Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

VÌ SAO TÔI GIA NHẬP VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP? – Trả lời của nhà văn Trương Anh Thụy

(Trả lời Tạp chí HARPER’S MAGAZINE, Hoa Kỳ)

Ngay từ trước khi lên nắm chính quyền vào năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã muốn đem những quy luật về “hiện thực xã hội chủ nghĩa” áp đặt lên nền văn nghệ của Việt Nam chống lại phong trào lãng mạn đang thịnh hành vào lúc bấy giờ. Đảng còn cho “nhà ý thức hệ” chính của họ hồi đó, Trường Chinh, tóm lược những quy luật ấy trong một cuốn sách nhỏ, Đề cương văn hóa Việt Nam (1943). Việc quay ngoặt đường lối văn nghệ này được các văn nghệ sĩ trong vùng Việt Minh chấp nhận phần nào để phục vụ mục đích tuyên truyền trong suốt cuộc Kháng chiến chống Pháp, 1946-1954. Nhưng một khi bộ đội của ông Hồ chiến thắng và lấy lại Hà Nội thì các văn nghệ sĩ đã mau chóng sáng lập ra hai tạp chí bất đồng chính kiến, Nhân Văn Giai Phẩm, trong một nỗ lực đảo ngược cái trào lưu tù túng trên. Tuy nhiên, mặc dầu rất can trường, phong trào Nhân Văn Giai Phẩm này đã chỉ sống được khoảng hai năm rồi những người lãnh đạo nhóm này đã bị đàn áp rất thô bạo và có người đã bị tuyên án tù tới 15 năm.

Sau đó, văn học Việt Nam dưới thời Cộng sản ở miền Bắc trở nên độc điệu một cách đau đớn – toàn màu hồng và ca tụng Đảng và Bác và hằn học, độc ác đối với những ai bất đồng chính kiến. Văn học mất biến đi như một nghệ thuật ở Việt Nam, trong đầy đủ ý nghĩa của nó.

Tình trạng tệ hại đến nỗi vào năm 1987, ông Nguyễn Văn Linh, lúc bấy giờ là Tổng bí thư Đảng, đã phải kêu gọi “cởi trói,” để đảo ngược tình hình. Điều này đã mang lại một sự phục hưng nào đó trong văn nghệ, nhưng rồi cũng như phong trào trước, chỉ khoảng hai năm sau là sự phục hoạt đó đã bị ngưng khi các xiềng xích lại được khóa lại. Làm cho thân phụ của Trần Mạnh Hảo, một nhà văn bất đồng chính kiến nổi tiếng, đã phải thốt ra: “Văn học gì mà lại có thể cởi trói rồi khóa lại như một con (chó?) súc vật vậy?”

Văn-đoàn Độc-lập là phản ứng của một số nhà văn biết tự trọng, họ không chấp nhận con đường độc nhất mở ra cho họ ở Việt Nam, có nghĩa là phải thuộc Hội Nhà văn (của Nhà nước) nếu muốn được xuất bản – vì tất cả các báo ở Việt Nam (toàn bộ 700 tờ và tạp chí, tập san) cũng như tất cả các nhà xuất bản đều nằm trong tay chính quyền.

Là một nhà văn ở hải ngoại, tôi không bị những kềm kẹp như các bạn tôi ở quê nhà. Nhưng tôi muốn góp thêm tiếng nói của tôi trong tinh thần đoàn kết với các đồng nghiệp của tôi để nhấn mạnh rằng tự do tư tưởng là một quyền của Thượng Đế cho chúng ta, mà nếu không có thì chúng ta chỉ còn là nô lệ hay văn nô mà thôi.

Và cũng vì là một nhà văn nữ, tôi rất muốn phát huy các tiếng nói phụ nữ trong văn học, đặc biệt những tiếng nói trẻ và can trường như Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Phương Uyên, Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên và Lê Việt Kỳ Nhi mà cuốn sách Ước Mơ Của Thủy vừa mới được xuất bản ở hải ngoại. Trường hợp Đỗ Thị Thoan, bút hiệu Nhã Thuyên, cách đây ít lâu cho thấy cái thiên kiến nặng nề trong xã hội đối với các nhà văn nữ ở Việt Nam: là giảng viên ở Đại học Sư phạm Hà Hội, cô đã viết một luận án về “Nhóm Mở Miệng,” được điểm cao nhất mà người ta có thể đoạt được, 10 điểm trên 10. Mặc dầu vậy, ba năm sau, cô bị chỉ trích trên mặt báo là ủng hộ “thơ phản động.” Cô bị lấy lại bằng, bị đuổi không được dạy nữa và cả đến vị giáo sư hướng dẫn luận án của cô cũng bị mất việc! Rõ ràng là một trường hợp như vậy không thể chấp nhận được và chúng tôi ở hải ngoại có bổn phận phải lên tiếng thay cho họ.

Cuối cùng, là một thành viên của Văn Đoàn Độc Lập tôi đã có vinh dự làm việc bên cạnh những ngôi sao sáng trong văn học Việt Nam như nhà văn Nguyên Ngọc và những người bạn mà tôi đã gặp ở Hoa kỳ như các anh Tiêu Dao Bảo Cự và Bùi Minh Quốc bên cạnh nhiều nhà văn khác mà tôi vẫn từng khâm phục. Phấn đấu trong một chế độ tự coi mình là “chuyên chính vô sản,” những tiếng nói can đảm này đáng để cho chúng ta kính nể. Sự vĩ đại của văn học Việt Nam, ngày nào mà nó được nhìn nhận, thì chắc chắn phải là đến từ ngòi bút (hay máy điện tử) của những nhà văn, nhà thơ chân chính này.

