Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Quán phở Gạc Ma – Trường Sa và cuốn sách Gạc Ma – Vòng tròn bất tử

Nguyễn Văn Phước

 

I. Khai trương quán phở Gạc Ma – Trường Sa tại Qui Nhơn

Lê Minh Thoa là cựu binh Gạc Ma có mặt trên tàu HQ 604 trong chiến dịch “CQ 88” lịch sử. Sáng 14.3.1988, khi những chiến sĩ hải quân Việt Nam quả cảm ngã xuống vẫn còn chuyền tay bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng trong trận chiến không cân sức ở bãi đá ngầm Gạc Ma, thì anh làm nhiệm vụ dưới hầm máy tàu HQ 604. Cũng như đồng đội trên bãi đá, tàu vận tải HQ 604 trở thành mục tiêu tấn công hủy diệt của tàu chiến Trung Quốc. Con tàu HQ 604 bị hỏa lực pháo phòng không 100 mm hạ nòng bắn thẳng ở cự ly gần. Hầm máy bị đạn pháo xuyên toác vỡ toang, nước biển ùa ập vào. Áo quần trên người bốc cháy, Thoa bật lên boong tàu, phóng mình xuống biển để dập lửa cháy phỏng: “Lúc đó, xung quanh tôi, anh em ngụp lặn chới với. Đạn pháo quân thù cắm xuống mặt biển bắn nước tung tóe, từng loạt đạn 60 mm, 37mm bay sát rạt qua đầu. Các anh em người chụp được can nước, có người níu mảnh ván vỡ ra, người bị trúng đạn chết ngay máu loang trên biển. Tôi may mắn lặn dưới mặt nước biển hai tay bám vào cuống hai quả bí ngô (là thực phẩm trên tàu HQ 604) và nhờ vậy thoát được những làn đạn đại liên hung hãn quét sát mặt biển.

Mãi đến 5g chiều 14/3, khi Thoa trồi lên để thở thì bị quân Trung Quốc trên thuyền nhôm đi tuần phát hiện, chúng xả súng bắn xung quanh một hồi, vẫn không thấy động tĩnh gì. Lúc đó Thoa đã quá mệt. Thoa là một trong chín chiến sĩ Gạc Ma sống sót bị Trung Quốc bắt làm tù binh. Sau hai ngày một đêm, chúng chở các chiến sĩ Gạc Ma về đảo Hải Nam tra hỏi, rồi chuyển về nhà tù Quảng Châu giam giữ ròng rã 3 năm 9 tháng. Vào một buổi sáng đầu tháng 9/1991, các chiến sĩ ngạc nhiên khi lần đầu được ăn một bữa cơm tươi trong tù. Sau đó mọi người mới mừng vui khi biết là được trao trả về nước trong đợt trao đổi tù binh. Với thương tật 11%, Thoa vẫn quay về Quân chủng Hải quân Lữ đoàn 125 đóng ở Tân Cảng Sài Gòn. Tháng 11.1996, anh ra quân với quân hàm trung úy. Gần đây qua chụp phim, Thoa mới biết mình còn một mảnh đạn pháo còn găm trong đầu chờ phẫu thuật.

Thoa đã từng vật lộn vất vả trước cánh cửa hành chính tiếp nhận thủ tục thương binh 27 năm liền. Trong số các cựu binh Gạc Ma từng là tù binh từ Trung Quốc về nước, có bốn người được chứng nhận thương binh. Riêng anh, với nhiều vết thương ở hàm, bàn tay, thái dương trái, vai trái, chân phải… vẫn vô vọng tìm kiếm cách giám định và chứng thực lại thương tật. 

Cơ quan chính sách của chính quyền yêu cầu tôi phải có giấy chứng thương khi bị thương. Nhưng khi tôi bị thương là phải ở tù 3, 4 năm bên Trung Quốc làm sao ai chứng thương cho tôi? Bên Trung Quốc chắc chắn là khôngbao giờ chứng thương cho những vết thương chúng gây ra cho tôi rồi!?.

