Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Nhân tri dắt chính tri

Nhân Việt. N°5

(Nhân cách giáo lý Việt tộc)

Lê Hữu Khoá

 

Hãy nói chuyện lương tri, trước khi nói chuyện nhân trichính tri. Lương tri của con người luôn được đúc kết bằng lương tâmtri thức, lương tâm là phạm trù của đạo lý, nơi mà tình thương làm nên tình người, và tri thức là phạm trù của kiến thức giờ đã thành ý thức giúp tình mỗi người hành động bằng cái sáng suốt của đạo lý, cái tỉnh táo của luân lý. Nếu ngữ văn và ngữ pháp của lương tri được thông suốt để tạo ra thông cảm, rồi thành chỗ dựa cho các đồng cảm giữa chúng ta, thì nhân tri là tổng hợp của lương tâm và tri thức của kiếp làm người, là tổng thể của kiến thức và ý thức. Như vậy, chính tri phải là một chính kiến, ngược lại với tà kiến tới từ cái xấu hoặc cái ác, và tạp kiến tới từ cái tồi, cái dở; chính kiến đại diện cho ý tưởng đúng, cho lý luận ngay, cho lập luận phải, nó mổ xẻ được tương quan giữa sự thật, chân lý và lẽ phải. Trong bài chính luận này, tôi xin được tâm sự với các bạn lập trường của tôi về cụm từ chính tri vừa phải là chính kiến có lực nội kết trong diễn luận, vừa phải là chính kiến trong chính giới, tức là trong giới đang tổ chức chính trị, đang điều hành chính trường, đang nắm sinh mệnh Việt tộc, đang cầm vận mệnh đất nước này, trên một quê hương, trong một xã hội dân sự mà ai cũng biết: chỉ có những người thuộc Đảng Cộng sản mới được quyền làm chính trị. Nếu luật chơi, sân chơi và trò chơi mà độc đoán như vậy, thì tôi là công dân Việt, thao thức vì sinh-vận-mệnh của đồng bào tôi, tôi được quyền yêu cầu chính giới của ĐCSVN hãy đưa dân tộc tôi bằng con đường: nhân tri dắt chính tri, cụ thể là chính tri phải ở dưới, ở thấp hơn nhân tri qua công thức: nhân tri dẫn chính tri, cùng lúc chính tri phải nâng, phải gánh nhân tri. Giải luận về tự tình dân tộc, tôi muốn lập một cầu nối, nếu thành công sẽ thành một cuộc đối thoại chân chính với những người đang muốn nhận trách nhiệm lãnh đạo với đất nước, quyết định số phận của đồng bào mình. Nếu không thành công trong đối thoại này, vì không lập được cầu nối, thì ta vẫn phải tiếp tục vận não, phải liên tục thao tác tư duy, để cùng nhau có một ý thức là không có ai độc quyền nắm sinh mệnh Việt tộc, kìm hãm vận mệnh đất nước này. Thất bại trước mắt sẽ không phải là thất bại vĩnh viễn, tại sao? Vì nếu không có cầu nối thì cũng có cầu vòng, cầu vòng không phải ảo tưởng, mà nó hiển hiện trước mặt mọi người như chứng nhân, chứng từ, như chứng giải (oan) cho chúng ta, có trăn trở với đất nước, với dân tộc, vì chính tâm của chúng ta không trốn tránh trách nhiệm, không lẩn lách bổn phận của công dân;cầu vòng cũng là lúc chúng ta trực diện với các lãnh đạo hiện nay, trên các vấn đề, vừa là bức bách trước mắt, vừa là đạo lý dài lâu của Việt tộc. Đại hội ĐCSVN đã xong, tin buồn lớn cho Việt tộc là sẽ không gì thay đổi, lại thêm một tin buồn sau mỗi lần một đại hội Đảng kết thúc, từ 1976, đại hội 4, từ hơn 40 năm qua, 8 đại hội Đảng, 8 lần lỡ con tàu phát triển đất nước, 8 lần bỏ lỡ vận hội của chính tri, bỏ rơi 8 lần bỏ rơi nhân tri; 8 tin buồn trĩu nặng kiếp nhân sinh, 8 lần làm suy kiệt sinh lực giống nòi, 8 lần làm “nhược kiếp hóa” năng lực Việt tộc. Kể từ ngày thống nhất đất nước1975, có nỗi buồn nào có sức đè, có lực ép tăm tối như vậy không?

 

Chính đạo đón chính tri

Đại hội ĐCSVN đã xong, lãnh đạo Đảng đã sắp xếp nhân sự Đảng vào mọi guồng máy và mọi tổ chức xã hội, có độc quyền thì làm toàn chuyện độc đoán, lại một tin buồn lớn cho Việt tộc là sẽ không có một đạo pháp mới làm đường đi nước bước cho công pháp nhân quyền để bảo vệ nhân tri theo nghĩa thông minh nhất, làm nên sức mạnh tổng hợp đưa dân tộc theo hướng đi lên. Người ta chỉ thấy phản xạ của các lãnh đạo ĐCSVN giữ-quyền-để-giữ-tư-lợi, trong khi đó việc tối cần hiện nay là đưa vận mệnh của Việt tộc vào một đạo pháp-đạo lý và pháp lý-đúng! Mà thượng nguồn là đặt nó vào trong tư duy lãnh đạo hiện nay: lấy nhân tri để chế tác ra chính tri. Con đường chính tri này có tên gọi là chính đạo, phải là con đường cho chúng ta được chọn lựa hiện tại và tương lai, như vậy nó phải là những ngã tư của dân chủ, chớ không phải là độc đạo của độc đảng, chóng chầy sẽ dẫn chúng ta vào ngõ cụt. Ngã tư của dân chủ giúp ta chọn những con đường nhân lý trước các thử thách mới của toàn cầu hóa; cũng không quên con đường nhân trí trước các cuộc cách mạng khoa học, truyền thông hiện nay; đó cũng là những con đường nhân sinh không những trước các cuộc đấu tranh chống nghèo nàn lạc hậu, và chống luôn cái kiếp làm công cho các nước láng giềng châu Á, có cùng một nôi văn hóa tam giáo đồng nguyên với Việt Nam (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), mà các nước láng giềng này giờ đã làm chủ, và Việt Nam đã thành kẻ làm công cho họ, với lương thấp và hành vi tiêu thụ dễ dãi các hàng hóa do chính các nước láng giềng này bán lại cho ta.

Cái chính đạo của dân chủ không những giúp ta có cái nhìn tổng quát nhất trước những ngã tư để chọn ra con đường thích hợp cho hiện tại và hiệu quả cho tương lai, mà qua lịch sử của dân chủ ta thấy được một quá trình tư duy thông minh của nhân loại. Trong quá trình này, con người luôn chế tác ra các định chế, các cơ chế ngày càng tự chủ để tự phát triển, ngày càng tự do để tự thăng hoa, trong khung luật của hiến pháp, của công pháp, của tư pháp. Dân chủ sẵn sàng đặt lại vấn đề, tức là đặt lại khả năng lãnh đạo của quyền lực qua bầu cử, đặt lại khả năng quản lý của chính quyền qua chọn lựa trực tiếp hành pháp, dưới quyền kiểm tra của quốc hội, bằng bầu cử các cấp toàn quốc, vùng, miền, thành phố. Khả năng đặt lại, tức là xem lạinghiệm lại các khả năng của lãnh đạo thể hiện cặp thông minh song đôi: một bên là tài năng của lãnh đạo, một bên là đào tạo các công dân thực sự có nhân tri – có nhân trí trong bầu cử, có nhân phẩm trong chọn lựa lãnh đạo. Khả năng này không thấy (tức là không có) trong các chế độ độc quyền, độc tài, độc tôn, độc đảng! Thật tồi tệ khi chưa tới cuộc bỏ phiếu để bầu quốc hội giữa năm nay 2016, lần này với các ứng cử viên tới từ xã hội dân sự, mà các ứng cử viên này đã bị chụp mũ, vu khống là con cờ của các lực lượng ngoại bang: tại sao lãnh đạo của ĐCSVN, thông qua bọn bồi bút, lại có chính tri thấp hèn như vậy trước các công dân muốn trở thành đại biểu để tự nhận trách nhiệm của mình, vì xã hội, vì dân tộc ? Nếu dân chủ đủ nội lực để bảo vệ tự do cá nhân, thì chính dân chủ cũng phân tích tới nơi tới chốn chủ nghĩa ích kỷ trong tư lợi của mỗi các nhân, để có đủ bản lĩnh luật pháp hóa quyền tư hữu, định chế hóa qua thuế má cho quyền tự do làm giàu. Cái liêm chính của một chế độ thật sự dân chủ không chấp nhận chuyện đang xảy ra trong bối cảnh tụt hậu về đạo lý như hiện nay trên đất nước Việt Nam, nơi mà con người cúi đầu, nhắm mắt trước thực trạng “ai chết mặc ai”, kẻ nắm quyền thì chế luật nhưng cũng chính là kẻ lén lút xé luật trong hối lộ, tham nhũng; còn kẻ quen biết, cậy nhờ quyền lực thì lách luật trong bóng tối cũng qua tham ô, đút lót. Hối lộ, tham nhũng, tham ô, đút lót là ung thư của mọi chế độ, kể cả chế độ dân chủ, nhưng trong chế độ dân chủ khi dân lên tiếng thì tư pháp phải xuất hiện, đó là diễn biến ngày 15 tháng 4 năm 2016, chỉ một lãnh đạo của Brasil rơi vào hối lộ, mà đã có hơn 8 triệu dân xuống đường, đòi hỏi tư pháp phải xử cho tới nơi, tới chốn, và tư pháp phải hứa trước quần chúng là sẽ xử tới nơi, tới chốn. Chế độ dân chủ của Brasil còn rất trẻ, cơ chế dân chủ của Brasil còn rất mới, nhưng nội công dân chủ của Brasil đã có hùng lực hằng ngày trong sinh hoạt xã hội. Ngược lại, từ ngày ĐCSVN nắm độc quyền chính giới, với bao bất công như “cơm bữa”, với bao bạo quyền như “đi chợ”, vậy mà không có cuộc biểu tình nào tập hợp được 1 triệu dân xuống đường, phản đối bất công, chống đối bạo quyền. Vì trong các chế độ độc quyền, độc tài, độc tôn, độc đảng thì quyền được đòi hỏi công khai bị bóp chết từ trong trứng nước; với chuyện xuống đường biểu tình phản đối, mà mọi người có thể xem trên internet, chính quyền của ĐCSVN sẽ biến bạo quyền thành bạo hành ngay trên đường phố, chưa kể trong tù đày, ngục tối. Trong các cuộc đối thoại, trao đổi, tư vấn tại phương tây, tôi luôn chống lại các luận điệu của người nước ngoài cho rằng dân Việt Nam không có trình độ dân chủ, sống cho qua ngày vì chuyện “cơm, áo, gạo, tiền” luôn đè rất nặng trên vai, trên lưng họ, khiến họ không đặt dân chủ vào ưu tiên hàng đầu để bảo vệ nhân cách – nhân phẩm qua nhân trí. Tôi luôn đưa ra lập luận của là nhân tri phải được thắp sáng hằng ngày bởi chính tri của chính giới: các nước Âu châu có truyền thống dân chủ lâu đời cũng phải qua con đường chính tri nâng nhân tri, với vai trò thiết yếu của kiến thức, cần thiết của trí thức. Và trong lịch sử của Việt tộc thì chính tri nội kết nhân tri được thể hiện rất rõ qua Hội Nghị Diên Hồng, qua một giai đoạn dài của của hai triều: Lý và Trần. Vì hai đời Lý và Trần này đã có những minh quân thương dân, đã có những minh chủ quý dân, đã có những minh chúa trọng dân, có luôn cả minh sư (Vạn Hạnh) nhìn xa trông rộng, để che chở dân. Như vậy, chính các lãnh đạo của ĐCSVN mới bị vướng mắc vào chuyện thiếu trình độ dân chủ, mới bị mắc bẫy vào chuyện “cơm, áo, gạo, tiền qua hối lộ, tham nhũng, tham ô, đút lót, chớ không phải dân tộc Việt Nam.

