đọc đầy đủ bài này xin trở lại với tập phiếm luận Những chấn thương tâm lý hiện đại hoặc trang mạng Chúng ta ở đường link
http://www.chungta.com/…/tu…/tat_ca_da_co_trong_lich_su.html

Hôm nay, trên blog của mình, tôi cũng đã đưa lại một bài thử lý giải về ngành sử học hiện nay, đường link
http://vuongtrinhan.blogspot.com/…/thu-tim-cach-ly-giai-tin…