Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Thơ Trần Hạ Tháp

Những cuộc chơi bi tráng

 

1.

Bình thản ly độc dược

Không lãng quên món nợ con gà

Trí thức hay trí đức?

Socrates chưa bao giờ tự huỷ

Tam đoạn luận

Đâu nói nhiều hơn thế

 

2.

Thuyết phi lý lao lên

Chóng mặt

Đạp lút ga

Tiếng hét dương trần

A. Camus chưa bao giờ tự huỷ

Triết học những cỗ xe?

Mất thắng

Cảnh báo Dịch hạch

Người lật ngửa giữa mê đồ kinh hiểm

 

3.

Bóp cò nỗi buồn

Xuyên trán

Toé chất xám thời bình

E. Hemingway chưa bao giờ tự huỷ

Làm sao thôi?

Đạn đạo vô hình

Chiến cuộc xoáy vào trong não bộ

Giã từ vũ khí

Bộ nhớ tương tàn vỡ ổ

Chuông nguyện hồn ai khô lệ

 

4.

Kẻ chọn thở hơi ngạt

Thay thán khí ra vào

Từ xác sống?

Hồn đau

Kawabata chưa bao giờ tự huỷ

Ngàn cánh hạc bềnh bồng

Hãy ngước lên

Kawabata nâng mũi cằm hậu thế

Thở và nhìn Xứ tuyết mênh mông

 

(thành nội Huế - 2009)

 

 

Côn Sơn nối lời Nguyễn Trãi

 

1.

Chim gõ kiến liên hồi

Từ bao lâu... Tại sao?

Cho đến tận ngày nay

Núi rừng Côn Sơn còn thức mãi...

 

2.

Không mỏi mệt đêm ngày

Tiếng vọng nhỏ kim đâm

Ai hiểu được?

Kẻ mười năm ngồi khâu sách binh pháp

 

3.

Gõ liên hồi quanh núi

Phải tiếng mõ cầm canh

Vút đi từ quân doanh lộng gió?

Nhọn buốt như đao thương

Còn muôn thuở...

Từ mỏ chim gõ kiến

 

4.

Mấy trăm năm băng băng...

Dòng nhựa nao lòng

Xuyên lớp vỏ trần mình ứa mủ

Không thấy ư?

Trơ bộng cây mù rỗng ruột

 

5.

Cô độc đứng giữa trời bão tố

Ôi hào khí của thơ

Bầu rượu khô như thân cây năm tháng

Lời dặn gì của cha…?

Đã nâng lên nốc cạn

 

6.

Cây rỗng ruột như nền nhà vắng chủ

Râu kẻ sĩ vương đầy dây lá?

Lịch sử nhuộm hồng

Màu lưỡi kiếm đi qua

 

7.

Đàn kiến đục thân

Khuân cạn nhựa sơn hà

Có chữ nào trên lá từng ghi?

Trúc Nam sơn

Không còn người viết kể...

 

8.

Chim gõ kiến đâu phải cầu kinh

Lá không bay trong thơ

Lá vẫn rụng...

Tầng tầng xương mục

 

9.

Sử đã xanh

Sao rừng còn chưa xanh hơn sử?

Người chừng quên...

Sao chim còn gõ kiến bao ngày?

 

10.

Chim đeo vào thân cây

Mặc mây trời bạc trắng

Kẻ sĩ đeo núi sông đất cát vận ngàn năm

 

(thành nội Huế, 1993-2011)

 

 

Cỏ và lọng

"Cỏ mô không đạp dưới chân"

"Lọng mô không bóng che thân quan quyền"(*)

 

Từ chân đất

Trấu tro bé mọn

Mẹ giần sàng...

Ra ngọc bảo hào quang

 

Với di sản

Bằng

U minh vô hạn

Đời giần sàng...

Ra tấm cám heo ăn

 

Sau hồi trống

Xua

Đời về sỏi sạn

Cuộc chia phần...

Dưới lọng ngã bàn cân

 

Trước dấu lặng

Giữa

Trường ca tụ tán

Mọc lời ru...

Chỉ có cỏ không tàn

 

(thành nội Huế - 11/04/2012)

 

 

 

(*)Câu hò của mẹ