Chính đạo nằm ngay trong biểu tượng, vì biểu tượng sống để biểu hiện nội dung của một chế độ, và một chế độ đang suy kiệt luôn dùng các biểu tượng đã bị sói mòn, đã thoái hóa để làm bình phong, khi chế độ đó không còn mang một ý nghĩa chính đạo gì cả trong chính tri hiện nay. Các biểu tượng “ĐCSVN lãnh đạo hai cuộc kháng chiến thành thánh chống hai đế quốc”, Học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”… từ thủa nào giờ đây lòn lách vào các khẩu lệnh trơn tuột, đánh lừa dân mỗi dịp tết đến: “mừng đảng, mừng xuân”, khôn quá hóa dại, vì nó chỉ nói lên cái thiếu chính tri trong chính kiến của ĐCSVN. Từ cái biểu tượng quá khứ giờ đã xơ cứng, qua cái hiện tại rỗng ruột trong chính tri, ĐCSVN chỉ bày ra cho thế giới biết cái bí lối, lầm đường của họ. Các chế độ độc tài dùng tuyên truyền như một con dấu ấn vào não bộ nhân tri, họ lầm khi nghĩ là các khẩu lệnh tuyên truyền sẽ là những vết chàm, vết xăm trong trí não dân tộc họ, để họ dễ dàng làm chuyện đánh lận con đen. Trong các nước văn minh có dân chủ, các biểu tượng không hề mang ý đồ tuyên truyền của vết chàm, vết xâm, mà là một tư duy rộng, trong đó biểu tượng sống trong một ngôi nhà luôn mở, đầy dưỡng khí và ánh sáng của chính tri (tự do, công bằng, bác ái), nơi mà nhân tri được quyền sống, sống yên, sống bền, sống lâu trong nhân trínhân phẩm. Một biểu tượng đúng luôn có một nội dung đúng! Vì một chế độ thật sự có dân chủ thì phải có một nội dung dân chủ, trong đó nội chất dân chủ bảo đảm nhân lý cho nhân sinh, và có nội lực dân chủ bảo hành nhân trí cho nhân tri. Nội dung dân chủ nằm trong tiến trình tư tưởng dân chủ: một người nếu tự thấy mình có lý, thì phải mang cái lý của mình ra đối thoại để thuyết phục tập thể, để cái có lý trở thành cái đúng lý. Nếu tập thể này được thuyết phục vì cái đúng lý này, thì họ sẽ mang ra để đàm phán với cả xã hội, qua quá trình đa nguyên của đa đảng, qua tiến trình của ứng cử và bầu cử, để biến cái đúng lý thành cái đúng luật, được công nhận từ hiến pháp tới tư pháp, từ pháp luật tới pháp chế. Trong quá trình đó, nội công dân chủ là tiến trình dân chủ hóa luôn đi song hành với tiến trình hiện đại hóa, khi khoa học đã thành công suất trong công nghệ, khi kỹ thuật đã thành năng suất cho truyền thông, để cái đa nguyên luôn được củng cố bởi cái đa năng, cái đa trí luôn được nuôi dưởng bởi cái đa thức. Trong lịch sử của nhân loại, tiến trình dân chủ hóa luôn kề vai sánh đôi với tiến trình hiện đại hóa, được minh chứng rất rõ trong lịch sử phương tây (Tây Âu và Bắc Mỹ). Và trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tiến trình dân chủ hóa này được nhiều quốc gia ứng dụng thành công với đặc thù, đặc tính, đặc điểm của dân tộc họ; từ đó làm nên những kinh nghiệm mới, làm ra những mô hình hay, dựng được những nhân lý lành trong môi trường của lý đúngluật đúng của dân chủ. Không cần tìm xa, chỉ cần nhìn các nước láng giềng của Việt Nam, cùng nôi tam giáo đồng nguyên với ta như Nhật Bản và Hàn Quốc đã ứng dụng thành công, và ta cũng không quên là chế độ dân chủ đông dân nhất thế giới chính là Ấn Độ, một láng giềng không xa mấy của Việt tộc. Cũng phải phân tích sâu hơn là Bắc Hàn và Nam Hàn cùng một dân tộc, cùng một lịch sử, cùng một văn hóa, nhưng lãnh đạo Bắc Hàn bám kiếp độc tài và chế độ của họ hiện nay bị nhân loại nhìn như một quái thai; còn Nam Hàn có dân chủ lại có luôn khoa học kỹ thuật đã thành một nhân tố tích cực cho toàn cầu hóa theo nghĩa tiến bộ nhất. Như vậy, chuyện chế độ quyết định cơ chế dân chủ để một dân tộc được thăng hoa là một chuyện có thật và là chuyện tiên quyết. Nếu đem lịch sử để định niên đại, thì nguyên tắc và kinh nghiệm của dân chủ đã có từ rất xưa trong sinh hoạt chính trị của Hy Lạp, sung lực dân chủ này luôn liên tục hội nhập trong thế thắng tại các quốc gia có văn minh đậm, có giáo dục cao, tức là có nhân tri vững như: Anh, Đức, Pháp. Còn các chế độ độc tài, lấy nguyên tắc toàn trị để áp đặt trên đầu dân chúng, trên lưng xã hội, mà định nghĩa toàn trị là cướp chính quyền để có toàn quyền, thì các chế độ toàn trị này đã xuất hiện rất trễ, so với các chế độ dân chủ đã có. Các chế độ toàn trị này xuất hiện trong bối cảnh của thế kỷ XX, với suy thoái kinh tế thâm đậm, mang theo những khủng hoảng chính trị sâu sắc, trong đó có chế độ toàn trị của Lenin rồi tới Stalin tại Nga sau 1917, có Quốc Xã tại Đức trước 1939, và có phát-xít tại Ý, cả hai Đức Quốc Xã và phát-xít Ý có cùng sổ bộ đời mà sử học đặt tên chúng là bọn sát nhân bằng thế chiến, và cả ba chế độ toàn trị vừa nêu tên đều có cùng một lý lịch sinh sau đẻ muộn, có cùng một hồ sơ chính trị rất mới mẻ trong lịch sử của nhân loại. Tôi cần đưa ra minh chứng này để gạt đi luận điệu của bọn đầu nậu và bồi bút đang sống quây, sống nhây như ký sinh trùng chung quanh các chế độ toàn trị, chúng rất hồ đồ khi kết luận dân chủ là loại “hàng hóa mới của phương Tây”, để lừa gạt những ai chưa biết rõ về cổ sử, cổ triết, cổ văn của dân chủ. Chính đạo của dân chủ có rễ sâu trong nhân sinh, có cội mạnh trong nhân tính, có nguồn rộng trong nhân lý, có gốc vững trong nhân tri, và nhân gian không lầm đâu!

