Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Inrasara: ĐÒI NGƯỜI, CÓ CẦN ĐẾN SỰ QUEN BIẾT?

(Rút từ facebook của Inrasara)
[Chuyện Đàng Ngọc Thủy Krishna Rama03: Nói để rút kinh nghiệm]

Theo tôi, hoàn toàn không.
Quen biết, chỉ được hai cái lợi nhỏ: đối tượng không bị cúp máy, và hai bên “chịu nghe” nhau hơn. Thế nhưng, nó nảy sinh cái hại lớn là: vận dụng quan hệ quen biết để giải quyết một vấn đề xã hội sẽ tạo tiền lệ xấu.
Câu hỏi đặt ra: nếu ai đó không có quen biết thì sao?
Tại sao phải dấm dúi, như thể đi ngõ sau, trong khi chúng ta [và xã hội] đòi hỏi sự minh bạch? Công dân cần tuân theo Pháp luật, và đòi hỏi cơ quan công quyền cũng phải hành xử theo Pháp luật. Thế nên, chỉ có sự đối thoại, tranh luận, đấu tranh trên nền tảng lí trí, mới có thể giải quyết rốt ráo một vấn đề/ sự kiện xã hội nào đó.
Nhớ vụ “Kut Boh Dana”, có một bạn còm rằng, T quen lớn với quan đầu ngành trong Huyện Ninh Phước, chỉ cần anh ấy phone đến vài vị, là xong. Tôi nói: không! Nếu có xong, cũng không cần. Vì nó tạo tiền lệ xấu.


Chuyện Đàng Ngọc Thủy cũng vậy.
1. Các bạn trẻ: Tuệ Nguyên, Ikan Po Single, Sahbin Yangpraung, Myra Hoachampa Kiều Maily, Bá Minh Trí, Jaya… biết chuyện, thông tin, trực chiến, và đòi hỏi. Các diễn biến mới đều được đưa lên FB giúp mọi người biết tình hình, để hỗ trợ. Không ồn ào, không manh động – đó là điều đáng tuyên dương nơi các bạn trẻ Cham hôm nay.
Tâm lí “Thei trun ia thei pathah: Ai xuống nước nấy ướt”, bị loại bỏ hoàn toàn. Hơn nữa, các bạn không nhờ đến sự quen biết để giải quyết sự vụ.
2. Ở “Chuyện Đàng Ngọc Thủy02”, để đòi người,
- chúng ta đòi hỏi [chứ không nhờ vả hay năn nỉ] Đại biểu Quốc hội người đại diện cho cộng đồng Cham phải có tiếng nói;
- đòi hỏi các cơ quan giải quyết các vấn đề dân tộc có thái độ;
- cuối cùng chúng ta yêu cầu đến sự giúp đỡ của các trí thức Cham đang làm việc tại Sài Gòn.
Còn họ có đáp ứng không, là chuyện khác.
3. Ở “Chuyện Đàng Ngọc Thủy01”, chúng ta đòi hỏi cơ quan công quyền minh bạch sự vụ:
- Tại sao có thái độ với bạn bè, bà con Thủy như vậy? Thủy có bị đánh đập hay khủng bố tinh thần không? Tại sao giữ Thủy lâu đến thế?
- Cuối cùng, chúng ta “đề nghị Trung tâm trả tự do cho Đàng Ngọc Thủy ngay trong hôm nay [18-5-2016].
Nghĩa là tất cả đều đặt trên Pháp luật, và giải quyết trên nền tảng lí trí.
Karun dom anưk kamwơn, Karun bih drei.
Kajap karo thuk siam!
Sara.

Tin thêm: FB Đồng Chuông Tử: “Báo tin mừng đến mọi người, em trai Đàng Ngọc Thủy đã ra trại vào lúc 15 giờ 45 phút hôm nay, sau khi nhóm anh em tôi quyết liệt đòi người, trước cổng trung tâm hỗ trợ xã hội Bình Thạnh.”