Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Nhân dân hư hỏng

(Rút từ facebook của Vương Trí Nhàn)


Ta thường nói và tin rằng sức mạnh của nhân dân là vô địch. Nhân dân – chủ yếu là nhân dân lao động – bao giờ cũng tốt đẹp! Và sức mạnh của nhân dân thì thật vô tận. Một cách rất khôn ngoan người làm chính trị nào cũng thích tuyên bố mình thuộc về nhân dân và lẽ sống của mình là phục vụ nhân dân.
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu – Khó trăm lần dân liệu cũng xong” .
Đến bây giờ nhiều người vẫn sẵn sàng tin ở cái câu tục ngữ mới ấy mặc dù từ thời nó ra đời đến nay hoàn cảnh đất nước đã khác, gần như một sự lật ngược.
Trong bài này tôi hãy nói một điều giống như nghịch lý ngay về mặt nhận thức. Nhân dân theo nghĩa ta nói chỉ là trong lý tưởng. Trong thực tế nhiều khi nhân dân là một tập hợp lực lượng ô hợp và dễ bị lợi dụng. Nhân dân cũng hư hỏng. Oái oăm thay cái nghịch lý rất hiện đại này đã được xác nhận từ những văn bản cổ.


"Đại Đường Tây vực ký" của nhà sư Huyền Trang (602- 664) từng được dịch ra tiếng Việt (NXB Phương Đông, 2007). Trong thiên bút ký này, Đường Tăng ghi lại ấn tượng sau khi đi qua 138 nước nằm giữa Trung Hoa và Ấn Độ (người Trung Quốc thời Hán Đường gộp chung là Tây vực).
Đoạn tổng thuật về địa khu Tốt Lợi kể: “Người Tốt Lợi phong tục kiêu ngoa, chuyên môn lừa đảo, tham lam hám lợi, giữa cha con với nhau cũng tính toán hơn thua chẳng cần người tốt kẻ xấu, cứ nhiều tiền là được quý trọng… Cư dân một nửa làm ruộng, một nửa chuyên đi trục lợi ”. Tôi đã dẫn đoạn văn này, trong phần mở đầu cho bài "Tội làm hư dân", ở đường link:
http://vuongtrinhan.blogspot.com/2013/01/toi-lam-hu-dan.html
Còn đây là một đoạn tôi chép từ Kinh Thánh, bản tôi đang có trong tay là của nhà xuất bản Tôn giáo 2012, gọi là Thánh Kinh. Đoạn trích thuộc phần mở đầu chương Ê sai trong Cựu ước.

MỘT ĐOẠN KINH THÁNH
“Thật ghê gớm chưa! Israel là một nước tội lỗi, một dân bị gian ác đè nặng, một đám con làm ác, thật là một lũ con gian ác. Chúng đã từ bỏ Chúa, ghét thượng đế, Đấng Thánh của Israel, và đã quay lưng khỏi Ngài như thể quay mặt khỏi người lạ.
Tại sao các ngươi muốn bị trừng phạt mãi? Tại sao các ngươi vẫn tiếp tục chống nghịch Ngài? Đầu các ngươi bị thương tích, lòng các ngươi bệnh hoạn. Từ bàn chân cho tới đỉnh đầu ngươi không có chỗ nào lành lặn; toàn thân ngươi đầy vết thương, trầy trụa và vết lở chưa được rửa hay băng bó, chưa được xức thuốc cho bớt đau.
Xứ ngươi bị tàn hại, các thành phố ngươi bị thiêu rụi. Trong khi ngươi nhìn thì kẻ thù ngươi bóc lột mọi thứ trong xứ ngươi; đất ngươi bị kẻ thù tàn phá.
Jerusalem bị bỏ hoang như lều trống trong vườn nho, như chòi bỏ hoang trong ruộng dưa, như thành bị kẻ thù vây hãm...

Khi các ngươi giơ tay cầu nguyện với ta, ta không thèm nhìn. Dù cho ngươi cầu nguyện dông dài, ta chẳng thèm nghe, vì tay ngươi dính đầy máu. Hãy tắm rửa cho sạch đi. Đừng làm điều ác. Và thôi làm điều bất chính. Hãy học làm điều lành. Tìm kiếm điều công bình. Trừng phạt kẻ làm hại người khác. Hãy giúp đỡ kẻ mồ côi, bênh vực người góa bụa…”
Tôi thường nhớ lại những khái quát vừa dẫn để tham khảo khi xem xét tình hình xã hội Việt Nam hậu chiến, mặc dù khi tự hỏi tại sao đến nông nỗi này – tức tại sao lại có tình trạng như trên – thì cũng chưa trả lời được