Chính nghĩa dìu chính tri

Đại hội ĐCSVN đã xong, tin buồn lớn cho Việt tộc là sẽ không có đa nguyên, để có đa lực làm nên tổng lực cho việc phát triển đất nước, để lấy dân chủ dìu tự do, rồi lấy tự do nâng dân chủ, trong mọi sinh hoạt xã hội ngày càng tự chủ, trong mọi định chế ngày càng có chính tri, và biết dựa vào nhân tri – chính nghĩa của nhân trí, trong đó những người tài được quyền ứng cử, và người dân được quyền chọn các người tài này qua bầu cử. Trong quá khứ của nhân loại, một cộng đồng dân tộc từ chỗ chấp nhận quyền lực từ trên áp đặt xuống, bắt dân coi vua là thiên tử, rồi tôn giáo tự cho phép mình đại diện cho thượng đế; trong khi đó một xã hội dân sự hiện đại luôn được bảo vệ bởi tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó hành pháp không ở trên tư pháp, mà phải tuân thủ tư pháp đại diện cho luật pháp, được thi hành qua công pháp, đại diện cho công lý. Hiện nay, Việt tộc chưa có cái cơ may để sống trong các định chế này, chỉ vì độc tài, độc tôn, độc quyền do độc đảng hiện nay không cho phép lập pháp đại diện cho nhân tri, tư pháp đại diện cho nhân lý, đủ sức hướng dẫn hành pháp phải sinh hoạt trong khung chính lý của chính tri. Một xã hội dân sự luôn được bảo vệ bởi tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp và tư pháp, luôn có khả năng rời những cái áp đặt vô hình (trời, thượng đế), để lập ra các định chế, các cơ chế ngày càng tự chủ để tự quyết cho nhân quyền của mình, do chính mình tự định nghĩa. Tự do để tự chủ, tự quyết để quyết đoán về chính nhân cách của mình, được chế tác từ nhân phẩmnhân trí của mình. Tự do, tự chủ, tự quyết vừa là quyền lợi, vừa là quyền lực của nhân sinh; vừa là sự thông minh của nhân trí, vừa là cái sáng suốt của nhân lý, vì nó biết làm ra đạo lý (bình đẳng) để bảo vệ luân lý (công bằng), nó cũng biết làm ra pháp luật để bảo vệ nhân tính, lại vừa biết sáng tạo các hợp đồng (ứng cử, tuyển cử, bầu cử) có nhiệm kỳ, có định kỳ. Một xã hội dân chủ có tự do, tự chủ, tự quyết biết tổ chức xã hội qua các định chế xã hội để bảo vệ các sinh hoạt xã hội, tức là các sinh hoạt của tập thể, của cộng đồng, của dân tộc, qua đạo lý của truyền thống đẹp, phong tục hay, cùng lúc dùng khả năng sáng tạo ngay trong hiện tại của mình để tìm ra nhân sinh quan tốt, thế giới quan lành cho tương lai. Đây là điểm hội tụ không những giữa xã hội học và dân tộc học, mà cũng là nơi gặp gỡ giữa chính trị học và đạo đức học, trong đó luật học biết bảo vệ nhân phẩm, không rời triết học biết bảo hành cho nhân tri. Hãy giữ lại bài học của Khổng Tử: vô trương bất tín, không thấy không tin, không thấy trời sinh ra vua thì không tin, không thấy thượng đế trao quyền lại cho tôn giáo thì không tin, cũng như hiện nay không thấy ĐCSVN là lực lượng tinh hoa nhất của dân tộc thì được quyền không tin! Cái nội lực của dân chủ là biết nghiệm lại để làm lại, biết tính lại để quyết lại, biết suy lại để đi lên, đây cũng là một nội công mà các chế độ độc tôn vì độc tài và độc quyền, độc đảng rất ngại, rất lo, rất sợ! Vì cái độc (quyền) sinh ra từ cái (lợi), lớn lên trong cái chiếm (của), cho nên luôn tìm cách diệt, hủy, hại cái đa, chỉ vì cái đa sinh ra từ cái chung, lớn lên trong cái chia, cho nên cái đa xa lạ với cái , nó lạ lẫm với cái thói chiếm đoạt. Cái độc không muốn thay đổi, cái đa luôn muốn đổi để đi lên; cái độc không muốn mở cửa, cái đa luôn muốn mở nhà, mở vườn, mở cổng; cái độc muốn bế môn tỏa cảng, cái đa muốn đi cho biết đó biết đây; cái độc muốn ngăn sông cấm chợ, cái đa muốn đi một ngày đàng học một sàng khôn. Trong quá khứ của nhân loại, khi dân chủ chưa định hình thành thể chế, khi nhân quyền chưa hình thành qua công pháp, thì cái đa đã có trong cái triết của một minh quân, cái chung đã có trong cái thông minh của một minh chủ, cái chia đã có trong cái vị tha của một minh chúa (chính vì vậy họ mới minh). Minh, sáng dạ nên sáng lòng, luôn trực diện với chữ độc của ích kỷ, của tham quyền cố vị, để lột mặt nạ cái (ham) chiếm của cái độc. Minh thì phải thức, đây là chức năng minh triết của minh sư, để chống lại cái độc (giả bộ) ngủ trước cái tri. Cái độc như một con ác thú (giả vờ) ngủ, cái đanhân sinh luôn mở mắt, để vừa nhìn rõ nhân tính, để thao thức cho nhân phẩm, để sáng tạo cho nhân trí, trong nhân lý cho nhân tri. nhân trí thì không mơ hồ, không trừu tượng, nhân trí luôn theo hướng tiến bộ của khoa học, kỹ thuật để đưa cuộc sống đi lên, củng cố nhân tri để hoàn thiện giáo dục, tạo sung lực cho nhân lý để bảo vệ nhân tâm. Các tiện nghi vật chất cho nhân sinh tới từ các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, có tác động tích cực tới điều kiện sống luôn muốn được ấm no cho nhân loại. Cái vô tri của thực dân, của đảng phái trong đầu thế kỷ XX, đã dùng bạo lực để diệt cái nhân trí trong nhân lý của Phan Chu Trinh; họ vô tình – hoặc cố ý – hủy luôn cái nhân tri trong chính tri của họ. Cái chính nghĩa của nhân trí là lấy cái đầu để nuôi cái bụng, ngược lại với cái vô tri – vô nhân vì vô trí – là lấy cái bụng để nô lệ hóa cái đầu. Cái duy vật – nếu thông minh – thì sẽ lấy nhân trí để chăm lo cho nhân sinh, cái duy sản – nếu khôn ngoan – thì sẽ lấy nhân lý để bồi đắp cho nhân tính.

Cái chính nghĩa của chinh tri không chỉ nằm trong việc đi tìm tự do, tự chủ, tự quyết mà còn là cái thông minh biết chuẩn bị tương lai trong công bằng, là cái khôn ngoan biết dò tìm các chân trời để cộng đồng, tập thể, nhân loại được sống chung và sống yên trong bác ái. Cách mạng công nghiệp trong thế kỷ thứ XVIII tại Âu châu không những làm thay đổi đời sống vật chất của xã hội theo hướng tự sản suất rồi tự tăng năng suất, mà còn làm cho xã hội ngày càng tự do, tự chủ, tự quyết đối với quyền lực luôn tìm cách áp đặt xã hội theo ý đồ chính trị của nó. Đầu thế kỷ XX, nhà triết học cũng là một trong những cha đẻ của xã hội học là Comte nhận định rất rõ: “Le pouvoir est stationnaire, tandis que la société est progressive”, quyền lực luôn đứng khựng, trong khi đó thì xã hội luôn (tìm đường để) tiến bộ. Chính cái luôn tìm đường tiến bộ của xã hội làm cho xã hội ngày càng tự chủ trước quyền lực, và muốn làm được điều này thì xã hội dân sự luôn tìm cách làm tăng tự do cá nhân qua các sinh hoạt của xã hội, để cá nhân thành tác nhân đủ sức chế tác các hành động tự chủ có từ tự do của mình, rồi sau đó thành chủ thể sáng tạo ra nhân tri tự quyết để bảo vệ quyền lợi trong bổn phận, để bảo trì tư hữu trong trách nhiệm, có nhân lý và có nhân trí, đây là một trong những định nghĩa về nhân quyền. Tác nhân là năng lực của xã hội, chủ thể là năng lượng của lịch sử, nhân sinh ngày càng nhiều tự do, nhân tính ngày càng nhiều tự chủ, nhờ vậy xã hội nội kết được với lịch sử, và khi phối hợp với nhau sẽ làm tăng nhân trí, để đẩy nhân lý ngày càng cao, rộng, sâu, xa mở hướng cho nhân tri phải hay, đẹp, tốt, lành. Cái nhân lý cao, rộng, sâu, xa phối hợp, hòa điệu với cái nhân tri hay, đẹp, tốt, lành làm ra cao trào cho nhân trí, định hình các phong trào cho nhân lý, luôn chủ động để hành động. Còn quyền lực độc tài, độc tôn, độc quyền, độc đảng thì thụ động trong ích kỷ, cho nên các chế độ toàn trị rất sợ các cao trào, và hay “mất ăn, mất ngủ” vì phong trào. Triết gia Deleuse thấy rõ nỗi lo này của cái độc quyền-tài-tôn-đảng này khi ông đúc kết: “Le totalitarisme ne craint pas les valeurs, le totalitarisme ne craint que les mouvements”, chủ nghĩa toàn trị không sợ các giá trị, chủ nghĩa toàn trị chỉ sợ các phong trào, muốn thay đổi, muốn đi lên, muốn tự quyết, vì muốn tự sinh. Hãy tìm cách đi xa hơn nữa nhận định của Comte, đi sâu hơn nữa phân tích của Deleuse để thấy rõ là tất cả các xã hội trong lịch sử của nhân loại, đều có chính tri – hiểu biết chính trị – trong sinh hoạt nhân tri –hiểu biết nhân quyền – của mình, và chính tri này ngày càng sắc nhọn qua nhân tri ngày càng thâm đậm, với sự có mặt của tự do của tác nhân, tự lực của chủ thể. Chính tri – tri thức của nhân quyền – phải dìu dắt chính trị – ý đồ của ý muốn – vì chính trị luôn dùng ý thức hệ để giải thích quá khứ, với ý đồ là điều kiện hóa tương lai, theo một chiều hướng, tức là theo một mô hình tổ chức xã hội, dựa trên một quyền lực; và từ đó không còn tôn trọng nhân quyền, vì nhân quyền được chế tác từ đa quyền trong đa nguyên. Đa trong tự: tự do cá nhân, tự chủ tập thể, tự quyết dân tộc; đa hòa với tự tạo ra tri, chính tri có đa thức nhờ đa dạng; còn chính trị khi nhốt ý trong hệ, thì đa không bị cải tạo, cũng bị cải trang. Tự do là khai phá, ngược lại với ý thức hệ là theo một mô hình, lúc đầu là khuôn khổ, sau thành nhà tù, không những để nhốt các nạn nhân của ý thức hệ đó, mà cầm tù luôn cả các tác giả của ý thức hệ ngay trong tư duy của họ. Chính tri dựa vào nhân tri là mắt ngựa luôn mở, ngay cả giữa đêm khuya; còn chính trị của ý thức hệ là mắt ngựa dù mở giũa ban ngày nhưng đã bị che kín bới vải đen của hệ, chỉ biết chạy về một hướng, và chỉ biết cái hướng đó dù là tăm tối, chỉ vì không thấy đầy đủ ánh sáng của các hướng khác. Đa trong tự, nhưng tự cũng trong đa, những đồng lý hội tụ nhau để thành đa số, nhưng những khác biệt khi biết các sống chung với nhau cũng có thể lập thành đa số; có khi cái đa số trong dị biệt còn thông minh hơn, còn sắc sảo hơn cái đa số – đồng lý hoặc đồng chí – đã có sẵn. Không phải chỉ có một loại hình về đa số, mà có đa loại hình, đa mô hình về đa số, cũng như có đa loại hình, đa mô hình về thiểu số. Và trong thực tế chúng ta còn có luôn thiểu số của thiểu số, nhưng nếu thiểu số của thiểu số có tài năng, có thông minh thì sẽ được đón tiếp bởi nhân tri của đa số. Nhân tri đa số có đủ nội lực để biến thiểu số của thiểu số này, một ngày kia thành đa số của đa số, để đưa cho bằng được nhân trí của thiểu số này vào nhân sinh của đa số. Kinh nghiệm tổ tiên của Việt tộc đã làm rõ chuyện này, cái chính nghĩa của bề trên thiểu số của thiểu số sẽ trở thành đa số của đa số của bề dưới có trong bài học: “Bề trên lượng cả bao đồng, khiến cho bề dưới đem lòng kính yêu”; ngược lại bề trên muốn đại diện cho đa số của đa số mà: “Bề trên ở chẳng chính ngôi, khiến cho bề dưới, bề tôi hỗn hào” thì một ngày kia sẽ trở thành thiểu số của thiểu số, và sẽ đi tới mạt vận!

