Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Xin rút lại một ý kiến về giáo dục

(Rút từ facebook của Vương Trí Nhàn)

 

Thời tôi lớn lên, người ta nói nhiều về tính ham học người dân Nghệ Tĩnh.

Hai năm 1961-1963, học ở Đại học Sư phạm Vinh, tôi đã chứng kiến cái huyền thoại ấy.

Cuối tháng 3 và đầu tháng 4, mấy lần nghe tin đưa trên VTV 1, gần 40% học sinh Nghệ An không tham dự các cuộc xét tuyển vào đại học.

Cảm thấy như cả một thời đại đã qua đi, mà cái tinh thần rút gon lại tức là thế giới đảo ngược.

Việc từ chối giáo dục chính thống sẽ đưa chúng ta đến đâu?

Trên FB này ngày 30-1-2015, tôi đã đưa một vài ý kiến, đoạn đầu như sau:

CÓ PHẢI LÀ MỘT LỜI KHUYÊN VÔ TRÁCH NHIỆM?

Đi lại trên đường phố Sài Gòn tôi thường trông vào các ông xe ôm. Vì bao giờ tôi cũng nhân dịp này, hỏi thêm họ vài chuyện có liên quan tới tình cảnh dân nghèo trong thành phố, nhất là chuyện đi học của con cái. Sau khi nghe họ kể lể về gia cảnh, tôi thường bảo:

– Thời buổi này bác ạ, trừ phi gặp đứa thật giỏi giang không kể, còn đừng có cho chúng nó đi học nhiều làm gì. Xong độ trung học cơ sở là thôi, cho đi học nghề. Các nghề linh tinh nhận tiền của dân ấy. Lam lũ nhưng chắc chắn. Bị coi khinh có khi lại sống.

– Học lên đến đại học chỉ phí tiền mà ra vẫn thất nghiệp?

– Đúng vậy. Các ông ấy có dạy được đâu. Mà lại hay xoay sở trường nào cũng xoay, cấp nào cũng xoay. Kệ dân cán bộ sống bằng của tham nhũng được họ đua với nhau. Với lại sau này họ còn có chỗ cho con họ thế chỗ.

Gặp ông biết nghe và hiểu tình hình, tôi còn nói thêm vài chuyện nữa.

Bây giờ cho trẻ đi học là chuốc lấy các loại kiến thức cũ mèm và nhiều thói xấu, mà xấu nhất là gian dối.

Cả đi làm nhà nước cũng vậy.

Âu là cứ trở về với dân gian. Chính dân gian lại dạy bảo nhau những điều tử tế.

Còn truy nguyên ư, nó xuất phát từ cái cảm giác tuyệt vọng của tôi về nền giáo dục đương thời. Làm sao mà có thể cải tạo cái bộ máy giáo dục hiện nay để chúng ta có thể yên tâm gửi con gửi cái cho họ được? Tương lai là mù mịt.

ĐẰNG NÀO CŨNG CHẾT

Cái hỏng nhất của tôi trong ý kiến nói trên là tin tưởng rằng dân gian có thể tự tìm ra lối thoát cho cái đời sống bế tắc mọi đường hôm nay. Khi không thi vào đại học, các bạn trẻ xứ Nghệ và các bạn trẻ ở các vùng khác sẽ biết tìm tới cách đi vào các ngành nghề thiết thực, và tự đào tạo lấy bản thân. Cái lôgic mà tôi tưởng là thông thường ấy là sản phẩm của những bài học tôi học ở nhà trường thời niên thiếu: nhân dân sẽ tìm ra con đường của mình.

Ảo tưởng hết!

Nhìn lại các gia đình quanh mình, tôi thấy khả năng đề kháng của con người hiện nay đã bị tiêu hủy gần hết. Thời tiền chiến người ta còn gặp những người dân thường hiền lành chất phác bằng lòng với cuộc sống của mình – đọc một nhà văn như Thạch Lam là thấy rõ nhất.

