Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Thanh niên Trung Quốc mơ về vai trò của họ

(Rút từ facebook của Vũ Thư Hiên)

Đưa lại một stt ba năm trước để thấy giấc mông bá chủ thế giới của Mao Xếnh Xáng có sức truyền nối như thế nào. Hi vọng nhân loại không ngủ quên như từng ngủ quên cái gì đã xảy ra trước đại chiến thế giới lần thứ hai.

 

Tình cờ đọc cuốn Thành Cổ Tinh Tuyệt của tác giả Trung Quốc Thiên Hạ Bá Xướng (Trương Mục Dã), là cuốn sách bán chạy nhất Trung Quốc năm 2006-2007, dạng epub (nhà xuất bản Văn Học, không rõ người dịch), tôi bắt gặp một đoạn rất đáng để giới thiệu với các bạn (tr.281-283), để thấy dưới sự dắt dẫn và dạy dỗ của ĐCSTQ, thanh niên Trung Quốc mơ về vai trò của họ, đội quân bách chiến bách thắng, trong một thế chiến tương lai như thế nào. Trong đoạn này không nói tới Việt Nam, chắc tác giả bản trường thi coi là chuyện vặt, hoặc coi là đất của mình rồi.


… Sau khi Tuyên béo khảng khái hùng hồn đọc câu đầu tiên, tôi lập tức nhớ ra ngay, đây là một bài trường thi tự sự, tên là “Kính chào các dũng sĩ trong cuộc đại thế chiến thứ ba”. Chúng tôi quá quen bài thơ này rồi, hồi cả hai còn làm Hồng vệ binh, đã cùng nhau ngâm vang cả trăm ngàn lần, đó là những vần điệu chúng tôi yêu thích nhất, những từ ngữ thân thương nhất và là những mộng tưởng tráng lệ trẻ trung nhất… “Trong cuộc thế chiến thứ ba tiêu diệt chế độ bóc lột cuối cùng, một sư đoàn hai ta nương nhau. Tình bạn của đôi ta từ khi ấy bắt đầu, chẳng thể tính đã được bao lâu, chỉ biết rằng hơn núi thẳm biển sâu. Trong chiến hào, ta cùng chia một chiếc bánh mì, cùng nhúm muối, uống nước chung gầu, ngân nga cùng một giai điệu, đắp chung một tấm chăn cho ngon giấc đêm thâu. Từng dòng từng chữ ta học hết lần này qua lần khác tư tưởng của lãnh tụ, chân lý nhiệm màu… Nhớ chăng anh, chúng ta từng uống nước sông Macedonia, băng qua thảo nguyên Ukraina, rồi tới điện Kremlin thắp sáng vì sao đỏ trong lầu. Chúng ta từng men theo vết chân của công xã xuyên qua mọi phố xá Paris, bay lên từ bài ca “Quốc tế”, gột sạch từng ngôi làng, góc phố, bến cảng của Âu châu. Chúng ta từng sử dụng bức tường nước mắt của thành Jerusalem, ngăn chặn những viên đạn độc ác của tín đồ Cơ Đốc, tại bờ kênh Suez ta cắm ngọn cờ đào. Nào nước hồ Thuỵ Sĩ, ánh đèn Pisa, Yemen ráng chiều tà, Phnom Penh điện Phật, rồi kia hoa anh đào trên núi Phú Sĩ, khói bếp thoảng Havana, rượu nho Tây Ban Nha, trong vắt suối ngà Phi châu… Bởi với chúng ta, súng ống trong tay, trách nhiệm nặng trên đầu. Biết bao đêm ngày không ngủ, Nam chinh, Bắc chiến, huyết lệ dãi dầu… Thế giới một màu hồng! Nhà Trắng chỉ còn dấu chấm câu!...”