Chính lý dẫn chính tri

Đại hội ĐCSVN đã xong, “phân quyền tứ trụ” đã được nêu đích danh mà nhân gian – thực nghiệm của nhân tri – phải thốt ra câu: “cá mè một lứa; như vậy tin buồn lớn cho Việt tộc là sẽ không có chia quyền vì bổn phận, sẽ không có cộng sức vì trách nhiệm cho tất cả thành phần xã hội, đồng ý hoặc không đồng ý với ĐCSVN. Vậy thì lối ra, ở đây, vừa là lối thoát và vừa là lối lên của dân tộc hiện nay là gì? Nhân tri chỉ được hoàn toàn bảo vệ trong nhân trí, và dân chúng chỉ được bảo vệ trong dân chủ. Dân chủ không phải chỉ là quyền ứng cử và quyền bầu cử, mà nội chất của dân chủ là đối thoại thường xuyên,đàm phán liên tục; đối thoại và đàm phán trước, trong, sau khi đã ứng cử, sau khi đã bầu cử, vì hợp đồng dân chủ qua bầu cử chỉ là một trong những quá trình quản lý và xử lý dân chủ. Khả năng đối thoại và bản lĩnh đàm phán là các quá trình hằng ngày của dân chủ, thắng thành đa số, thua làm thiểu số, thắng thua nhau bằng lý lẽ, tức là bằng lý luận và lập luận, chớ không bằng bạo động dẫn tới bạo hành, tức là không bằng công an và quân đội. Chính lý dẫn chính tri rất dễ thấy trong các xã hội có dân chủ, biết sống văn minh, người ta di chuyển, giao thông trên đường phố, sẽ không thường thấy cảnh sát, công an canh, gác, gườm, rình mà chỉ thấy luật đi đường nơi mà mọi người hiểu và tôn trọng vì an toàn cho mỗi người, an ninh cho mọi người. Chính lý dẫn chính tri cũng dễ thấy trong nhân sinh quan của một quốc gia khi họ tự sáng tạo ra thế giới quan để sống chung với láng giềng, với lân cận. Honduras và Costa-Rica là láng giềng, là lân cận, nhưng trên lãnh thổ của Honduras, người ta thấy các tượng chiến sĩ với các khẩu lệnh “sẵn sàng quyết tử”, nhưng trên đất nước của Costa-Rica, cũng có tượng và khẩu lệnh nhưng rất khác Honduras, vì tại đây du khách có thể đọc được những câu rất nhân tri dẫn chính tri của dân tộc này: “Trên quê hương này không có bà mẹ nào bị bắt buộc phải làm mẹ của liệt sĩ”. Dân tộc Costa-Rica cũng yêu nước như dân tộc Honduras, vậy mà trên đất nước họ vắng bóng công an, tanh bóng cảnh sát, nhưng họ rất hiệu quả trong việc bảo an; họ không có quân đội, không có ngân sách quốc phòng nhưng họ rất bản lĩnh để bảo vệ đất nước họ, và họ rất khác người láng giềng kề cận Honduras. Costa-Rica bảo vệ môi trường rất thông thái, họ phát triển du lịch rất thông minh, họ sáng tạo trong kỹ nghệ truyền thông rất thông suốt, họ tiếp nhận toàn cầu hóa với sáng kiến rất thông hòa của họ. Costa-Rica lấy nội lực “trong ấm”, để dựng lên nội công ngoài êm”; lấy vai vế “được mắt ta” để gầy dựng lên vai vóc “ra mắt người”; lấy tầm cỡ “thuận buồm” chính lý làm tầm vóc “xuôi gió” cho chính tri. Mặc dầu Costa-Rica là một nước nhỏ, dân số ít, nhưng họ vào các buổi họp của Liên Hiệp Quốc lưng thẳng, đầu ngẩng, và chưa hề quỳ gối trước bất cứ cường quốc nào. Trong khi hiện nay, người Việt mà đi lang thang trong các hành lang của các cơ chế quốc tế, thì hay bị chận hỏi bởi một câu rất lạ, làm ta phải chột dạ: Việt Nam có nhiều kinh nghiệm chiến tranh, đánh giặc giỏi, chiến thắng các cường quốc lớn, tại sao hiện nay các bạn để Trung Quốc ăn hiếp các bạn quá vậy ?”. Bị chận hỏi nhiều lần, bị nhiều lần chột dạ, tôi thấy cần phải trả lời thành thật với họ: “Nói gần, nói xa, không qua nói thật: chúng tôi bị Trung Quốc ăn hiếp chỉ vì “bề trên ăn hưởng độc quyền, để cho bề dưới toàn quyền lênh đênh”, tức là chính quyền, tức là lãnh đạo của chúng tôi không có nội công chính lý, không có nội lực chính tri. Không có nội công trong chính lý, không có nội lực trong chính tri thì làm sao có tầm vóc trong chính trị!. Với năm tháng trôi qua, tôi không muốn đổi một dấu phẩy trong câu trả lời này. Nghĩ sâu chỉ thêm buồn, vì theo thống kê về số lượng tướng lãnh trong Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, thì Việt Nam hiện nay là quốc gia có nhiều tướng nhất, nhưng định lượng không phải là định chất, vì những ông tướng này không biết và không muốn bảo vệ lãnh thổ, biên cương của tổ quốc Việt tộc trước ngoại xâm Trung Quốc, mà họ chỉ có “biệt tài ăn hiếp dân oan”, đàn áp nhân quyền, truy diệt nhân lý, mà chính họ cũng không biết là khi nhân lý đã bị diệt thì chính lý của họ cũng sẽ mất luôn.

Dân chủ sẽ là lối ra của Việt tộc, vì đây là chế độ vừa cởi mở liên tục với đa nguyên, vừa thao thức thường xuyên với nhân quyền – nhân tính của nhân sinh – luôn tìm cách tháo gỡ những khúc mắc tới từ các chướng ngại không những được tạo ra bởi các tư lợi mỗi ngày một phức tạp, mà còn tới từ các ẩn số luôn luôn mới đến trong khoa học, kỹ thuật, truyền thông… bó buộc các cơ chế phải thay đổi để có hành chính thích hợp, các định chế phải chuyển đổi để có pháp lý thích ứng. Như vậy thực chất của dân chủ là gì? Là khả năng giải luận – bằng lý luận và lập luận – sự thay đổi trong chính quyền qua bầu cử, sự chuyển tiếp quyền lực qua khả năng lãnh đạo của các chính phái khác nhau, trên mục tiêu và chương trình của họ; mà tất cả phải dựa trên thực tế “có thực mới vực được đạo”, với cái song nghĩa của từ thực, vừa là lương thực, vừa là sự thực. Lương thực cũng theo nghĩa đôi: “cơm no, áo ấm” và “trong ấm, ngoài êm”; rồi sự thực cũng theo nghĩa đôi: “có tích mới dịch nên tuồng” và “có bột mới gột nên hồ. Không hiểu và không nắm song nghĩa-lưỡng tự này thì đừng lãnh đạo, cho dù là lãnh đạo của bất cứ đảng phải nào! Trong quá trình xây dựng chủ thuyết cộng sản mà lập luận là dựa trên duy vật biện chứng, lý luận kinh tế là hạ tầng kiến trúc để gầy dựng thượng tầng kiến trúc qua định chế và cơ chế, thì cha đẻ ra chủ thuyết này là Marx chưa hề giải thích đầy đủ về lực hệ trọng của thị trường được tổ chức qua tự do cạnh tranh trong các sinh hoạt kinh tế, mà Marx chỉ dùng kinh tế như chỉ báo lịch sử để giải thích các quá trình tổ chức xã hội. Cái thất bại từ thượng nguồn của chủ thuyết cộng sản chỉ xét kinh tế như hạ tầng, mà không xét nghiệm kinh tế là chủ lực - chủ đạo; định đề này ngày càng rõ trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, nơi mà các khủng hoảng thị trường tạo ra các suy thoái kinh tế, luôn bó buộc các quốc gia phải vừa thích ứng theo thời cuộc trong thương mại, phải vừa thích nghi theo tình huống trong cạnh tranh. Cuộc khủng hoảng 1919 là hậu nạn của chủ thuyết tự do cạnh tranh; nhưng cuộc khủng hoảng 2008, là họa nạn của một toàn cầu hóa kinh tế và thương mại đã có sân chơi, có trò chơi, nhưng chưa có luật chơi. Ở đây phải đẩy lý luận dân chủ đi thêm bước nữa: dân chủ là động não để tổ chức xã hội theo hướng công bằng, vận não để quản lý kinh tế theo quy luật của pháp lý, vắt não để bảo vệ tự do phải đi song hành với bác ái. Tự do của nhân tri phải kề vai với công pháp của chính tri. Chính vì vậy mà nguyên tắc dân chủ đã sống còn, vẫn tồn tại với thời gian, rồi phát triển mọi nơi trên thế giới, như một nguyên tắc phổ quát cho nhân sinh, trong một nhân loại biết quý trọng nhân quyền. Nhưng nguyên tắc dân chủ không phải là ứng dụng dân chủ, vì áp dụng qua hành động cụ thể là vấn đề trình độ nhân tri, mức độ của nhân trí. Phạm trù nhân tri-nhân trí là hệ vấn đề trung tâm của các nguyên tắc - ứng dụng - hành động trong dân chủ, luôn lấy cái danh chính của nhân tính, cái ngôn thuận của nhân lý để thắng cái vô minh của độc tài, cái vô tri của độc đảng. Vì nội chất đa nguyên của dân chủ là đa kiến để thấy được nhiều chiều, đa thức để có nhiều kiến thức khác nhau, tới từ đa nguồn trong quá trình hiện đại hóa các sinh hoạt xã hội.