Sau ba mươi năm chiến tranh, tinh hoa mất đi, nhìn vào con người chỉ thấy cái phần hoang dại. Bốn mươi năm hậu chiến, cái phần bã ấy có được tô vẽ đủ vành đủ kiểu, nhưng bản chất vẫn vậy.

Thời nay rất nhiều người quanh ta và chính ta nữa, gọi là được giải phóng, nhưng trên nhiều phương diện là trở nên hỗn hào hư hỏng, không còn biết thế nào là tử tế lương thiện, dám làm tất cả mọi việc mưu sinh và không bao giờ dừng bước trước nhu cầu vật chất tầm thường của mình.

Lấy ngay trong việc làm nghề kiếm sống hiện nay làm ví dụ. Làm gì còn những người nông dân gắn bó với ruộng đồng? Làm gì còn những người thợ thủ công tay nghề tinh xảo? Trên con đường đạt tới mục đích rất dung tục, con người hiện nay nhiều khi dám làm những việc mà nói như một câu danh ngôn "đến thần thánh cũng phải kinh sợ."

Học xong trung học phổ thông, liệu có bao nhiêu phần trăm các em học sinh bỏ ra đi làm hôm nay có thể trở thành những con người có nghề nghiệp có lý tưởng sống tử tế như con người trong các thời đại trước vẫn sống?

Tôi mặc dầu rất muốn nhưng hơi khó thuyết phục mình rằng nên tin ở những câu trả lời tích cực.

HIỂU SAO VỀ HY VỌNG TUYỆT VỌNG?

Nhân dân đã bị làm hỏng. Một kết luận cực đoan như thế lâu nay trong đầu óc tôi lâu nay cứ hình thành dần dần và tôi ấp úng không dám nói ra, tự nghĩ rằng có lẽ phải tìm được nhiều ví dụ nữa để chứng minh; và quan trọng hơn, phải nghiên cứu để tìm ra cách đổi thay vận mệnh.

Một công trình như thế một hai người làm sao nổi?

Nhưng xin cứ ghi nó ra đây, âu cũng là một cách để sống lại cái tư tưởng mà các nhà tư tưởng nhiều thế kỷ trước đã nói "Con người không bao giờ được phép đầu hàng."

Gần với ta hơn, tôi nhớ có câu của Trịnh Công Sơn "Tôi ơi đừng tuyệt vọng!".

Tuy nhiên, chắc một số bạn cũng như tôi, nhiều lúc nghĩ rằng cái lối tự nhủ như thế, có vẻ như là một cách tự lừa mình, tự an ủi mình để sống cho qua ngày.

Trên đường học hỏi, tôi tìm được một vài ý tưởng hiện đại hơn.

+ Lớp người như tôi ghi tâm khắc cốt "Bài ca hy vọng" của Văn Ký do nghệ sĩ Khánh Vân hát. Từ hồi có mạng, tôi có nghe thêm mấy người khác như Mỹ Bình, Trung Kiên và thẩy Rơ chem pâng là một cái mốc như Khánh Vân.

Nhưng một nam ca sĩ là Lão Nông thì có câu bình luận rất hay: Bài ca hy vọng cũng là bài ca tuyệt vọng.

+ Một nghệ sĩ chèo trứ danh ở Hà Nội được đào tạo từ trước 1945 là bà cả Tam. Bà bảo người diễn viên phải diễn sao cho "trong cái được có cái mất, trong cái vui có cái buồn, trong cái vô vọng có cái hy vọng", thì mới thấu đáo tình người và lẽ đời.

+ Và cái câu tuyệt vời nhất, gần với hoàn cảnh chúng ta hôm nay nhất là mệnh đề kép của của nhà văn Pháp A. Camus, lúc này đây tôi nhớ đại ý :

"Phải từ giã hết mọi hy vọng trần thế thì mới đạt được cái hy vọng chân chính"