Cho đến khi được truyền thông đưa tin khi vào TP.HCM dự buổi đấu giá bức tranh Gạc Ma – Vòng tròn bất tử và Đại lễ Tưởng niệm – Cầu siêu cho 64 Liệt sĩ Gạc Ma tại chùa Vĩnh Nghiêm vào ngày 22/7 năm ngoái, từ tháng 8/2015, Thoa mới được chứng nhận là cựu tù chính trị, được hưởng chế độ dành cho người bị tù đày mỗi tháng 791.000 đồng.

clip_image002

Anh Thoa (thứ hai từ phải qua) cùng các cựu binh Gạc Ma được mời vào dự đêm đấu giá tranh Gạc Ma – Vòng tròn bất tử và Đại Lễ Tưởng niệm – Cầu siêu 64 liệt sĩ Gạc Ma tại chùa Vĩnh Nghiêm ngày 22/7/2015. Ảnh: Trọng Quân

Hiện Thoa vẫn âm thầm đánh vật với cơm áo, gạo tiền. Gánh phở bình dân Trường Sa đặt trên vỉa hè trước nhà nuôi cha mẹ và ba đứa con nhỏ đắp đổi qua ngày, nay đã được đổi tên là Phở Gạc Ma – Trường Sa với bảng hiệu mới khang trang hơn, lấy nền là bức tranh Gạc Ma – Vòng tròn bất tử mà công ty First News gửi tặng theo nguyện vọng của anh Thoa trong đợt công tác ra Qui Nhơn đầu tháng 3 vừa rồi. “Trước nay quán phở chỉ bán buổi sáng vì neo người, nhưng từ khi mang tên Phở Gạc Ma – Trường Sa để nhớ về những người đồng đội mãi mãi không bao giờ trở về, gia đình sẽ sắp xếp để có thể bán cả ngày trong thời gian tới. Nếu có lời, tôi sẽ trích một phần tiền bán phở để hỗ trợ các anh em cựu binh và các gia đình liệt sĩ Gạc Ma trong những lúc khó khăn. Tuy cuộc sống tôi còn nhiều vất vả, nhưng so với 64 đồng đội đã ngã xuống biển khơi tại Gạc Ma ngày 13/3/1988, tôi còn may mắn hơn rất rất nhiều. Anh Thoa mỉm cười hồn nhiên chia sẻ với chúng tôi như vậy.

 clip_image001

Cựu binh Gạc Ma Lê Minh Thoa (bìa phải) cùng anh em công ty sách First News – Trí Việt  trong ngày khai trương quán phở Gạc Ma – Trường Sa tại 5D Tăng Bạt Hổ, Qui Nhơn. Ảnh: Quang Lâm

II. Sẽ cắt bỏ những phần “chưa kiểm chứng” nếu có yêu cầu chính đáng để cuốn sách tri ân liệt sĩ sớm được xuất bản

Liên quan đến cuốn sách “2 năm 13 NXB” tri ân Liệt sĩ Gạc Ma – Vòng tròn bất tử mà First News – Trí Việt cùng Thiếu tướng Lê Mã Lương thực hiện, sau khi Cục trưởng Cục Xuất bản – Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị lập một Hội đồng lịch sử của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Hải quân để thẩm định về các chi tiết trong cuốn sách này. First News đã hội ý với các tác giả và Thiếu tướng Lê Mã Lương và tất cả đã đồng ý cắt bỏ những thông tin và những tấm ảnh “chưa được kiểm chứng” nếu có yêu cầu chính đáng để cuốn sách nghĩa tình và tri ân Liệt sĩ Gạc Ma này được sớm xuất bản.

clip_image003

Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam, chủ biên cuốn sách đặc biệt này, đã phát biểu nêu rõ quan điểm của mình: “Cách đây vài ngày tôi có trình bày cuốn sách và được sự ủng hộ nhiệt tình của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chúng ta đưa tin đúng với lịch sử là điều cần thiết và là mong đợi của toàn dân, ở trong và cả ngoài nước. Đó cũng chính là mong muốn của nhiều thế hệ và các gia đình có người thân đã hy sinh mạng sống của mình vì sự độc lập, chủ quyền của dân tộc. Ý kiến của Cục Xuất bản về cho lập Hội đồng Lịch sử của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Hải quân để thẩm định các chi tiết cuốn sách tri ân liệt sĩ Gạc Ma là một điều không tưởng. Và có lẽ phải chờ vài chục năm nữa hội đồng đó cũng chưa ra đời và cuốn sách tri ân liệt sĩ cũng không thể xuất bản được. Bởi vì tôi đã phục vụ và làm việc ở Quân đội gần 50 năm và biết rất rõ ở Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Hải quân không có hội đồng thẩm định đó. Bản thân tôi đã là tác giả viết trên 30 cuốn sách về đề tài chiến tranh và có những sự việc chỉ có mình tôi chứng kiến thì không một ai có thể đủ hiểu biết và trách nhiệm để thẩm định thay tôi cả. Và tôi – tác giả là người chịu trách nhiệm về những điều tôi viết. Các nhà báo tác giả cuốn sách là những người đã lặn lội trực tiếp đi gặp phỏng vấn các gia đình Liệt sĩ Gạc Ma và các chiến sĩ bị Trung Quốc bắt để ghi lại tường tận các sự việc. Không ai hơn người trong cuộc, vì đó là sự thật đã xảy ra mà chỉ có người đó chứng kiến. Sau ngày 14/3/1998, trừ những người trong cuộc, có mặt chứng kiến trận thảm sát bi thương đó, rất ít người bên ngoài biết tường tận sự việc. Chỉ cho đến khi chính Trung Quốc công bố đoạn clip ghi lại sự thật cuộc thảm sát Gạc Ma đó, chúng ta mới lắp rắp đầy đủ toàn cảnh và rất đúng với những chi tiết và câu chuyện những cán bộ chiến sĩ hải quân còn sống đã kể lại và được ghi lại trong sách. Nên nhớ rằng chính Trung Quốc công bố sự thật trận thảm sát trước – chứ không phải chúng ta – thì sao chúng ta phải quá e ngại và lo sợ khi tôn vinh, tri ân những người liệt sĩ đã ngã xuống vào ngày hôm đó?

Tất cả những chi tiết và hình ảnh trong sách đều trích nguồn, chính tôi đã đọc và tìm hiểu rất kỹ về tính xác thực. Trong phần phụ lục có những bài phân tích luật biển quốc tế và chiến lược quân sự của những nhà học giả, khoa học nước ngoài cùng với những tấm ảnh chụp đảo Gạc Ma năm 2014 đang được Trung Quốc bồi đắp và xây dựng đường băng, căn cứ quân sự chụp từ vệ tinh của Kyodo – Nhật Bản và Philippines đã công bố trên các tờ báo uy tín của họ. Vì Việt Nam chúng ta chưa có vệ tinh, nên chúng ta phải sử dụng các tấm không ảnh này. Nếu có yêu cầu chính đáng, chúng tôi sẽ cắt bỏ phần này và đồng ý Nhà xuất biên tập lại để cuốn sách sớm được ra đời.

Nếu ai đã từng gặp, tiếp xúc với các gia đình liệt sĩ Gạc Ma, và các cựu binh Gạc Ma bị Trung Quốc bắt mới hiểu được trong suốt 28 năm qua họ đã sống vất vả, đau khổ vì những mất mát không thể nào bù đắp được. Cuốn sách Gạc Ma – Vòng tròn bất tử được xuất bản sẽ là một nguồn động viên tinh thần lớn lao không chỉ đối với các cựu binh Gạc Ma, 64 gia đình liệt sĩ đã mất con, mất chồng, mất cha vì biển đảo quê hương, mà còn là sự hiểu biết rất cần có của nhiều thế hệ người Việt Nam chúng ta.

Tôi – một vị tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam dày dạn kinh nghiệm trận mạc, với tất cả hiểu biết và trải nghiệm chiến trường bằng xương máu của chính mình – có thể khẳng định chắc chắn rằng: Trên thế giới không có một Hội đồng lịch sử nào có thể thay thế được nhân chứng lịch sử được! Bởi vì khi xảy ra sự việc, họ không hề có mặt ở đó, thì sao đủ thẩm quyền và hiểu biết để thẩm định tính xác thực của sự việc được? Bất kỳ một Hội đồng lịch sử nào mà không đặt lợi ích của người dân, của dân tộc và quốc gia lên trên hết và không trân trọng sự hy sinh của người lính thì đều là vô nghĩa hết. Và Lịch sử – cũng như Sự thật – chỉ có một, không thể có hai. Và đôi lúc sự thật không thuộc về số đông.