Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Khóc cho một người chưa quen

(Rút từ facebook của Lưu Trọng Văn)

 

Sớm nay, gã cùng tiến sĩ Nguyễn Mộng Giao và tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh từ Sài Gòn đi Sa Đéc.

Vẫn những cánh đồng lúa chín, vẫn những hàng dừa, vẫn những dòng sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây rồi rạch Trà Lọt, rạch Cổ Cò, rồi sông Tiền... gã nhìn mà lòng chênh chao nỗi bâng quơ. Đây rồi Nha Mân nơi khi chạy nạn Tây Sơn vua Gia Long buộc phải để lại tất cả cung tần mỹ nữ của mình, để rồi họ nối đời này, đời nọ tạo nên một xứ sở của những cô gái đẹp nhất Nam Bộ, gã cũng nhìn các cô nàng xinh đẹp ấy bên những rặng dừa, bên dòng Sa Giang mà lòng vẫn một nhịp điệu chênh chao nỗi bâng quơ.

Vào chợ Sa Đéc mua mấy bó huệ. Cô bán hoa có đôi mắt to, phong phanh ánh đa tình hỏi gã: - Ông đi viếng ông Cỏ May à?

- Sao em lại hỏi thế?

- Người từ xa lại mua huệ chắc chỉ đi viếng ông Cỏ May.

Gã gật đầu. Cô bán hoa bớt mỗi bó huệ ba ngàn.

Khi gã tới nhà của người mà cô gái gọi là “ông Cỏ May”, bạt ngàn hoa, vòng hoa. Gã liếc đọc, có nhiều hoa của những người nông dân, có nhiều hoa của những sinh viên, có nhiều hoa của các trường học.

Thế rồi khi gã cùng hai ông tiến sĩ đứng trước quan tài và di ảnh của người đàn ông mà cả ba đều chưa hề một lần gặp. Khuôn mặt kia, lạ hoắc với gã. Gã bật khóc.

Ông Bên ơi, chúng tôi đến viếng ông vì một điều giản đơn là trân trọng tấm lòng nhân ái của ông đối với cuộc đời này, đối với dân tộc này. Thế thôi.

Người vợ của ông Bên cứ khóc mãi khi biết gã và tiến sĩ Nguyễn Mộng Giao và tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh chưa một lần gặp mặt chồng bà mà đi 150 cây tới vĩnh biệt chồng bà. Gã nắm bàn tay gầy gò của bà và nói: Anh Bên vẫn luôn ở bên những người yêu đất nước này.

***

Phạm Văn Bên, người sáng lập và là giám đốc điều hành công ty Cỏ May đã bỏ ra 40 tỷ đồng mồ hôi nước mắt của ông xây dựng kí túc xá dành cho những sinh viên có chí học, có tình yêu đất nước mà khó khăn về kinh tế. Rất tiếc khu kí túc xá khang trang ấy cho 432 sinh viên chỉ còn vài tháng nữa thôi sẽ hoàn thành tại trường Đại học Nông lâm TP HCM, thì ông đã ra đi.

Phạm Minh Thiện, con trai ông nói rằng, trước khi mất ông chỉ dặn dò chuyện về kí túc xá, về việc Thiện thay cha thực hiện tốt di nguyện của ông là giúp đỡ về kinh tế cho các sinh viên sống ở kí túc xá, tổ chức sinh hoạt tinh thần tốt cho sinh viên để họ thấy đây là ngôi nhà của mình và tìm nhiều người giỏi hỗ trợ sinh viên nâng cao kiến thức, có nhiều năng lực đóng góp cho xã hội hơn.

Trên tay gã lúc này là bài viết cuối cùng của ông vào xuân Bính Thân 2016 vừa qua, trước khi từ giã cuộc đời mà ông vô cùng yêu thương:

Tôi sẽ cố gắng góp phần xây dựng một thế hệ có tài, có tâm, để ngày sau họ chung tay xây dựng đất nước này... Tôi kêu gọi nhiều người giàu có hãy hướng về cộng đồng đầy lòng nhân ái thể hiện trách nhiệm của mình, hiến tặng lại cho xã hội những gì, hay ít nhất một phần quan trọng mình đã nhận được từ xã hội, làm cho xã hội phát triển và tốt đẹp hơn.

Có như thế, đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta mới phát triển mạnh mẽ, xã hội mới được vững bền, dân tộc mới thêm gắn bó, và đạo đức xã hội mới được nâng cao.

Gã viết trong sổ tang: Ông ra đi khi mà đất nước hơn bao giờ hết cần những tấm lòng nhân ái như ông biết chừng nào.