Dân chủ còn là quá trình tự chủ hóa của nhân loại, trong đó các phong trào xã hội ngày càng đa dạng, vì tự do của cá nhân, của tập thể, của cộng đồng ngày càng đa nguyên, tạo ra các tác nhân tự chủ chế tác ra các sinh lực xã hội mới, từ chính trị tới công đoàn, từ kinh tế tới văn hóa… Các cuộc cách mạng công nghiệp, khoa học, kỹ thuật, truyền thông liên tục xuất hiện để củng cố hai cuộc cách mạng lớn của nhân loại: cách mạng nhân quyềncách mạng dân chủ. Tất cả các cuộc cách mạng này không bao giờ ngừng, chúng không ở đằng sau chúng ta mà luôn ở trước mặt chúng ta, định hướng các chân trời cho nhân loại. Nhân tri của Việt tộc phải giải luận tới nơi tới chốn các chân trời này để sống còn-rồi-sống chung với thế giới văn minh, như vậy chính tri của chính trị phải luôn luôn thức tỉnh trước thử thách này của dân tộc, không được lỡ đò, sai tàu, trật đường như đã phản vận, bội kiếp với cái hay, đẹp, tốt, lành. Dân chủ luôn được mổ xẻ qua hai thực thể: chính trị và công pháp. Chính trị theo nghĩa chính tri trong cặp đôi chính quyền-quốc gia, trong đó chính quyền bảo vệ xã hội từ hiến pháp tới định chế, nơi mà pháp luật sẽ bảo quản tất cả các sinh hoạt của nhân tri, không ai được tham nhũng qua độc quyền, không ai được hối lộ qua lạm quyền. Tức là phải sống trong luật, không xé luật, không lách luật; tổ tiên Việt tộc đã dạy chúng ta rất kỹ: Con ơi nhớ lấy câu này, cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. Dân chủ khẳng định phải thay đổi thường xuyên để tìm hướng đi lên trong luật pháp, vừa làm luật cho công bằng có đạo lý, vừa làm luật cho tự do có ý thức. Dân chủ không cho phép quyền lực chính trị đứng trên vai, đi trên lưng xã hội dân sự; ngược lại dân chủ tạo điều kiện cho quyền lực chính trị thực hiện các phương hướng đi lên cho nhân trí, tạo ra môi trường thuận lợi để bảo vệ nhân tri. Dân chủ không cho phép quyền lực chính trị ra lệnh, ép quyền trên xã hội dân sự, nhưng dân chủ tạo điều kiện thuận lợi cho quyền lực chính trị đề ra các chương trình giáo dục, đào tạo, huấn luyện trong một hệ thống xã hội biết tôn trọng nhân trí. Dân chủ rộng và mở luôn cho phép tồn tại trong chế độ dân chủ nhiều lực lượng chính trị rất khác nhau, mà lịch sử nhân loại đã cho thấy ít nhất là ba lực lượng: lực lượng bảo thủ (conservatisme) tôn vinh trật tự để quản lý xã hội; lực lượng tự do (libéralisme) dùng pháp luật để bảo vệ tự do cạnh tranh; lực lượng xã hội (socialisme) dùng công bằng để tạo ra công lý. Tranh cử qua bầu cử của các lực lượng này không những là sự tranh đua về phương hướng đi lên của xã hội dưới dạng các chương trình chính trị, mà cùng lúc là sự tranh hùng về tài năng và hiệu quả tổ chức xã hội. Bó buộc các lực lượng chính trị muốn lãnh đạo phải luôn có sáng tạo, có cải cách hoàn thiện để thắng cuộc trong chính trường dân chủ, làm ra được lực tổng thể giữa các cuộc cách mạng công nghiệp, khoa học, kỹ thuật, truyền thông, các cuộc cách mạng này hợp sức với các lực lượng chính trị – rất khác nhau nhưng có cùng một động cơ cạnh tranh – để củng cố dân chủ, từ đó đã làm ra cuộc cách mạng nhân quyền, mà sung lực từ 1789 không ngừng thăng hoa cho tới ngày hôm nay.

Chính tâm đưa chính tri

Đại hội XII của ĐCSVN đã xong, tin buồn lớn cho Việt tộc là sẽ không có hòa hợp, hòa giải dân tộc theo nghĩa vị tha nhất, bao dung nhất, khoan hồng nhất, để mọi con dân, để mọi thành phần, để mọi tầng lớp xã hội được đóng góp vào việc đưa đất nước đi lên. Làm chính trị mà không có nhân tri để thương dân thì làm sao có chính tri trên chính trường quốc tế. Nghịch lý là đây: lãnh đạo ĐCSVN ký vào hiệp ước nhân quyền của Liên Hiệp Quốc trong việc tôn trọng nhân quyền và ngừng tra tấn, nhưng cùng lúc mọi người có thể xem trên internet: công an bạo hành dân oan trên ngay mồ mả, đất đai của tổ tiên họ, công an tra tấn trong đồn bốt các thanh niên yêu nhân quyền, đày đọa trong ngục tù các tác nhân của dân chủ. Không có nhân tâm đừng mong có chính tri để làm chính trị trên bình diện quốc tế. Một bi kịch khác của ĐCSVN là sự vắng bóng thường xuyên của trí tri như một hằng số, trong cả lịch sử của ĐCSVN, cũng gần một thế kỷ từ khi thành lập Đảng 1930, không hề có một cuộc đối thoại –trực diện và trực tiếp – giữa trí thức và các nhà lãnh đạo của ĐCSVN, công khai trước công chúng, như chúng ta vẫn thấy hằng tuần trên truyền hình của các nước dân chủ, văn minh. Đây không phải là lỗi của các đảng viên trí thức, mà chỉ là lỗi của các nhà lãnh đạo, họ không muốn vì họ lo, họ không làm vì họ sợ, cái lo và cái sợ để lộ cái vô minh, cái vô giác tức là cái vô tri của họ trước bối cảnh diễn biến phức tạp của kiến thứcý thức, tức là của nhân tri. Đây là hậu quả trực tiếp của độc đảng đưa tới độc quyền rồi độc tài trong thể chế. Nếu chỉ biết dựa trên một ý thức hệ độc tôn thì dân tộc sẽ nhận mọi hiểm họa; vì khi một ý thức khi đã trở thành ý thức hệ, tức là tự nó đóng khung nó trong nhà tù của chính nó làm ra, mà tư duy là nhà tù thì không sao thấy, hiểu, chấp nhận các đa dạng của nhân tri, các đa năng của chính tri, các đa thể của cuộc sống. Khi một ý thức đã trở thành hệ độc tôn để giành độc quyền trong tổ chức và quản lý xã hội thì nó đã giết cái thông minh đa chiều của nhân tri, trong các kiến thức đa phương của nhân trí. Flaubert rất tỉnh táo khi nhận diện chuyện này: “un pouvoir n’aime pas un autre pouvoir”, một quyền lực này không ưa một lực kia. Giữ quyền để độc quyền, tư hữu hóa quyền lực như giữ của riêng của họ, thì mong gì họ đủ sức giải thích công khai trước công chúng: quyền lực của chính tri là để phục vụ cho nhân tri – nhân sinh và nhân trí –, chớ không của riêng ai, không của một đảng nào cả! Chuyện lạ hơn nữa là khi họ nhìn vào lịch sử cận đại của nước láng giềng Trung Quốc, họ sẽ thấy trường hợp của Đặng Tiểu Bình không chia quyền cho ai nhưng có tầm vóc của minh vương, có bản lĩnh của minh chủ, có nội công của minh chúa, lấy cái độc đảng - độc quyền để nhanh chóng đưa đất nước to như một lục địa này ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, giờ đã ở vị trị hàng đầu, đủ lực để tác động bước đi chung của nhân loại trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Nhìn qua hàng xóm, láng giềng để tự nhìn ra mình rõ hơn, tổ tiên Việt tộc đã dặn dò rõ điều này: biết người (để) biết ta. Không có nhân tri dựa trên đa thể của nhân quyền và đa nguyên của dân chủ, các nhà lãnh đạo của ĐCSVN cũng không có luôn vai vóc của minh vương, có gân cốt của minh chủ, có nội lực của minh chúa, như vậy chỗ đứng của họ trong nhân tri không còn chính đáng nửa, chỗ ngồi của họ trong chính tri không đáng tôn trọng nửa, chúng ta được quyền kết luận như vậy vì đây là nhân trí của mọi công dân yêu nước.

