Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Hồi ký Lê Phú Khải: Lời ai điếu (kỳ 7)

NGUYÊN NGỌC

Nguyên Ngọc bảo tôi: “Năm 1962 tôi trở lại chiến trường Khu 5 ác liệt, cán bộ địa phương vứt cho tôi một cái rìu và nói: Cầm lấy cây rìu này đi chặt cây phát nương trồng tỉa mà sống đã… Viết lách gì!”

Vậy mà ít lâu sau, Tướng Chu Huy Mân mời ông lên gặp và đề nghị: “Cậu hãy viết một bài Bình Ngô ĐạiCáo” cho cuộc kháng chiến này”. Nguyên Ngọc đã về viết tùy bút Đường chúng ta đi đem đến cho Tướng Mân. Ít lâu sau Tướng Mân lại bảo nhà văn: “Cậu hãy viết một bài Hịch tướng sĩ cho chúng tôi đi”. Nguyên Ngọc lại về viết truyện ngắn Rừng xà nu dem đến cho Tướng Mân. Cả hai tác phẩm bất hủ này đều được đưa vào sách giáo khoa văn học dạy trong chương trình phổ thông trung học. Ai dám bảo viết minh họa là dở?! Không biết các thầy cô giáo dạy văn, khi giảng những bài văn này có biết xuất xứ của nó như thế, như Nguyên Ngọc đã kể cho tôi nghe trong chuyến đi An Giang năm 2012? Trong buổi giao lưu với giáo viên và sinh viên khoa Ngữ Văn trường Đại học An Giang hôm đó, một thầy giáo của khoa đã độc tấu bản trường ca Rừng xà nu của Nguyên Ngọc. Cả hội trường im phăng phắc nghe thầy giáo nọ, với giọng Nam Bộ chuẩn, ca theo lối ca cổ của Nam Bộ… Tôi không rành các làn điệu này nhưng nghe thấy hay và bất ngờ vì Rừng xà nu đã được “chuyển thể” đầy sáng tạo như thế. Nguyên Ngọc đã lên tận sân khấu ôm lấy tác giả giữa tiếng vỗ tay của mọi người.

Đêm về nhà khách của trường, Nguyên Ngọc còn kể cho tôi nghe xuất xứ của bài bút ký nổi tiếng Dũng sĩ núi Thành. Hồi đó (1965), Mỹ mới đổ quân vào Việt Nam. Ở Tam Kỳ Đà Nẵng (bây giờ là huyện Núi Thành), hàng trăm máy bay trực thăng dày đặc cả bầu trời. Lệnh của Tướng Mân là “nắm thắt lưng địch mà đánh”, đánh phủ đầu, đánh phơi xác để lại cho nó kinh hồn bạt vía, đánh để cho thế giới biết rằng Mỹ cũng đánh được và quân địa phương cũng đánh được Mỹ, vì thế chỉ điều một đại đội quân địa phương để tiêu diệt một đại đội chính quy của Mỹ.

Nguyên Ngọc nói: “Chưa đánh mà đã chuẩn bị “Hội nghị Dũng sĩ diệt Mỹ” vào cuối năm đó, đủ biết tự tin thế nào. Đêm đó tôi nằm ngay dưới chân Núi Thành. Quân Mỹ mới nhảy xuống, chưa kịp làm công sự, chúng lấy các bao cát xếp thành công sự. Trong đêm tối như mực, quân ta lăn xả vào đánh xáp lá cà, đánh toàn bằng dao găm”. Tôi ngắt lời nhà văn: “Nó to lớn thế sao ta đánh nổi?” Nguyên Ngọc nói: “Trong cuộc chiến xáp lá cà ăn nhau là sự nhanh nhẹn, to xác càng dễ chết”. Ngay trận đầu, Mỹ chết để lại những cái xác bị tiêu diệt bằng dao găm… Nó hoảng lắm… Tôi đã viết bài Dũng sĩ Núi Thành ngay dưới chân Núi Thành đêm đó, gửi ra cho Đài TNVN phát”.

Đêm đó chúng tôi nói chuyện tới khuya. Sở dĩ Nguyên Ngọc mỗi lần vô Sài Gòn hay gọi điện cho tôi và đi đồng bằng hay rủ tôi, vì, cũng như bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, ông muốn tìm hiểu về đồng bằng sông Cửu Long. Các nhà văn hóa như Nguyễn Khắc Viện, Nguyên Ngọc bao giờ cũng quan tâm đến văn hóa của mọi miền đất nước. Đêm đó, tôi đã kể cho nhà văn hóa Nguyên Ngọc rằng, ở nơi cùng trời cuối đất của Tổ quốc Việt Nam là đồng bằng sông Cửu Long, đừng ai nghĩ rằng văn hóa thờ cúng ông bà của người Việt bị phai lạt. Một lần tôi đi theo một cái ghe chở hàng suốt 11 ngày trên sông nước Cửu Long, đã được nghe ông chủ ghe tâm sự: Đi buôn đường sông thì chỉ đi buôn tủ thờ là lời nhất. Ông giải thích: Nếu thầy – ông kêu một ký giả như tôi bằng thầy – đi vào một vùng đang khai hoang như Đồng Tháp Mười mà thấy ghe chở chum vại vào bán thì biết ngay là người ta đang khẩn hoang. Nhưng nếu thấy chở tủ thờ vào bán thì biết là đã khai hoang thành công. Người đi khẩn hoang khi đã sống được trên mảnh đất vừa vỡ hoang, dựng nhà để định cư lập nghiệp lâu dài… thì nghĩ ngay đến lập bàn thờ ông bà. Vì thế, bán tủ thờ, người bán nói bao nhiêu thì người mua trả bấy nhiêu, không trả giá bao giờ. Nếu chồng có trả giá thì người vợ mắng ngay: Mua đồ thờ ông bà mà trả giá cái gì!”

