Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Không tên

(Rút từ facebook của Văn Công Hùng)

Mình nằm, đọc lại cẩn thận và nghe một loạt nhạc phổ từ bài thơ của cô giáo Lam Hà Tĩnh "Đất nước mình ngộ quá phải không anh", đang buồn nẫu ruột thì gặp bài thơ cũng... buồn không kém. Lần mò một hồi thì ra là của một cô bé quê gốc Quảng Trị nhưng đang học ở trường chuyên Hùng Vương, Gia Lai. Lần mò một hồi nữa thì được cô giáo Hà Hoài Phương cho biết, cháu này chính là người đã có một bài viết rất lạ về tiểu thuyết "Nỗi buồn chiến tranh" mà cô Phương – tổ trưởng tổ văn trường Hùng Vương – mới chuyển cho mình và mình đã FW cho TKTS với bút phê: "In số tới". Cháu tên là Đức Hiền Nguyễn, học lớp 11 chuyên văn trường Hùng Vương...

Bài thơ ấy đây (thực ra là cháu viết trên fb chứ cũng không hẳn là cháu làm thơ, và hãy nhớ là cháu đang học lớp 11):

KHÔNG TÊN
Pleiku, Gia Lai trời buồn.
con gọi về Quảng Trị quê con
Mệ ơi năm ni có hội Cầu Ngư không mệ?
để con về!
“e có đó con nờ…”
câu trả lời ngậm đầy nước mắt.
Mệ ơi ngoài miềng chừ ăn chi mệ?
“ăn mắm, ăn ruốc, ăn tạm rứa thôi…”, mệ cười
câu trả lời chua xót đắng cay.
Mệ ơi, rứa họ có nói chi hay mần chi cho dân miềng không mệ?
“chờ thôi chớ chừ mần răng con…”
câu trả lời thấp thỏm trong chán chường tuyệt vọng.
Thương cho dân mình…
Hồi xưa nước miềng Bắc Nam chia cắt
có khi mô, chừ biển với miềng bị chặt đôi!
răng quê miềng toàn vỹ tuyến 17??!
Mệ ơi, có khi mô
Cửa Tùng, Cửa Việt quê miềng lóng lánh, chừ hoang phế, đục ngầu…
Có khi mô
Đò lên Thạch Hãn xin chèo lẹ
Đáy sông hóa chất, nước tanh rình
Thơ văn là tiếng vọng dĩ vãng!
Có khi mô
dăm năm sau con về
Nỏ hề còn “những con cá tươi nguyên thân bạc trắng”
Nỏ hề còn mấy cấy xuồng con như mấy con rùa đen trong ký ức của con
Nỏ hề còn hàng dương reo trong cái ngọt dịu của hơi gió muối
Nỏ hề còn Biển
Nỏ hề còn linh hồn của xứ miềng
Có khi mô
con đứng trên cửa địa đạo ngó ra
Cồn Cỏ điêu linh
sóng đen tát mạnh vào đá
Biển quê miềng còn mô?
Con muốn làm nhà báo
Con muốn làm luật sư
Con muốn làm công an
Con muốn làm lãnh đạo
Nhưng bây giờ con sợ
làm tổn hại đến đất nước của con…
Pleiku, Việt Nam trời buồn…