Khi tiếp xúc với các nhà lãnh đạo của ĐCSVN, chúng ta thường thất vọng trước kiến thức giới hạn của họ về các kinh nghiệm thông minh của chính giới trong các quốc gia dân chủ, văn minh, họ không biếtkhi được thông tin để biết thì họ tự kết luận là họ không cần biết, đây thật là một tai họa cho Việt tộc, vì các kinh nghiệm thông minh của chính giới quốc tế có đầy ngập trong chính tri. Chẳng hạn như Thủ tướng Willy Brandt của Tây Đức, trong bối cảnh phức tạp của Âu châu sau thế chiến thứ hai mà Đức Quốc Xã đã tàn diệt bao triệu sinh linh, dân tộc Do Thái bị tàn sát theo một chương trình diệt chủng; rồi trong thực tế của Tây Đức sau thế chiến thứ hai với các lực lượng bảo thủ và cực hữu còn mạnh, ông đã (tự ý mà không cần hỏi ý kiến ai cả) quỳ trước đài tưởng niệm những người Do Thái đã bị tàn sát. Chỉ một cử chỉ như vậy, không diễn văn, không nhiều lời, trong biểu tượng quỳ này ông đã xin lỗi cả dân tộc Do Thái một cách sâu dậm nhất, vì ông làm chính trị với chính tri, luôn dựa trên chính tâm. Các bạn thanh niên, những đứa con tin yêu của Việt tộc, nếu có dịp – du học hoặc du lịch – các bạn hãy tới những thành phố có nhân tri cao, có các lãnh đạo có chính tri rộng, các bạn sẽ thấy những con đường, những công trường mang tên Willy Brandt, nhân tri thật không bao giờ “lộn sòng” chính tri giả đâu các bạn ạ! Người Việt có quyền mong ước một điều thiêng liêng, mà chính giới gọi là hòa hợp - hòa giải dân tộc, mà Phật giáo biết lập thành trai đàn giải oan, và chúng ta hy vọng là các lãnh đạo tối cao của ĐCSVN, của nhà nước, của chính phủ: biết quỳ gối (như Willy Brant) trước các hương linh – trực tiếp hoặc gián tiếp – là nạn nhân của ý thức hệ cộng sản, của cái độc quyền có lúc đã trở thành bạo quyền, truy hại bao sinh linh của Việt tộc. Cái liêm chính của nhân tri được quyền yêu cầu cái cái liêm sĩ của chính tri để “giải oan” cho tới nơi, tới chốn trên đất nước có một dân tộc biết gọi nhau là đồng bào, có cùng một bào thai, vì có cùng một mẹ Việt Nam. Những câu chuyện xưa trong quá trình đàn áp văn nghệ sĩ của chế độ toàn trị do ĐCSVN áp đặt, từ trong kháng chiến, khi phỉ báng những người”về thành”, rồi tới vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm sau cải cách ruộng đất, cho tới chuyện trừng phạt những người sáng tác miền Nam sau 1975 trong các trại cải tạo, đây không phải chỉ có chuyện ý thức hệ, mà còn là chuyện hoàn toàn của tri thức, tức là chuyện của trình độ trong sáng tạo cũng như trong nhận định giá trị cái hay, cái đẹp, từ mỹ thuật qua mỹ học. Những kẻ được giao quyền kiểm duyệt, tuyên huấn, cải tạo, phê bình các văn nghệ sĩ chân chính, thật ra là một đám bồi bút trình độ quá thấp so với các văn nghệ sĩ chân chính. Trí thức có tri thức phải nực cười vì những lý lẽ giáo huấn loại văn nghệ phục vụ chính trị của các kẻ đại diện ĐCSVN, những lý lẽ vừa bạo hành trong quyền lực, vừa thô thiển về tri thức trong văn nghệ, khi Tố Hữu hại Hoàng Cầm, khi Trần Hoàn ganh với Trịnh Công Sơn; không kể những bọn bồi bút “thô tri” tự cho quyền phê phán Phạm Duy. Dân tri – dân chúng có tri thức – không lầm khi họ vẫn hát, khi họ vẫn hàng ngày thưởng ngoạn nhạc Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, trong say mê, trong trân quý. Vì họ nhận diện được tự tình dân tộc trong ca từ của Phạm Duy, tự tình nhân tri trong thi từ của Trịnh Công Sơn, chưa kể tới tài năng sáng tạo giai điệu âm nhạc của các nhạc sĩ này. Nhân tri có nhân trí, họ không để xảy ra chuyện vàng thau lẫn lộn, chỗ đứng của nhạc vàng trên nhạc đỏ hiện nay thì ai cũng rõ; chỉ có bọn bồi bút là không có nhân tri vì không có nhân trí, lại để vắng bóng nhân lý nên đã đánh mất luôn nhân cách, vì chúng không đủ can đảm tự thú là chúng thiếu tài, kém khiếu… thấp xa các văn nghệ sĩ chân chính mà chúng đã có lần nhục mạ. Vậy mà, các văn nghệ sĩ chân chính này không thèm trách cứ chúng, dù qua ngạn ngữ, ca dao, chẳng hạn như “Rồng vàng tắm nước ao tù/ Người khôn ở với người ngu bực mình”, chẳng hạn như “Thân em như giếng giữa đàng/ Người khôn rửa mặt, kẻ hèn rửa chân”. Nhân tri có nhân trí không chấp nhận cảnh “Lụa kia tuy trắng, vụng cầm cũng đen”, cái trắng bị làm bẩn thành đen của bọn “chặt to, kho mặn”, trong số phận chó cậy gần nhà”, luôn sống kiếp “gà què ăn tựa cối xay”.

Chính pháp nắm chính tri

Đại hội ĐCSVN đã xong, tin buồn lớn cho Việt tộc là sẽ không có dân chủ hóa xã hội dân sự. Cái khác nhau giữa hai chế độ: toàn trịdân chủ nằm ở trong lý luận và lập luận của chính pháp - chính nghĩa của pháp luật. Hãy lấy thí dụ con bệnh ung thư đang gặm nhấm xã hội Việt Nam hiện nay: tham nhũng nội kết với tham ô, đút lót sinh đôi với hối lộ, chế độ toàn trị dàn cảnh, dựng tuồng để dân tình phải coi con bệnh ung thư này là bình thường, là cơm bữa, ngược lại chế độ dân chủ chỉ chấp nhận nó tạm thời, sau đó sẽ mang nó ra ánh sáng để tra, để xét, để xử, để phán cho bằng được. Cái xấu, tồi, tục, dở thường được coi là chấp nhận được trong chế độ toàn trị, vì bị bắt buộc chấp nhận, thì trong chế độ dân chủ sẽ bị coi là không thể chấp nhận được, vì không có nhân lý gì phải chịu đựng nó. Cái chính pháp của chế độ toàn trị nó huyền ảo, để dễ đánh lận con đen; cái chính pháp của chế độ dân chủ nó hiện thực, để làm rõ chuyện “cướp ngày là quan” là không thể chấp nhận được; con vua thì được làm vua” là không thể chấp nhận được, và nếu không thể chấp nhận được, thì đừng dung thứ nó, vì dung thứ cái xấu, tồi, tục, dở bây giờ, thì sau này sẽ vô tình tha thứ cho cái thâm, độc, ác, hiểm. Đó cũng là cái bi kịch của ĐCSVN đang dung thứ cái xấu, tồi, tục, dở ngày qua để phải nhận cái thâm, độc, ác, hiểm của bọn lãnh đạo Trung Quốc ngày nay. Chính pháp luôn mang theo nó ba nội dung: mọi người bình quyền trước pháp luật, dù người đó cầm quyền hay là nạn nhân của quyền; không ai được đứng trên luật, dù người đó viết ra luật hay không biết luật. Sáng ngày 1 tháng 4 năm 2016 trong buổi họp Quốc hội, chúng ta thấy được ba nhân tri đẹp của ba vị đại biểu: Võ Thị Dung, Lê Văn Lai, Trương Trọng Nghĩa, bị lạc lõng trong một quốc trường hoàn toàn vắng chính tri, trên truyền hình chúng ta thấy các khuôn mặt của các đại biểu ngồi chung quanh ba vị đại biểu này, một tập thể thờ ơ đến độ trâng tráo, không có nhân phẩm trong sĩ diện, không có nhân tâm trong khí thế để đứng cùng phía với ba vị này, khi cả ba đề cập đến các lĩnh vực đang bao trùm trên số phận của Việt tộc từ kinh tế tới xã hội, từ giáo dục tới đạo đức, và không quên kể tội bọn ngoại xâm Trung Quốc trên biển Đông đang cướp chủ quyền của ta. Ba vị đại biểu này càng thẳng lưng khi phát biểu, thì đám nghị gật chung quanh càng cúi đầu, cúi thân, như bị đe dọa bởi một bạo lực vô hình nào đó, vì cúi quá thấp nên đám nghị gật này đã đánh rơi xuống đất nhân cách chính tri của họ. Đại biểu Võ Thị Dung nêu lên cái lo về sự suy thoái về đạo đức xã hội, văn hoá càng lúc càng suy đồi, các giá trị truyền thống bị mai một hoặc xuống cấp”, đi cùng với cái lo nạn ngoại xâm từ Trung Quốc, kẻ trước đây đã chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, nay lại bồi đắp các đảo nhân tạo ở Trường Sa để mưu toan lấn chiếm cả Biển Đông của Việt Nam. Đại biểu Lê Văn Lai rất rành mạch trong chất vấn: Tôi ngạc nhiên khi trong tất cả báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan đánh giá về Biển Đông đều cho rằng “đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia”. Đánh giá “đảm bảo chủ quyền quốc gia” trong khi người ta xây sân bay, kéo pháo hạm, đưa máy bay tiêm kích, o ép dân, cướp bóc dân, thậm chí là giết dân… Người ta sắp tuyên bố những điều xâm phạm tới chủ quyền như là dùng các chuyến bay cắt ngang các chuyến bay truyền thống được quốc tế công nhận… Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của chúng ta tần suất 20 năm một lần. Năm 1956 chiếm Đông Hoàng Sa. Năm 1974 lấy tây Hoàng Sa. Năm 1988 lấy đảo Gạc Ma. Năm 2014 kéo giàn khoan vào biển Đông và sau đó tần suất dài hơn, dày hơn để xâm lấn chủ quyền. Trong khi đó chúng ta ngồi đây và yên bình đánh giá là đảm bảo chủ quyền quốc gia. Liệu điều đó có công bằng? Đánh giá như thế thì chúng ta đưa ra quyết sách, sự phản đối, đối kháng đã đủ chưa, phù hợp không?”. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa yêu cầu nêu đích danh Trung Quốc là ngoại xâm, và phải xác định chúng là thù, chớ không phải là bạn. Mà năm qua chúng ta không quên cảnh hỗn quân, hỗn quan ngay trong chóp bu của Bộ Chính trị, nơi mà Nguyễn Phú Trọng bôi mặt khi tuyên bố: “Tình hình Biển Đông không có gì mới”, và Nguyễn Tấn Dũng, khi đó còn là Thủ tướng đã bơi ngược dòng, để nói ngược chiều: “Chủ quyền lãnh thổ, biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông lệ thuộc nào đó”. Câu chuyện chính tâm trong chính tri của giới lãnh đạo hiện nay, phải được xem xét cho tới nơi, tới chốn: cúi đầu trước ngoại xâm Trung Quốc nhưng lại đàn áp thẳng thừng các cuộc biểu tình yêu nước đòi lại chủ quyền của ta trên biển Đông (Hoàng Sa, Trường Sa). Hương linh của hàng vạn đồng bào đã bị giết hại ở biên giới Việt - Trung, cùng với sự hy sinh của 88 chiến sĩ ở đảo Gạc Ma, đã không nhận được một nghi lể tưởng niệm chính thức nào lại còn bị cấm; chưa hết các đồng đội của các chiến sỹ đã hy sinh tại biên giới 1979, chỉ muốn đặt vòng hoa tưởng niệm, đã phải chứng kiến cảnh công an trá hình thành du đảng tới sỉ nhục, quấy phá, xua đuổi họ.