Trương Anh Thụy

Ngày 1 tháng 9, 2015

ĐỂ THAM KHẢO:

Tôi là Trương Anh Thụy, viết văn, làm thơ, sống ở Hoa-kỳ. Tác phẩm: bộ trường thiên tiểu thuyết Chuyển Mùa đã đoạt giải văn học của “Hội Thế giới Y sĩ Việt Nam Tự do” năm 2004. Phần I của cuốn sách Trạm Nghỉ Chân – đã được Giáo-sư Nguyễn Đình Hòa điểm sách trong tập san nổi tiếng WLT (World Literature Today, “Văn-học Thế-giới Hôm nay,” xuất bản ở Norman, Oklahoma). Tôi cũng được biết đến qua tập thơ sử thi, Trường Ca Lời Mẹ Ru, được dịch giả Nguyễn Ngọc Bích dịch sang tiếng Anh dưới tên A Mother’s Lullaby và họa sĩ Võ Đình minh họa. Tác phẩm của tôi cũng được nhắc đến trong sách The Oxford Companion to Women’s Writings in the United States (“Từ Điển Oxford về Văn Học Phụ Nữ ở Hoa Kỳ,” in ra năm 1995).

RESPONSE TO HARPER’S MAGAZINE:

“Why did you join the Vietnam League of Independent Writers?”

Even before coming to power in 1945, the Communist Party of Vietnam had already wanted to impose the rules of socialism onto art and literature in reaction to the bourgeois romanticism in vogue at the time. The party even went so far as to have their primary ideologue, Truong Chinh, summarize those rules in a small book, De cuong van hoa Viet Nam (A Cultural Program for Vietnam, 1943). This abrupt reorientation of the arts was reluctantly accepted by the writers, poets and artists in the Viet Minh zone for the sake of propaganda efforts in the Anti-French Resistance War from 1946-1954. Once Ho Chi Minh's forces prevailed and retook Hanoi from the French, artists and writers quickly came together to create two major dissident publications, "Nhan Van" (Humanism) and "Giai Pham" (Masterpieces), in an effort to reverse the oppressive tide. Known as the Nhan Van-Giai Pham Affair, their valiant efforts, however, were short-lived lasting only two short years as the groups’ leaders were crushed pitilessly with some sentenced to jail for as many as 15 years.

Thereafter the literature under communism in Vietnam became painfully uniform – rosily optimistic and eulogistic of the communist party, while vindictive and hateful towards dissidences. Vietnamese literature simply became a lost art, in its truest sense. So much so that in 1987, Nguyen Van Linh, the then Secretary General of the Communist Party of Vietnam, had to call for "an unfettering of the chains," swinging the proverbial pendulum. This brought about a renaissance of sorts for the arts, but as with the previous movement, it quickly lost steam a couple years later when the chains were again reinstated. The father of a famous dissident writer, Tran Manh Hao, was so shocked that he poignantly asked: "What kind of literature is that when it can have its chains unlocked and relocked, like a dog?"

The Vietnam League of Independent Writers was a reaction by self-respecting writers who no longer accepted the unique path open to them in Vietnam, i.e. belonging to the official Writers Union if one wants to get published – since all publications (some 700 of them) and all publishing houses are in the hands of the government.

As a Vietnamese writer abroad I am of course not subject to these restrictions found in the old country. But I want to add my voice in solidarity with my colleagues back home so as to reinforce the idea that freedom of thought is a God-given right without which all writers would be reduced to slaves or knaves.

And as a woman writer I am also interested in promoting women's voices in our literature, especially young and courageous voices like Huynh Thuc Vy, Nguyen Phuong Uyen, Ta Phong Tan, and Le Viet Kynhi (whose The Dream of Thuy is newly off the press). The case of Do Thi Thoan, pen-name Nha Thuyen, a few years back is illustrative of the severe bias against women writers in Vietnam: a lecturer at Hanoi National University of Education, she wrote a dissertation on the "Open Mouth school of poetry" (Nhom Mo Mieng) for which she got the highest grade that anyone can get, 10 out of 10. Three years later, however, she was criticized in the press for supporting "reactionary" poetry, had her degree revoked, was thrown out of her teaching position, and even the professor overseeing her thesis got dismissed from her post. Clearly, such a situation is intolerable and we in the Diaspora have the duty to speak up on their behalf.

Finally as a member of the Vietnam League of Independent Writers I have had the distinct honor of working alongside literary luminaries like Mr. Nguyen Ngoc and friends I have met in the U.S. such as Tieu Dao Bao Cu and Bui Minh Quoc and so many other writers whose work I have long admired. Struggling as they do in a self-proclaimed "proletarian dictatorship," these courageous voices command our respect. The greatness of Vietnamese literature, should it ever be recognized, will no doubt come from the pen (or laptop) of these authentic writers.

FOR REFERENCE:

My name is Truong Anh Thuy, a poet-cum-novelist living in the U.S. (Virginia). Mymajor work, the trilogy Chuyen Mua ("Changing Seasons") won the literary prize awarded by the Vietnamese Medical Association of the Free World in 2004 after its first part (Tram Nghi Chan – Rest Area) was reviewed in WLT (World Literature Today published in Norman, Oklahoma). I am also known for my small epic, Truong Ca Loi Me Ru ("A Mother's Lullaby"), translated into English by Nguyen Ngoc Bich and illustrated by Vo Dinh Mai. My works are mentioned in The Oxford Companion to Women's Writings in the United States (1995).