Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

"Đặc thù" của Văn hóa Việt?

Hà Văn Thịnh

HÀNG VẠN NGƯỜI CHEN CHÚC, GIẪM ĐẠP LÊN NHAU ĐỂ GIỖ TỔ chỉ làm tôi thấy... chán đời hơn!

Biển đảo mất dần, mất mòn chẳng mấy ai hó hé.

Mỗi năm 200 ngàn tỷ đội nón ra định cư nước ngoài cùng con cháu các quan, ít ai thèm ngó.

Nền kinh tế nguy đến mức chẳng còn tiền để đầu tư – làm ra chỉ vừa để chi tiêu và trả... LÃI của nợ chất, nợ chồng; chỉ có vài người băn khoăn một chút gọi là...

Sống trong thời “sưu cao thuế nặng” mà ai cũng vui như tết (?)!

Nếu giẫm đạp lên nhau để từ chối hàng giả, hàng độc của Tàu thì nghe có lý.

Nếu chen chúc để chung sức cùng ngư dân giữ những gì tiên tổ để lại thì ai không thích, không theo?

Cứ làm cái bánh chưng thật to, cứ đổ xô đi Giỗ trong khi đất nước thua cả Lào, cả Campuchia thì là cái lý gì đây?

Thinh Babel nói rất có lý rằng Vua Hùng đâu có tham ăn mà phải làm bánh cho to; một người khác góp ý rất hay rằng sao không chuyển cái “bánh to” ấy thành mấy chục ngàn bánh nhỏ, cúng xong phát cho dân, có phải tốt không…

Ông Thăng thì làm bánh chưng khủng, dự định làm vỉa hè bằng đá hoa cương; ông Nhạ thì nhận Chữ Tàu (Đại Thành) – nhân dịp mừng cái ghế bộ trưởng bộ Học, trong khi nói rất hay về... giáo dục, tiếng Việt, con người Việt...

Tôi biết tin ai bây giờ?

Cách ứng xử đó chẳng khác chi khi mẹ còn sống, chẳng cho ăn – đến khi chết thì giỗ, cúng linh đình để cho oai; để “chứng minh” rằng có “hiếu”...

Tôi từng thấy một người đàn bà trẻ khóc thảm thiết khi chồng chết; rồi, làm đám giỗ thật to để mời các... đối tượng là "dượng tương lai" về ăn, nhậu...

Tôi đã ngồi bên quan tài của chồng cô ấy suốt bốn ngày bốn đêm (khi đó tôi mới ngoài 30 tuổi) nên biết rõ, biết đủ; thậm chí, có lúc tôi đã ước ao rằng lúc mình chết, có ai đó khóc thương mình như thế…

Tôi không hề trách cô ấy, thậm chí là khuyến khích cô ấy tái giá sớm, mà chỉ băn khoăn rằng đám giỗ chồng, chẳng phải là chỗ để mời những người tình mới nâng li…

Có lẽ cần phải ngâm cứu "đặc thù" của Văn hóa Việt?

Nguồn: FB Hà Văn Thịnh