Hiểm họa, trực tiếp và dài lâu, đe dọa từ chủ quyền của đất nước tới sinh mệnh của giống nòi Việt tộc vẫn là xâm lược Trung Quốc, nhân tri cũng phải xem xét cho tới nơi tới chốn các hiểm họa này. Tại sao lại để cho các tập đoàn Trung Quốc vào ào ạt ngay từ cuối thế kỷ qua, để xây dựng hơn 40 nhà máy đường trong gần 30 tỉnh, thành phố, những nhà máy này không làm ra lợi nhuận mà chỉ để lại những con nợ khó đủ sức thanh toán? Cũng vẫn con số hơn 40 nhà máy xi măng lò đứng của Trung Quốc sản suất ra loại xi măng chất lượng tồi, mang đến tai họa hiện nay là 40 nhà máy này biến thành 40 hố thẳm vùi tiền, cùng lúc gây ô nhiễm trầm trọng môi trường. Tai tiếng của các tập đoàn Trung Quốc ai cũng biết: đi tới đâu là làm ô nhiễm môi trường tới đó, từ Á châu qua Phi châu, mà họa nạn thấy rất rõ ở ngay trên nước bạn láng giềng với Việt Nam là Lào, qua việc sử dụng quá bừa bãi thuốc chống rầy, được dùng với mức quá cao, hiện gây ra bao bệnh tật với số lượng nạn nhân ngày càng cao, mà chính quyền Lào đang giấu dân họ. Môi trường ô nhiễm của Lào do các tập đoàn Trung Quốc gây ra vừa trong nông nghiệp, vừa trong chuyện xây dựng bừa bãi các nhà máy thủy điện, giờ đây đã theo dòng sông Mê Kông xuống gây ô nhiễm cho Thái Lan, mà Việt Nam sẽ khó tránh khỏi trong những ngày tới. Các tập đoàn Trung Quốc đi tới đâu là tham nhũng và hối lộ sinh sôi tràn lan tới đó, tiếp đến là nạn thất thoát ngân sách, rồi sản xuất bị què quặt, sau đó là thị trường bị gài bẫy, đi cùng với ý đồ chuyển người, đưa dân qua đường lao động. Thế giới ngày càng thấy rõ cách làm gian lận về mọi mặt này của các tập đoàn Trung Quốc, luôn được sự hỗ trợ trong bóng tối của các lãnh đạo Trung Quốc, mà hiện nay khi đã dính tới các tập đoàn Trung Quốc thì sa lầy không có lối ra. Nhà máy gang thép Thái Nguyên đang chịu số kiếp thui chột trong sản xuất; nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi, Hà Tĩnh cũng trong số phận dở sống, dở chết; còn nhà máy sợi Đình Vũ, Hải Phòng quyết định dừng sản xuất để chống thua lỗ. Chính các lãnh đạo của Bộ Chính trị đã quyết định mở cửa cho các tập đoàn Trung Quốc ngay cuối thế kỷ vừa qua, đó là lời giãi-bày-như-tự-thú của Phan Văn Khải khi còn là Thủ tướng, như vậy thì Bộ Chính trị đừng nói là họ không biết là các tập đoàn này đã có sẵn các ý đồ thao túng kinh tế, gài bẫy thương mại, giật dây thị trường Việt Nam. Trong đạo đức học, các triết gia phân biệt hai loại đạo lý, ở đây đạo lý làm giá trị cho luân lý: đạo lý tối thiểu là không được làm hại tính mạng, làm tổn thương nhân cách kẻ khác; đạo lý tối đa là có trách nhiệm trước các nguy hiểm đe dọa tính mạng của kẻ khác, phải giúp đỡ kẻ khác trong nguy cơ. Nếu Bộ Chính trị không có đạo lý tối đa để bảo vệ Đất Nước trước thảm họa Trung Quốc, thì ít ra họ phải có đạo lý tối thiểu trước Việt tộc. Nếu Bộ Chính trị có chính tri được chế tác bằng chính tâm của họ, thì họ phải nói cho dân chúng biết là bao nhiêu chục ngàn tỷ đồng bị thất thoát, bị tham nhũng vào các vụ có dính dáng đến các tập đoàn Trung Quốc? Tại sao phải giấu? Giấu là hèn, là nhục! Họ giấu tức là họ đang điếm lận với chính tâm của họ.

Nhân tri nâng chính tri

Đại hội ĐCSVN đã xong, dự báo một tin buồn lớn cho Việt tộc là sẽ không có thay đổi, thay đổi theo nghĩa là thăng hoa về hướng hay, đẹp, tốt, lành, theo nghĩa thay đời đổi kiếp của hướng đi lên, để làm chủ vận mênh của mình, làm chủ trong phát triển, làm chủ để bảo trọng nhân tri của mình. Cái mãn cuộc trong phân công, tức là cái kết cuộc trong giành quyềnđoạt chức của đại hội ĐCSVN, vậy là cái “chia chác” coi như tạm xong của những nhóm có lợi ích riêng, tạo ra cái buồn suy não vì: sinh mệnh của Việt tộc vẫn thấp hơn các tư lợi của các bè nhóm này. Ở đây, người viết bài này, phải giữ lòng tôn kính không những đối với các người đã hy sinh để thống nhất đất nước và đã nhận thức cái sai lầm khi chọn cộng sản chủ nghĩa làm ý thức hệ, và người viết bài này, cũng phải trân quý luôn các đảng viên ĐCSVN hiện nay vẫn liêm chính yêu nước, nhưng không đủ lực để làm thay đổi chính tri của các lãnh đạo đã và đang nắm quyền lực trong tay. Nhưng các lãnh đạo tối cao hiện nay của ĐCSVN phải hiểu là không có cái liêm chính của chính tri thì đừng mong có cái chính đại của chính tâm. Phải biết tâm nguyện bài học của tổ tiên Việt tộc, đúc kết chỉ trong bốn chữ: ăn ở có hậu, minh triết của chính tri nói rõ trong câu: hãy để giành củi những ngày mưa! Ngày 11/4, World Bank – Ngân hàng Thế giới – đã nghiêm báo với chính phủ Việt Nam là các tác động tiêu cực vẫn đe dọa sinh hoạt kinh tế hiện nay, họ không tin là triển vọng tăng trưởng 2016 của Việt Nam sẽ vượt mức 6,5% như chính các lãnh đạo đã đưa ra, chỉ vì thâm hụt tài khóa của Việt Nam đã diễn ra ở mức cao trong thời gian đã quá dài, trong đó tình trạng nợ công luôn vụt tăng nhanh, cùng với nghịch lý của dự trữ ngoại tệ thấp và luôn theo xu thế giảm. Ngoài nợ công luôn tăng, còn ẩn giấu một ung thư khác trong tài chính là nợ xấu của các ngân hàng chưa hề được mạnh mẽ cải thiện, đi đôi với một ung thư khác trong kinh tế là doanh nghiệp nhà nước nhiều về định lượng và kém về chất lượng; cùng lúc mang theo một hoạn bệnh khác nữa trong doanh nghiệp tư nhân, có nơi phải ngừng hoạt động vì không có xung lực trong cạnh tranh, có nơi lại đi bán cho các công ty khác qua thương vụ mua lại sáp nhập. Trong khi đó thì sức lực nền kinh tế hiện nay chỉ tới từ khu vực đầu tư nước ngoài, cái bất ổn này có thể là động cơ của các biến loạn sắp tới. Trong 2016 này, ASEAN sẽ cho lộ hình xuất dạng Cộng đồng Kinh tế của mình với tự do cạnh tranh, và hàng hóa của các nước ASEAN láng giềng chung quanh Việt Nam sẽ tràn lan hơn hiện nay, và cuộc đổ bộ của các doanh nghiệp của Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines… đã bắt đầu rồi từ vài năm qua, khi họ sớm đầu tư vào Việt Nam để chiếm ưu thế thị trường của Việt Nam, nơi mà các doanh nghiệp trong nước còn òi ọt, nơi mà chính sách của nhà nước vẫn nhắm mắt trợ lực cho đầu tư nước ngoài mà các tập đoàn của Trung Quốc vẫn đa số, và ngược lại quốc sách kinh tế vắng bóng để tạo ra một xung lực cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Cái luận điệu được sử dụng chung quanh đại hội XII của ĐCSVN vừa qua là: “doanh nhân yêu cầu chính quyền giữ trật tự xã hội tốt để doanh nghiệp yên trí làm ăn, tránh trường hợp hỗn loạn “dân chủ” kiểu Thái lan vừa qua”, đây chỉ là trò lén lút bịp bợm, sự thật là kinh tế và đầu tư tại Thái Lan vẫn ổn định, chớ không bất ổn như Việt Nam hiện nay. Du lịch tại Thái Lan vẫn lên, trong khi du lịch Việt Nam đã xuống; hàng hóa của Thái Lan tại Việt Nam ngày càng nhiều, ngày càng đa dạng, trong khi hàng hóa của Việt Nam tại Thái Lan có chỗ đứng rất què cụt. Cũng chính bọn lạm dụng luận điệu này cũng đưa ra môt luận điệu khác là: “muốn làm công nghiệp, du lịch, kinh tế thì phải chấp nhận ô nhiễm môi trường”; nhưng trong thực tế thì các nước để ô nhiễm môi trường tràn lan thì chỉ thấy công nghiệp, du lịch, kinh tế đi xuống… xuống vực! Ngược lại các quốc gia biết bảo vệ môi trường khi làm công nghiệp, du lịch, kinh tế thì họ đi lên, hội nhập quốc tế của họ vững, chính tri của họ trong chính trường toàn cầu hóa ở thế cao; các báo cáo quốc tế minh chứng bằng các số liệu rất rõ về chuyện này. Chúng ta đừng để bọn có chính trị chống dân chủ - hủy môi trường lãnh đạo chúng ta, vì chúng không có chính tri, nên chóng chày chúng sẽ tìm cách tiêu diệt nhân tri của chúng ta.

Khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới có chính lý, vì họ yêu cầu các lãnh đạo ĐCSVN trở lại với nhân tri để tạo nội lực cho khu vực doanh nghiệp quốc gia, để làm ra xung lực trong hội nhập quốc tế, tạo nên sinh lực khi thi hành các hiệp định mà Việt Nam đã ký trên chính trường quốc tế. Ngoại lai hóa kinh tế Việt Nam như hiện nay là phản nhân tri, tức là vô tri trước các biến động sắp tới của toàn cầu hóa. Di sản kinh tế Việt Nam kể từ ngày đất nước thống nhất 1975, là nợ công luôn đi đôi với thâm hụt ngân sách, với những thất thoát lớn của một loạt tập đoàn kinh tế nhà nước mà tham nhũng là nguyên nhân chính, vẫn chưa bị đẩy lùi, vẫn tràn ngập. Đọc kỷ hơn thông điệp của Ngân hàng Thế giới đối với chính quyềnViệt Nam: nếu không cải cách thể chế thì Việt Nam sẽ không thể phát triển được, không thể đạt được mục tiêu là năm 2020 để trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đất nước chúng ta đang đứng trước ba hiểm họa: nợ công trùm phủ các dự phóng về phát triển; nợ xấu làm ung nhọt hệ thống ngân hàng; đi cùng với cái thiếu hơi, ít sức trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Ba hiểm họa đang bị biến thành trọng bệnh do tham ô, hối lộ có mặt trong mọi định chế và cơ chế. Nhân tri trong xã hội Việt Nam hiện nay để lộ rất rõ năm khủng hoảng niềm tin vừa to lớn, vừa sâu đậm trước khả năng lãnh đạo của ĐCSVN, vì ĐCSVN không có năm nội dung chính tri. Không có chính đạo khi vừa để Trung Quốc chiếm đảo, vừa đưa các tập đoàn của Trung Quốc vào làm thâm thủng kinh tế Việt Nam. Không có chính nghĩa khi không vạch mặt, chỉ tên chính Trung Quốc là kẻ thù đang cướp nước chúng ta, lại vừa lừa bịp dân tình khi coi kẻ thù này là láng giềng tốt với luận điệu lừa bịp “Bốn tốt”, “Mười sáu chữ vàng”. Không có chính lý khi không có chương trình quyết liệt để diệt tận gốc tham nhũng, hối lộ, đang gây bao ung thư cho kinh tế, cho xã hội, mà ĐCSVN vẫn là nơi làm chuyện “cướp ngày là quan”, trực tiếp hoặc gián tiếp tha hóa nhân tri. Không có chính tâm khi không thấy rõ quyền lợi của đất nước trước hiểm họa ngoại xâm, không nhận lỗi trước cái sai lầm trầm trọng trong tổ chức và quản lý kính tế, văn hóa, giáo dục… mà lỗi hiện nay đang đi vào lộ trình của tội. Không có chính pháp, vì lỗi tội hiện nay không hề được pháp luật xét xử công minh, qua công bằng trước công lý; bọn xé luật, né luật, lách luật vẫn ngang nhiên vơ vét của cải dân tộc. Năm khủng hoảng niềm tin này tới từ chuyện vắng bóng năm nội dung chính tri, đây là lịch sử cận đại đau buồn của đất nước từ khi có ĐCSVN, 1930, mà hậu quả được thấy ngay từ 1975, ngày càng lộ rõ nội chất trong thế kỷ XXI này, với thái độ vừa ươn hèn, vừa lừa lọc của các lãnh đạo trước nguy cơ ngoại xâm Trung Quốc. Có chức phải có đức, liêm sỉ của chức là biết nhận lổi, lương tri của đức là tránh rơi vào tội, muốn gỡ lỗi thì phải biết hối - lấy nhân tri bồi đắp chính tri, muốn không rơi vào tội thì phải biết cải – lấy nhân tri cải hóa chính tri; vì hối cải đưa chính tri vào con đường danh chính ngôn thuận với nhân tri. Hãy đọc lại các tuyên bố của tân Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, sau khi nhậm chức:

1. Độc lập, để bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, để chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc,

2. Giữ hòa bình để phát triển đất nước, cải cách tư pháp, bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, quyền công dân, phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Thời gian sẽ trả lời về chính tri này của ông trước nhân tri của Việt tộc, nhưng như đầu bài chính luận này đã nhắc 8 lần lỡ tàu của ĐCSVN, tới từ chuyện thiếu nhân tri nên vắng chính tri của các lãnh đạo, chúng ta nên cẩn trọng với các lời hứa (hão) của chính khách, qua các xảo thuật của chính giới. Trong tâm lý học, có trường phái situationniste, giải luận tình huống, nhận định là không ai sinh ra thành hèn nhát, cũng không ai sinh ra là can đảm; hèn nhát và can đảm không hẳn là một hằng số, mà thường là ẩn số, rất dễ trở thành biến số trước con tính ích kỷ cá nhân trong bối cảnh phức tạp luôn thay đổi của so sánh lực lượng, trong những tình huống khác nhau, con người “biến thiên” theo thời cuộc, thời bắt thế, theo thời phải thế. Aristote không đồng ý với quan điểm này khi ông phân tích nguồn cội của đạo đức, được sinh ra và lớn lên trong quá trình tôi luyện của cá nhân trong những môi trường giáo dục đạo lý, biết kiềm chế trước hưởng thụ, biết can đảm trước thăng trầm. Can đảm có sức thể hiện đạo đức bề ngoài, nhưng có mang nội dung luân lý không? Một người lính trung thành trong mù quáng dưới quyền điều khiển của một bạo chúa, hắn can đảm trong trận mạc, rồi dùng can đảm này trong đàn áp dân oan, thì hắn có nội dung luân lý không? Câu trả lời là không! Và Việt tộc mong là quân đội và công an sẽ biết từ chối khi nhận được các lệnh bất nhân là giết dân. Như vậy, một hành động can đảm phải luôn mang trong gốc, rễ, cội, nguồn của nó một giá trị đúng, đúng trong bất di bất dịch, đúng khi chống bất công để bảo vệ công bằng, và đúng khi đưa nhân phẩm thăng hoa theo những cái hay, đẹp, tốt, lành. Đạo đức luôn dựa vào nghĩa vụ trong đó can đảm phải kham bổn phận và trách nhiệm, làm nguyên tắc và phương hướng của mọi tình cảm luân lý; đạo đức cũng phải biết dựa vào tư duy về hậu quả, không gây hậu quả xấu cho đồng loại, luôn tạo hiệu quả lành cho nhân sinh. Dewey dặn dò ta phải ngờ vực luôn cả các cứu cánh của ta, mặc dù ta có đầy đủ các lý lẽ để thực hiện chúng, vì các cứu cánh của ta khi biến thành mục đích, mục tiêu trong cuộc sống, mà ta không thực hiện được trọn vẹn, đầy đủ vì nó đòi hỏi sự can đảm, lòng dũng lược quá cao mà không ai với tới, thì nó không còn nguyện vẹn là cứu cánh nữa. Từ đây trường phái thực dụng ra đời, dựa trên định đề: lập luận về cứu cánh dù là đầy đủ về ý thức, trọn vẹn về luân lý, hoàn chỉnh về đạo lý cũng chỉ là thượng nguồn của lý trí, làm chỗ dựa cho các ý nguyện; nhưng trong thực tế thì không gian và thời gian của một quyết định thực, của một hành động thực mới là gốc, rễ, cốt, lõi của vấn đề. Hãy giữ câu: Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân” trong tuyên bố của tân Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, để xét nhân lý - nhân trí của cá nhân ông trong những ngày tới. Vì nhân tri khi đã dẫn dắt được chính tri, thì quyết đoán chính tri đúng và đẹp sẽ có chỗ đứng sâu đậm trong nội công và bản lĩnh của Việt tộc; vì nhân tri đủ tầm vóc để nhìn lại quá khứ của cả một dân tộc, chẳng hạn như cuộc chiến tranh cuối cùng của thế kỷ qua, Bắc Nam máu đổ xương rơi, với hơn 6 triệu hương linh, mà thực chất chỉ là một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn. Trong cả một giai đoạn dài, 1954-1975, chính tri – chính kiến trong chính giới – đã không có chỗ đứng trước các sức ép không những của các cường quốc muốn áp chế Việt Nam thời đó, mà chính các ý thức hệ lai căng đã dồn ép dân tộc ta vào thảm trạng và bi kịch huynh đệ tương tàn này. Chúng ta phải lấy ra những bài học tỉnh táo của nhân tri để làm ra cái sáng suốt cho chính tri: các thế hệ đàn cha, đàn anh hãy viết thật rõ lịch sử giai đoạn này với tất cả thiện ý của nhân tri để các thế hệ đàn con, đàn em hiện nay đang muốn đóng góp với đất nước có được cái thông minh qua đối thoại của bầu bí vẫn leo chung được một giàn, trong cái thiện chí của một dân tộc cùng giống, cùng nòi, Nam Bắc một nhà, để vượt qua cái vô minh gà nhà bôi mặt đá nhau bằng các ý thức hệ của ngoại bang. Cái thông minh đối thoại của anh em một nhà, đóng cửa chỉ bảo nhau, có trong truyền thống tổ tiên của Việt tộc, một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ, thông minh vì biết đối thoại, biết đối thoại để hiểu nhau, biết hiểu nhau để thương nhau, biết thương nhau để che chở, đùm bọc nhau. Nếu chúng ta có nhân tri thì chúng ta đủ thông minh để biến chuyện thương tâm trong cuộc chiến vừa qua thành nỗi niềm chung trong chính tri như là một hộ lực để cùng dặn dò nhau không để xẩy ra chuyện huynh đệ tương tàn nửa. Chỉ có những kẻ khôn nhà dại chợ mới vỗ ngực là mình đã “thắng trận” trên xương máu anh em của mình, họ không biết là cái vô tri này tới từ cái vô minh của họ, làm họ trở nên vô giác, rồi họ tự lạc hướng trong vô cảm, để giờ họ thành vô lý trong cái vô tình trước các hương linh của Việt tộc, họ phát biểu với câu chữ vô duyên, và tương lai của họ thì chắc chắn là vô hậu,vậy thì làm sao họ có chính tri được! Các sử gia Việt Nam đừng viết sử Việt tộc dễ dãi và nhất là các lãnh đạo chính trị hiện nay phải có cái thông minh của đối thoại, họ phải đủ trình độ thiện thức, đủ vai vóc thiện căn để thấy, hiểu và làm rõ nỗi niềm chung trong quá khứ, để tránh tất cả chuyện thương tâm có thể xẩy ra trong tương lai. Các lãnh đạo hiện nay không cần đi học thêm, cũng chẳng cần đi du học xa xôi để có chính tri thông minh của cái nuôi nỗi niềm chung cũ để tránh chuyện thương tâm mới, họ chỉ cần điều tâm, lọc ý ngay trong văn hóa, văn minh, văn hiến của tam giáo đồng nguyên (Khổng, Lão, Phật). Đây là nơi mà Phật đã nâng vai cho Khổng, đỡ lưng cho Lão, khi mà Việt tộc đã chế tác ra được một tư tưởng rất sáng suốt, để có được các hành động từ tâm chỉ trong một động từ: xí xóa (chín bỏ làm mười). Đây là thượng nguồn của mọi thông minh trong đối thoại – giữa các chính phái không cùng một chính kiến trong chính giới, vì gốc, rễ, cội, nguồn của thông minh này làm được ba việc: việc thứ nhất là đoạn đức, chặt đứt hết mọi hận thù để tránh mọi đau khổ, thương tâm; việc thứ nhì là trí đức, dùng tuệ giác để tháo gỡ mọi hiểu lầm, khúc mắc, để nhận diện sự thật, thấu đáo chân lý, tiếp nhận lẽ phải; việc thứ ba là ân đức, khả năng mang tới hạnh phúc cho mọi người, ban pháp điều lành tới mọi nơi.

Ngày 30 tháng 4 năm 2016.

Lê Hữu Khoá,

Giáo sư Đại học Charles de Gaulle

Giám đốc Ban Cao học châu Á

Giám đốc biên tập Anthropol-Asie,

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Giám sát viên Chương trình Chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc.