Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Chuyện quái ở Kì Anh

(Rút từ facebook của Trần Đình Trợ)

 

Đó là chuyện một cán bộ huyện, bị xét kỉ luật vì sáng tác một bài thơ khóc biển.
Chủ nhân đã gỡ bài thơ đó khỏi FB, nhưng trước đó nhiều người đã copy lại vì ưa thích.

Mình không tin được, vì câu chuyện quá kì quái.
Mình đã tiếp xúc với một số cán bộ chức trách của tỉnh, không hề thấy ai nhận thức đến mức đòi kỉ luật một FB vì người ấy đã làm một bài thơ hay.

Mình đoán chuyện này chắc là do mấy cậu thừa hành ở Kì Anh đã nhanh nhẩu đoảng.

Mình chứng kiến nhiều vụ, khi cấp trên chỉ nhắc nhở hoặc khuyến cáo về một vấn đề nào đó, thế là mấy cậu cấp dưới tâng công bằng cách họp kiểm điểm, xét kỉ luật, đề nghị đuổi việc....

Ngoài chuyện họp xét kỉ luật anh Quân, nghe nói ở Kì Anh còn có chuyện các hiệu trưởng yêu cầu giáo viên không được viết về "Formosa", về "cá chết", thậm chí không like, comment sau các stt viết về chúng.

 

Lại nghe chuyện nếu bệnh nhân bị ngộ độc hải sản, BS được khuyên nên ghi sang một bệnh khác, tránh tên bệnh "nhạy cảm"....

Rồi cũng nghe chuyện cấp trên tác động qua vợ để "ngăn" chồng, hay tác động chồng để "hãm" vợ, nếu họ là những FB gai góc.

Những chuyện này cho thấy, nhận thức về pháp luật của một số cán bộ địa phương ở KA là có vấn đề.

Bàn về chuyện họp xét kỉ luật tác giả một bài thơ, mình rất đồng tình với nhà báo Phan Xuân Hồng, thể hiện trong status sau đây:

Copy nguyên xi stt của nhà báo:

Phan Xuân Hồng
2 giờ ·

"Có ông Trần Hồng Quân ở uỷ ban Kỳ Anh vừa làm bài thơ tình "EM". Sau khi ra thơ, nghe nói, ông bị cấp trên họp bàn kỷ luật. Bài thơ thế này:

"EM !!!
Em đã chết rồi, buông bỏ cả sau lưng
Để lại cho anh những cánh buồm rũ nát
Đám tang em trắng bồng bềnh những xác
Anh cũng chẳng buồn, buông lưỡi bẻ cần chơi.

Em đã chết rồi, em đã xa xôi!
Ừ mới đó một trăm ngày đấy nhỉ?
Em ra đi con cháu buồn đổ lệ
Cúng mâm này, anh mới rõ nguồn cơn.

Em đã chết rồi, nhạt thếch, có gì hơn
Vì mất điện, tối trời nên em chết
Ôi! Cảnh chia ly, cả nhà mình mỏi mệt
Kiếp nạn này, giờ đã hiểu vì đâu.

Một trăm ngày rồi, thời gian cũng trôi mau
Tưởng em ốm đau, anh dặn lòng nhỏ nhẹ
Mong em dậy, mím môi cười rất khẽ
Hát tặng em bài " Biển hát chiều nay".

Ôi! Hết thật rồi, em buông bỏ từ đây
Anh chẳng đủ sức cứu con mình được nữa
Trái tim ốm đau, quặt què, trăn trở
Nên đến mai này, có đủ lực hồi sinh?".

Nếu cấp trên của ông Quân mà kỷ luật tác giả vì bài thơ này thì rất ất ơ, rất phản động, rất nâng quan điểm, rất xuẩn... Phải tập huấn thơ cho các vị ngay! Nếu phê bình hay kỷ luật tác giả vì bài thơ này, thì quả thật, họ xem pháp luật này không ra gì.
PXH"