Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Trò chuyện với người đoạt giải Pulitzer nhà văn Nguyễn Thanh Việt (kỳ 2)

John Freeman trò chuyện với tác giả Cảm tình viên (The Sympathizer)

Hiếu Tân dịch, từ http://lithub.com/talking-to-pulitzer-prize-winning-writer-viet-thanh-nguyen/

JF: Trong cả cuốn Không có gì chết ông đã nhìn vào những vật tạo tác văn hóa – những vật tạo tác của trí tưởng tượng – xem xét, từ Apocalypse Now đến những tác phẩm nhỏ hơn ở Cambodia về Khmer Đỏ – để xem người ta tạo ra chiến tranh Việt Nam và chiến tranh nói chung như thế nào. Ông dùng thuật ngữ kí ức đúng đắn, mà tôi thấy rất khó tách ra khỏi sự công bằng, là thứ không dễ bóc tách ra khỏi trừng phạt. Làm thế nào chúng ta mở rộng những hình thức của hồi ức mà không nhượng bộ ý muốn trừng phạt?

NTV: Trừng phạt là đáp ứng có tính phản xạ đối với những gì chúng ta định nghĩa là tội ác, và một khi chúng ta đã có định nghĩa đó chúng ta có thể xác định tội ác đó đã được sinh ra và có những gốc rễ sâu xa như thế nào, một tội ác có nghĩa là một người da đen bị bắn trên đường phố hay một tên khủng bố bị giết bởi một người lính hay bị nhốt vào xà lim. Chúng ta có thể xử lí nó bởi vì chúng ta được đặt vào trong một cái khuôn lịch sử rất hạn chế về tội ác. Chúng ta có thể trừng phạt người đó, nhưng nó không đả động đến những gốc rễ sẽ dẫn đến việc cũng những sự kiện ấy tái diễn, dù nó là tội ác thật sự, hay bị qui là tội ác, hay chỉ là sự đánh trả. Đối với tôi lẽ công bằng rộng lớn hơn thế nhiều, và có một quang cảnh lịch sử rộng rãi hơn – đó là một viễn cảnh. Nếu chúng ta không hiểu cả hai vấn đề này, thì chúng ta không bao giờ có cách giải quyết công bằng. Đó là lí do phong trào Vấn đề Cuộc sống người Da đen nhìn những gì đang diễn ra hiện nay như sự lặp lại của cái vòng bạo lực đã diễn ra trước đó. Và đó là lí do Vấn đề Cuộc sống người Da đen bây giờ đang tranh cãi cho một quan điểm rộng lớn hơn nhiều về mối liên hệ giữa bất công và bạo lực Mỹ.

JF: Hai cuốn sách ra đời rất gần nhau gây ấn tượng về mối quan hệ mật thiết, nhưng có lúc ông đã nghiên cứu rõ ràng điều này, và đã chuẩn bị trong cả một thời gian dài để viết.

NTV: Về cơ bản tôi tốn hai mươi năm làm việc trong giới học viện như một nghiên cứu sinh và giáo sư có được nhiều công cụ khác nhau, viết một cuốn sách nghiên cứu, và nó chủ yếu là một quá trình lao động, làm việc trong khuôn khổ một tập hợp qui tắc nhất định. Tôi nghĩ những gì xảy ra cho tôi trong thời gian đó đã cho tôi học được kiên nhẫn, tôi học cách sống trong vô danh, tôi biết rằng sự tưởng thưởng nhanh chóng không đến với tôi, và tại một điểm nhất định tôi không có gì để mất. Bởi vậy đến thời gian tôi viết cuốn tiểu thuyết, năm 2011, tôi thấy thoải mái rằng tôi viết cuốn sách này cho bản thân tôi chứ không cho ai khác. Rồi đến lúc tôi viết Không có gì chết, bắt đầu vào năm 2013 hay 2014, tôi cũng nghĩ thế, trong bối cảnh giới học giả, như trong ‘tôi không quan tâm người khác nghĩ gì, tôi đã trả món nợ của tôi cho cuộc đời này’ – thế là thoải mái. Tôi đã quai búa vào một bức tường trong hai mươi năm và cuối cùng tôi đã quai xong trong quá trình cùng một lúc viết hai cuốn sách này.

JF: Trong Không có gì chết, ông đã miêu tả – ít nhất từ phía Việt Nam – các hồ̀i ức dù thế nào cũng cứ phải phối hợp với một nhân vật phản diện. Tuy nhiên đó chính là điều ông đã làm trong Cảm tình viên, có một người kể chuyện là một điệp viên, kẻ lừa gạt, giết người, và cực kì không đơn giản.

NTV: Tôi nghĩ vào thời gian tôi viết Cảm tình viên tôi biết tôi muốn viết một nhân vật phản diện, một kẻ đen tối, nói bằng ẩn dụ, vì tôi đã nghĩ kĩ vấn đề này về tính vô nhân đạo của những kẻ kể chuyện trong văn chương hư cấu của các nhà văn da màu. Tôi đã quyết định rằng thử thách lớn nhất là viết về những nhân vật có thể làm những chuyện tồi tệ – đó là một dấu hiệu không phải của sự vô nhân đạo, mà của tính nhân đạo đã hoàn toàn đủ lông đủ cánh. Của không gian ba chiều. Đặc quyền của toàn bộ chuẩn mực văn chương phương tây, là có những nhân vật khuyết tật, và để cho cuốn tiểu thuyết này được đọc – không chỉ như văn học thiểu số, mà như văn học tranh cãi với đa số, dưới góc độ là tiểu thuyết gián điệp, tiểu thuyết tội phạm, tiểu thuyết hiện sinh – tôi phải bác bỏ đòi hỏi rằng nhân vật của tôi, dù được hư cấu như thế nào, phải là tốt hoặc là xấu.

