Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Người phụ nữ trong vụ án mờ

(Rút từ facebook của Người Buôn Gió - Bùi Thanh Hiếu)

Trong ngành điều tra, xét xử của Việt Nam có một từ tên là ''án mờ''.

Án mờ là những vụ án không thể điều tra được vì không có dấu vết trong các vụ án hình sự. Án mờ còn là những vụ án dính dáng tới những quan chức cao cấp hay an ninh chính trị không thể đưa ra làm rõ.

Đến nay thì vụ án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và đồng bọn Nguyễn Thị Minh Thuý đã trở thành một vụ án mờ. Sau những màn bắt bớ khẩn cấp, khám xét, rồi kết luận điều tra, cáo trạng rầm rĩ thì vụ án rơi vào yên lặng một cách bí hiểm. Không ai biết tiến trình của vụ án này sẽ thế nào, đến nay thân nhân những bị cáo và các luật sư bào chữa còn không nắm được hồ sơ của vụ án này đang ở đâu.

Nếu như Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh là một người dạn dày và am hiểu các thủ thuật điều tra của cơ quan an ninh, thì người đồng vụ với anh là chị Nguyễn Thị Minh Thuý lại hoàn toàn không có những kinh nghiệm ấy.

Nguyễn Thị Minh Thuý sinh năm 1980, quê quán Hưng Yên, đã ly dị chồng và một mình nuôi hai đứa con nhỏ, là nhân viên kế toán. Theo thông tin từ báo chí đưa thì Thuý đã nghe chỉ đạo của Nguyễn Hữu Vinh đưa những bài viết đăng trên trang Anhbasam.

http://infonet.vn/vi-sao-anh-ba-sam...

Bản cáo trạng sau này nói rằng Nguyễn Hữu Vinh thực hiện đăng ký các trang mạng, tạo mật khẩu và cung cấp mật khẩu cho Thuý, chỉ đạo Thuý đưa những bài viết mà Nguyễn Hữu Vinh muốn đưa.

Phần tội danh của Thuý trong cáo trạng mô tả sơ sài, thiếu thuyết phục. Căn cứ trên bản cáo trạng thì Nguyễn Thị Minh Thuý chỉ là đồng phạm , không phải chủ mưu, thực hiện một cách thụ động.

Việc kết luận điều tra cũng như bản cáo trạng khép Nguyễn Thị Minh Thuý cùng chung với Nguyễn Hữu Vinh khung hình phạt là khoản 2 điều 258 có mức phạt tù từ 2 đến 7 năm là một việc làm khiên cưỡng của những người điều tra mà cả viện kiểm sát lẫn toà án đều tiếp tay làm ngơ.

Nếu điều tra một cách đúng tình, đúng lý thì Nguyễn Thị Minh Thuý không thể cùng chung khung hình phạt với người chủ mưu là Nguyễn Hữu Vinh. Đây là điều bất công trong vụ án này đối với chị Nguyễn Thị Minh Thuý, người phụ nữ đơn thân đang phải nuôi hai con nhỏ.

Tất nhiên nếu có một phiên toà, trong cùng khung hình phạt này toà án sẽ xử Nguyễn Thị Minh Thuý mức án thấp hơn Nguyễn Hữu Vinh. Lúc đó dư luận chỉ chú ý đến mức án khác nhau và họ quên mất một điểm trước đó là cả hai người trong cáo trạng quy vào một khung hình phạt giống nhau.

Tại sao cơ quan tố tụng không đưa Nguyễn Thị Minh Thuý vào khoản 1 ngay từ đầu, mà phải đưa ngang bằng Nguyễn Hữu Vinh là vào khoản 2 điều 258?

Đây là một câu hỏi lẽ ra các luật sư và dư luận cũng như gia đình của chị Nguyễn Thị Minh Thuý phải cực lực lên án các cơ quan tố tụng ở vụ án này. Bởi đó là một âm mưu đê hèn của cơ quan điều tra an ninh Bộ Công An Việt Nam.

Nếu vào khoản 1 điều 258 quy định rằng người phạm tội bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, thì Nguyễn Thị Minh Thuý phải được xét xử khi chưa đến 6 tháng bị tạm giam. Sở dĩ là 6 tháng vì có tội thế nào ra toà mới rõ, để đảm bảo cho bị cáo, luật đã quy định thời hạn tạm giam không thể quá mức thấp nhất của khung hình phạt.

Nhưng trọng vụ án này, cơ quan điều tra đã không khai thác được bằng chứng từ Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Nên họ đã đưa Nguyễn Thị Minh Thuý vào cùng khung hình phạt, để hợp thức hoá việc tạm giam kéo dài người đồng phạm thụ động này với người chủ mưu. (Lưu ý, việc dùng từ bị cáo, đồng phạm, chủ mưu là căn cứ trên bản cáo trạng của cơ quan tố tụng đưa ra).

Cơ quan an ninh nghĩ rằng việc giam giữ kéo dài một người phụ nữ phải nuôi hai con nhỏ sẽ có những thuận lợi cho họ. Thứ nhất là người phụ nữ này sẽ hoang mang, suy sụp, nhận mọi điều mà cơ quan an ninh đặt ra. Thứ hai là thông qua việc giam giữ Nguyễn Thị Minh Thuý sẽ khủng bố tinh thần Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, khiến Vinh phải lo nghĩ và nhanh chóng chấp nhận những cáo buộc của an ninh điều tra đưa ra.

Lẽ ra một pháp luật minh bạch và nhân đạo người ta sẽ xét đến hành vi đồng phạm thụ động của Thuý và tình cảnh đáng thương là bà mẹ đơn thân nuôi hai con nhỏ, kinh tế khó khăn để xử lý đúng người, đúng tội, vừa khách quan, nghiêm minh vừa nhân đạo. Đằng này cơ quan an ninh điều tra lại lợi dụng hoàn cảnh đáng thương của Thuý, dùng thủ đoạn nâng khung hình phạt để kéo dài hợp thức hoá thời gian giam giữ Nguyễn Thị Minh Thuý nhằm mục đích khủng bố tinh thần bị cáo , buộc bị cáo phải theo những yêu cầu mình muốn.

Hành xử pháp luật như vậy khác nào khủng bố hay bọn Maphia bắt cóc con tin, bắt cóc phụ nữ, trẻ em.

Đề nghị các ông Lý Anh Dũng, quyền thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An và các ông điều tra viên Hoàng Văn Hưng, Đinh Tiến Mạnh lập tức từ bỏ thủ đoạn hèn hạ đối với chị Nguyễn Thị Minh Thuý, một người mẹ đơn thân đang phải nuôi hai đứa con nhỏ, đưa Nguyễn Thị Minh Thuý ra khỏi âm mưu chính trị trong vụ án nhơ nhớp này.

Đề nghị ông Nguyễn Tố Toàn phó viện trưởng viện kiểm sát tối cao không được tuỳ tiện, tiếp tay cho cơ quan an ninh điều tra để khủng bố tinh thần phụ nữ, trẻ em.

Thiết nghĩ các ông đều là con người, có gia đình con cái, có nhận thức xã hội và trên hết là kiến thức pháp luật. Các ông là nam nhi, có quyền chức. Nếu để người đời nghĩ rằng mọi thứ các ông đang có như chức vụ, cấp bậc đều do giẫm đạp vào những số phận của người phụ nữ, người mẹ, những đứa trẻ con, thì đó là điều bạn bè, họ hàng của các ông sẽ ám ảnh trong đầu không phải chỉ một thế hệ.

Nếu tài giỏi thì đã đấu trí được với người cựu đồng chí của mình là Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đang trong vòng tay giam giữ, khống chế của các ông. Hành vi phải dùng người mẹ như chị Nguyễn Thị Minh Thuý để làm con bài gây áp lực khủng bố trong vụ án này là hành vi đốn mạt. Tất cả những ai có lương tri, có một chút niềm tin tín ngưỡng, nhân quả đều không chấp nhận được.

Xét theo tính chất vụ án và những mô tả trong cáo trạng thì việc giam giữ 17 tháng tù với Nguyễn Thị Minh Thuý là tuỳ tiện, đề nghị cơ quan tố tụng nước CHXHCN Việt Nam phải lập tức huỷ bỏ biện pháp giam giữ với Nguyễn Thị Minh Thuý.

Để bị cáo Nguyễn Thị Minh Thuý tại ngoại chăm sóc con đến khi có phiên toà xét xử, đó là hành động cứu gỡ danh dự, uy tín cho hệ thống pháp luật vốn dĩ ngày một mất niềm tin trong nhân dân như hệ thống pháp luật CNXH do Đảng lãnh đạo, hay nói cách khác là do một số lãnh đạo cao cấp của Đảng lợi dụng làm công cụ phục vụ lợi ích cho cá nhân mình.

Rất mong các cơ quan tổ chức nhân quyền, các tổ chức báo chí, các cá nhân hoạt động nhân quyền đăc biệt là phụ nữ, bà mẹ, trẻ em... chú trọng đến trường hợp bất công của chị Nguyễn Thị Minh Thuý trong vụ ''án mờ'' này.