Nghe tôi kể đến đấy, Nguyên Ngọc đang nằm, ngồi nhỏm dậy, chỉ tay vào tôi và nói: “Cậu phải viết lại câu chuyện đó!”

Nguyên Ngọc là như thế. Cái gì là khí phách của Việt Nam, là đạo lý của Việt Nam thì phải viết cho thiên hạ biết. Ông bảo tôi: “Nhà văn sinh ra là để nhìn thấy cái mà người khác không nhìn thấy”.

Có một điều tôi “phát hiện” ra là: đang nói chuyện tỉnh như sáo, ông có thể ngủ ngay và ngáy o…o… Trời phú cho ông sức khỏe và thần kinh thép như thế nên suốt hai cuộc kháng chiến gian khổ, ông luôn ở hàng đầu của chiến tuyến. Ở tuổi 80, ông vẫn đi mọi miền của đất nước. Nay ở ngoài đảo Thổ Chu, mai ở Tây Nguyên, mốt ở Việt Bắc. Vẫn đi, vẫn viết. Ông bảo tôi: “Suốt 13 năm tôi là cán bộ rồi bí thư xã ở một vùng ác liệt nhất thời chống Mỹ. Tôi xác định là mình sẽ hy sinh nên rất bình tĩnh. Trước một trận càn của địch, chi bộ họp lại, bàn thật kỹ phương án tác chiến. Khi đã bàn xong thì ung dung ngồi đánh cờ chờ giặc đến để đánh”.

Một con người như thế mà Đài Truyền hình Hà Nội dám đưa hình ảnh ông cùng các trí thức trong cuộc biểu tinh chống Trug Quốc xâm lược biển Đông ở Hà Nọi với lời thuyết minh kèm theo rằng đó là những người bị thế lực thù địch dụ dỗ mua chuộc! Thế mà tên giám đốc Truyền hình Hà Nội lại không bị cách chức, sa thải!

Hiện thực đó của đất nước đã “đẩy” Nguyên Ngọc đi đến cùng khi nhà văn nhận ra chân tướng của những kẻ đang cầm quyền. Ông kể với tôi: “Một hôm bà Nguyễn Thị Bình “triệu tập” một nhóm trí thức hơn 10 người lại, đặt câu hỏi: Chúng ta sai từ bao giờ? Mọi người đều nói: Sai từ năm 1951, khi đại hội lần thứ hai của Đảng lấy “chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông” làm kim chỉ nam cho mọi đường lối chính sách của mình. Riêng tôi nói: Sai từ đại hội Tour. Bà Bình không đồng ý. Vậy mà sang hôm sau bà bảo tôi: Chị đã suy nghĩ suốt đêm qua, em nói đúng đấy!”

Nguyên Ngọc phân tích cho tôi: ta và anh Tàu cùng một đẳng cấp phong kiến nên trong lịch sử có lúc thắng lúc thua nhau. Nhưng Pháp nó hơn ta một đẳng cấp. Nó là xã hội đã có văn minh cả vật chất lẫn tinh thần. Học nó để mà canh tân đất nước rồi giành độc lập cũng chưa muộn. Dùng vũ lực để giành độc lập, sau đó thì anh nông dân vô học lên cầm quyền, không nâng cấp được xã hội mà còn dìm xã hội xuống thấp hơn bao giờ hết. Kẻ nghèo đói lên nắm quyền thì vơ vét và vơ vét. Thực tế đã chứng minh điều đó. Nó hủy hoại cả văn hóa dân tộc. Đi con đường của Phan Châu Trinh là duy nhất đúng. Ông nói điều này không chỉ với tôi ở An Giang bữa đó, ông còn nói trong một cuộc gặp gỡ có mặt nhiều trí thức ở Sài Gòn như Tiến sĩ Vũ Trọng Khải, nhà văn Phạm Đình Trọng, Thạc sĩ Mai Oanh, nghệ sĩ Hồng Ánh…

Từ Sài Gòn, xem mạng thấy Nguyên Ngọc đi đầu trong cuộc biểu tình ở Hà Nội, tôi đã viết bài Thơ tặng một nhà văn:

Có những con người mang nỗi nhục áo cơm

Có những con người mang hồn thiêng sông núi

Đất nước nào chẳng thế phải không em?

Anh lẫn đi trong đám biểu tình

Nhưng tất cả vẫn nhận ra

Vì anh là nhà văn cao lớn nhất

Đứng ngang tầm khát vọng của nhân dân.

Cho tôi hôn vầng trán rất Quảng Nam

Suốt đời cãi cho lẽ phải

Có những con người như thế

Đất nước này không thể suy vong

Đường chúng ta đi” còn lắm gai chông

Vẫn còn Nguyên chất Ngọc

Anh xuống đường

Đất nước đứng lên”

Rừng xà nu” lại nổi bão giông…

TPHCM 8/2011

Sau khi trang mạng Bauxite đăng bài này, nhiều trang mạng khác đã đăng lại… kèm với ảnh Nguyên Ngọc đang giơ cao tay trong đám biểu tình. Ánh mặt trời chói sáng trên vầng trán rộng của ông.

Viết thêm:

Nguyên Ngọc ghét nhất Trần Đăng Khoa. Tôi hỏi ông vì sao? Ông trả lời: “Vì trong một bài viết Khoa đã ví tôi với… Tố Hữu”(!!!)