JF: Trong gia đình ông có phản ứng như thế nào về việc này?

NTV: Thật ra trong gia đình chúng tôi không nói chuyện về những cuốn sách của tôi, tôi không nhét những cuốn sách ấy vào câu chuyện bên bàn ăn, tôi nghĩ thế thì chán lắm. Cha tôi đã tự hào về cuốn sách, ông cứ đòi chụp ảnh với nó khi tôi mang nó về nhà. Tôi nghĩ một phần vì ông thích thú khi thấy nó được báo chí Mỹ hoan nghênh, nhưng khi cuốn sách phi hư cấu sắp ra, tôi nghĩ ông có thể nghĩ khác, khi tôi về nhà nói với ông rằng tôi muốn đề tặng nó cho ông và cho mẹ tôi, sự hi sinh của họ là thiết yếu nhất làm cho tôi thành người như ngày nay. Nhưng ông nói, cha xin con, đừng đề tên cha lên cuốn sách. Đối với ông cái lịch sử mà tôi đề cập vẫn còn chưa chết, và dính dáng với cuốn sách này là điều quá nguy hiểm. Và nếu cái lịch sử ấy đưa ông qua nhiều thập niên chiến tranh và biến ông thành người lưu vong ở ngoài này sẽ đợi để chộp ông hoặc chộp tôi. Cách đây vài tuần khi chúng tôi nói lại chuyện đó ông nói, “Bây giờ con đã viết xong cuốn sách rồi phải không?” Bởi vậy tôi nghĩ đối với ông trong tác phẩm phi hư cấu ấy có một cái gì đó còn nguy hiểm hơn nhiều. Đó là điều mà tôi tôn trọng, và có lẽ là có cái gì đó cho ta thấy sách vở vẫn còn là nguy hiểm, chữ nghĩa vẫn còn nguy hiểm, và ông là người muốn lảng tránh chúng.

JF: Nhưng ông đã không dừng lại, ông đang làm việc cho những câu chuyện sẽ ra mắt vào năm sau – nhân tiện, tôi đã đọc một hay hai truyện ở Granta [*], xin lỗi chúng tôi đã cắt bớt – và một cuốn tiếp theo cuốn tiểu thuyết này.

NTV: Ồ đừng lo chuyện đó, cắt bỏ mấy lần – đó là một phần của cả quá trình. Tôi tin rằng nếu tôi chấp nhận cắt bỏ, rõ ràng chắc nó sẽ hay hơn. Nhưng đó là chuyện biết cách học được từ việc vứt bỏ – và tất cả cái đó biến tôi thành nhà văn như ngày nay. Tập truyện ngắn, tôi không biết nên nghĩ thế nào, tôi viết cả tập vào năm trước khi bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình, và không có một lời nào trong tập đó xuất hiện trong tập mới này. Sau hai mươi năm tôi vẫn không làm được gì hơn với nó. Tôi có thể nhìn vào Cảm tình viên khi tôi làm xong, và nghĩ, tôi biết tôi đang làm gì ở đây. Vậy nên bây giờ tôi chỉ phụ thuộc vào biên tập của tôi, Peter Blackstock. Tôi chỉ thấy nhẹ nhõm rằng tôi không phải viết thêm truyện ngắn nào nữa. Và tôi thấy cực kì phấn khích khi viết cuốn tiếp theo của Cảm tình viên, tôi đã viết được 20 trang đề cương, và đã viết 50 trang đầu tiên. Sẽ có một đoạn trích đăng trong Ploughshares. Hi vọng cuối hè này tôi sẽ hoàn thành cuốn tiểu thuyết đó và sẽ chuyển chú ý trở lại cuốn tiểu thuyết này.

JF: Ông nói nghe như một nhà văn cực kì thận trọng chu đáo. Có cái gì ông quyết định làm song song với việc viết Cảm tình viên khiến ông ngạc nhiên, mà vô thức của ông thực hiện cho ông, và ông cảm thấy biết ơn không?

NTV: Hai việc: tôi có một đề cương, và tôi biết kết thúc của cuốn tiểu thuyết không phải là hết, nó là cái kết kiểu Hollywood – với nhiều vụ nổ và đấu súng. Tôi phải tự tin vào bản thân, để hình dung ra, và đi được hai phần ba cuốn sách thì tôi nhìn thấy cái kết sẽ như thế nào. Không phải nhà văn nào cũng có cảm giác ấy, và do đó nó làm tôi ngạc nhiên, nhưng điều đó đã đến bởi vì tôi ở với tâm lí người kể chuyện quá lâu rồi, và biết những gì phải xảy ra với anh ta. Nhưng còn có một cái khác, là tôi chưa hiểu hoàn toàn tính cách của anh ta. Tôi đã có lúc thật sảng khoái viết từ quan điểm của anh ta, và sau đó nhận ra, ồ, anh ta là người không thích lấy vợ, điều đó tôi hiểu, vì tôi đã xây dựng anh ta thành một James Bond tồi, nhưng tôi thích thú viết từ quan điểm này. Và không có lối thoát cho phần này trong tính cách của anh ta, Bởi vậy đó sẽ là một trong những nét mà cuốn tiếp nối sẽ tiếp nhận – việc giáo dục lại của anh ta không hoàn hảo, trong đó có cảm giác của anh ta về giới tính và tính dục.


[*] Một tạp chí văn học ở Anh